Đại dương ấm lên đe dọa đến hệ sinh thái biển

(VOV) - Bờ Đông Australia được coi là một trong những khu vực có nhiệt độ tăng nhanh nhất.

Các nhà khoa học nghiên cứu khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết hệ sinh thái biển đang phải chịu nhiều áp lực do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng nhanh. Trong đó, bờ Đông Australia được coi là một trong những khu vực có nhiệt độ tăng nhanh nhất.

Dựa vào các dữ liệu thu thập từ những năm 1940 của trạm Port Hacking ngoài khơi tiểu bang New South Wales, Australia, các nhà khoa học có thể đưa ra những dự đoán chính xác về tác động của biến đổi khí hậu với đại dương. Ông Alistair Hobday, từ tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Australia cho rằng, đại dương sẽ tiếp tục ấm lên trong những năm tới. Riêng bờ Đông Australia, nước ấm lên hơn 2 độ C. Dự tính vào năm 2050, nhiệt độ sẽ cao hơn khoảng 2 độ C so với hiện nay.

Cùng với đó, các nhà khoa học cũng tiến hành theo dõi những đợt nóng trên đại dương. Trong một đợt nóng gần đây nhất được ghi lại ở phía Tây Australia, nhiệt độ cao hơn 5 độ C so với nhiệt độ trung bình trong vòng hai tuần lễ. Nhà khoa học Hobday cho biết, những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Liên bang Australia (CSIRO) nhận định rằng những đợt thời tiết nóng trên biển như ở Tây Australia có thể gây tổn thất lớn cho hệ sinh thái san hô và cá. Các đàn cá đang di chuyển về phương Nam để tìm những dòng nước mát hơn. Nhà khoa học Hobday của tổ chức này đưa ra các số liệu cụ thể hơn: “Có thêm 45 loài, chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 tổng số loài cá trong khu vực này, đã chuyển sang vùng biển Tasmania do hiện tượng đại dương ấm lên. Không riêng loài cá mà sự thay đổi cũng xảy ra với các động vật sống ở vùng giữa mực nước triều – khoảng 50% ốc sên và con sao đã di chuyển sâu xuống phía nam trong vòng 50 năm. Loài cá sống ven biển và nhím biển cũng di cư về phương nam. Như vậy, toàn bộ hệ sinh thái đã thay đổi.”

Không chỉ vậy, đại dương ấm lên còn đe dọa sự sống còn của rạn san hô. Ông Russell Reichelt, Chủ tịch Ban quản lý hải viên ở Rặng san hô lớn Great Barrier Reef của Australia nhận định, biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn đối với rạn san hô nổi tiếng này. Từ năm 1979 đã xảy ra ít nhất 9 đợt tẩy trắng ở rạn San hô lớn, 3 đợt trong số đó được xem là nghiêm trọng nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều nơi nắng nóng lên tới 40 độ C
Nhiều nơi nắng nóng lên tới 40 độ C

Nắng nóng kéo dài 2 – 3 ngày tới

Nhiều nơi nắng nóng lên tới 40 độ C

Nhiều nơi nắng nóng lên tới 40 độ C

Nắng nóng kéo dài 2 – 3 ngày tới

Hiện tượng nóng lên toàn cầu kìm hãm tăng trưởng kinh tế
Hiện tượng nóng lên toàn cầu kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Đây là lời cảnh báo được đưa ra trong báo cáo của Hội thảo "Giám sát tính dễ bị tổn thương do khí hậu" công bố ngày 18/10.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Hiện tượng nóng lên toàn cầu kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Đây là lời cảnh báo được đưa ra trong báo cáo của Hội thảo "Giám sát tính dễ bị tổn thương do khí hậu" công bố ngày 18/10.

Hè năm nay sẽ có 9 đợt nắng nóng lên tới 40ºC
Hè năm nay sẽ có 9 đợt nắng nóng lên tới 40ºC

Tổng lượng mưa toàn mùa từ tháng 5 đến tháng 10 ở mức xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm.

Hè năm nay sẽ có 9 đợt nắng nóng lên tới 40ºC

Hè năm nay sẽ có 9 đợt nắng nóng lên tới 40ºC

Tổng lượng mưa toàn mùa từ tháng 5 đến tháng 10 ở mức xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm.

Trái đất nóng lên làm chết 30.000 trẻ em vùng Sừng châu Phi
Trái đất nóng lên làm chết 30.000 trẻ em vùng Sừng châu Phi

Biến đổi khí hậu làm Trái đất nóng lên, gây lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan và Australia, nhưng lại khiến vùng Sừng châu Phi chịu hạn hán khủng khiếp.

Trái đất nóng lên làm chết 30.000 trẻ em vùng Sừng châu Phi

Trái đất nóng lên làm chết 30.000 trẻ em vùng Sừng châu Phi

Biến đổi khí hậu làm Trái đất nóng lên, gây lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan và Australia, nhưng lại khiến vùng Sừng châu Phi chịu hạn hán khủng khiếp.