Cựu lãnh đạo Myanmar San Suu Kyi bị chuyển sang quản thúc tại gia

VOV.VN - Chính quyền quân sự Myanmar cho biết, bà Aung San Suu Kyi đã được chuyển từ nhà tù sang quản thúc tại gia vào ngày 16/4.

Phát ngôn viên của quân đội Myanmar, Thiếu tướng Zaw Min Tun cho biết: “Vì thời tiết nóng bức nên chính quyền cần các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ các tù nhân khỏi bị say nắng, đặc biệt là các tù nhân lớn tuổi. Chính vì thế việc quản thúc tại gia không chỉ áp dụng riêng với bà Aung San Suu Kyi”.

Bà Aung San Suu Kyi, 78 tuổi, cựu cố vấn cao cấp nhà nước Myanmar đã bị quân đội nước này giam giữ kể từ biến cố chính trị xảy ra sau cuộc tổng tuyển cử năm 2021. Bà Suu Kyi phải đối mặt với án tù 27 năm vì các tội như phản quốc, hối lộ, vi phạm luật viễn thông… Bà Suu Kyi phủ nhận tất cả các cáo buộc của tòa án.

Vào tháng 2 năm nay, con trai bà Kim Aris cho biết, bà Suu Kyi bị biệt giam nhưng vẫn có tinh thần tốt dù sức khỏe không còn tốt như trước.

Ngoài bà Suu Kyi, cựu Tổng thống Myanmar U Win Myint cũng được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia. Trước khi được chuyển sang hình thức quản thúc tại gia, bà Suu Kyi bị giam ở một nhà tù tại thủ đô Naypyitaw.

Đây là lần thứ 2 bà Suu Kyi phải chịu hình thức quản thúc tại gia. Trong giai đoạn từ năm 1989 – 2010, con gái của anh hùng giành độc lập cho Myanmar Aung San cũng bị giam lỏng. Năm 1991, bà được trao giải Nobel Hòa Bình.

Chính quyền quân sự tại Myanmar hiện đang phải đối mặt với rất nhiều sức ép từ cộng đồng quốc tế cũng như các nhóm nổi dậy trong nước.

Quân đội Myanmar rút lui khi phe nổi dậy kiểm soát thị trấn biên giới Thái Lan

VOV.VN - Khoảng 200 quân nhân Myanmar đã rút lui đến một cây cầu dẫn sang Thái Lan ngày 11/4 sau cuộc tấn công kéo dài nhiều ngày của lực lượng kháng chiến chống chính quyền quân sự. Lực lượng này tuyên bố đã giành quyền kiểm soát thị trấn biên giới quan trọng Myawaddy, đánh dấu thành quả mới nhất trong chuỗi chiến thắng của phe nổi dậy.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các lực lượng Myanmar giao tranh dữ dội, Thái Lan đặt trong tình trạng báo động
Các lực lượng Myanmar giao tranh dữ dội, Thái Lan đặt trong tình trạng báo động

VOV.VN - Truyền thông Thái Lan hôm nay (7/4) đưa tin lực lượng cảnh sát, quân đội nước này đã được đặt trong tình trạng báo động, trong bối cảnh giao tranh giữa Quân đội Myanmar và các lực lượng nổi dậy ở khu vực giáp biên giới với Thái Lan diễn biến căng thẳng.

Các lực lượng Myanmar giao tranh dữ dội, Thái Lan đặt trong tình trạng báo động

Các lực lượng Myanmar giao tranh dữ dội, Thái Lan đặt trong tình trạng báo động

VOV.VN - Truyền thông Thái Lan hôm nay (7/4) đưa tin lực lượng cảnh sát, quân đội nước này đã được đặt trong tình trạng báo động, trong bối cảnh giao tranh giữa Quân đội Myanmar và các lực lượng nổi dậy ở khu vực giáp biên giới với Thái Lan diễn biến căng thẳng.

Myanmar có thể sẽ không tổ chức bầu cử trên toàn quốc
Myanmar có thể sẽ không tổ chức bầu cử trên toàn quốc

VOV.VN - Ngày 25/3, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing cho biết, nước này có kế hoạch tổ chức một cuộc bầu cử sau khi đạt được hòa bình và ổn định, nhưng có thể cuộc bầu cử sẽ không diễn ra trên toàn quốc.

Myanmar có thể sẽ không tổ chức bầu cử trên toàn quốc

Myanmar có thể sẽ không tổ chức bầu cử trên toàn quốc

VOV.VN - Ngày 25/3, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing cho biết, nước này có kế hoạch tổ chức một cuộc bầu cử sau khi đạt được hòa bình và ổn định, nhưng có thể cuộc bầu cử sẽ không diễn ra trên toàn quốc.

Xung đột có thể leo thang sẽ đẩy Myanmar rơi vào khủng hoảng tồi tệ
Xung đột có thể leo thang sẽ đẩy Myanmar rơi vào khủng hoảng tồi tệ

VOV.VN - Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (UNOCHA) cho biết, xung đột giữa các phe phái ở Myanmar đã khiến hơn 2,7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và hơn 18,6 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo trong năm 2024.

Xung đột có thể leo thang sẽ đẩy Myanmar rơi vào khủng hoảng tồi tệ

Xung đột có thể leo thang sẽ đẩy Myanmar rơi vào khủng hoảng tồi tệ

VOV.VN - Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (UNOCHA) cho biết, xung đột giữa các phe phái ở Myanmar đã khiến hơn 2,7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và hơn 18,6 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo trong năm 2024.