Đàm phán cấp thứ trưởng - Đột phá cho quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc?

VOV.VN - Trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên và Hàn Quốc tỏ ra thiện chí với nhau trong cuộc đàm phán hòa bình lần này giữa 2 nước.

Hôm nay (11/12), hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc đã tham dự vào cuộc đàm phán cấp cao nhằm phát huy một thỏa thuận hai bên đạt được vào tháng 8/2015.

Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Hwang Boo-gi (trái) bắt tay với người đồng cấp Triều Tiên. Ảnh: AFP.

Thỏa thuận nói trên nhằm tới mục tiêu làm giảm căng thẳng ở vùng biên giới giữa hai nước sau những va chạm có nguy cơ đẩy cả hai vào một cuộc xung đột vũ trang.

Lần cuối cùng mà hai bên ngồi lại với nhau như hiện nay để bàn nhiều vấn đề liên Triều là cách đây gần 2 năm.

Trưởng đoàn Hàn Quốc Hwang Boo-gi (Thứ trưởng Bộ Thống nhất của Hàn Quốc) nói với người đồng cấp Triều Tiên Jon Jong-su khi cả hai bắt tay nhau: “Chúng ta hãy cùng tạo ra bước đi lớn đầu tiên trong tiến trình chuẩn bị cho quá trình hòa giải. Tôi hy vọng các vấn đề đang dang dở sẽ lần lượt được giải quyết”.

Cuộc đàm phán đã được tổ chức phía biên giới Triều Tiên ở khu công nghiệp Kaesong do cả hai miền quản lý.

Về phía mình, trưởng đoàn Triều Tiên Jon nói: “Chúng ta hãy cùng nỗ lực phá vỡ rào cản, lấp đầy các rạn nứt và tạo ra một con đường mới và rộng mở”.

Cheong Seong-chang, một nhà phân tích tại cơ sở nghiên cứu mang tên Viện Sejong ở Seoul, nói: “Kết quả lần này sẽ có tác động đáng kể lên con đường mà mối quan hệ tổng thể giữa hai miền Triều Tiên sẽ đi qua trong năm tới”.

Trở ngại lớn mà đàm phán hai miền cố tránh đề cập là chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Seoul có thể đề cập vấn đề phi hạt nhân hóa nhưng các chuyên gia cho rằng cả hai bên có lẽ sẽ tập trung vào những mục tiêu dễ đạt được hơn.

Kim Keun-shik, một giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, nói: “Việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên cần được xem là mục tiêu cuối cùng của đối thoại liên Triều chứ không phải là điều kiện tiên quyết để tiến hành đối thoại”.

Về lý thuyết, hiện Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ sau cuộc chiến khốc liệt 1950-1953./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triều Tiên-Hàn Quốc nhượng bộ ra sao để dập tắt nguy cơ chiến tranh?
Triều Tiên-Hàn Quốc nhượng bộ ra sao để dập tắt nguy cơ chiến tranh?

VOV.VN- Hàn Quốc và Triều Tiên một lần nữa chứng tỏ “khả năng thượng thừa” để dập tắt nguy cơ chiến tranh sau màn marathon đàm phán đầy kịch tính.

Triều Tiên-Hàn Quốc nhượng bộ ra sao để dập tắt nguy cơ chiến tranh?

Triều Tiên-Hàn Quốc nhượng bộ ra sao để dập tắt nguy cơ chiến tranh?

VOV.VN- Hàn Quốc và Triều Tiên một lần nữa chứng tỏ “khả năng thượng thừa” để dập tắt nguy cơ chiến tranh sau màn marathon đàm phán đầy kịch tính.

Triều Tiên-Hàn Quốc bắn 800 quả đạn pháo vào nhau
Triều Tiên-Hàn Quốc bắn 800 quả đạn pháo vào nhau

VOV.VN - Ngoài việc bắn pháo đáp trả, Hàn Quốc còn điều các máy bay chiến đấu F-15K đến khu vực biên giới với Triều Tiên.

Triều Tiên-Hàn Quốc bắn 800 quả đạn pháo vào nhau

Triều Tiên-Hàn Quốc bắn 800 quả đạn pháo vào nhau

VOV.VN - Ngoài việc bắn pháo đáp trả, Hàn Quốc còn điều các máy bay chiến đấu F-15K đến khu vực biên giới với Triều Tiên.

Triều Tiên-Hàn Quốc chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau
Triều Tiên-Hàn Quốc chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau

VOV.VN - Ngòi nổ chiến tranh Hàn Quốc-Triều Tiên được tháo sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc đều chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau trong thỏa thuận mới đạt được.

Triều Tiên-Hàn Quốc chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau

Triều Tiên-Hàn Quốc chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau

VOV.VN - Ngòi nổ chiến tranh Hàn Quốc-Triều Tiên được tháo sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc đều chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau trong thỏa thuận mới đạt được.

Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un
Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un

VOV.VN - Ông Kim Jong-un kế nhiệm cha mình trong bối cảnh đặc biệt. Hai năm qua, bán đảo Triều Tiên cũng chứng kiến nhiều biến cố và căng thẳng.

Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un

Hai năm cầm quyền của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un

VOV.VN - Ông Kim Jong-un kế nhiệm cha mình trong bối cảnh đặc biệt. Hai năm qua, bán đảo Triều Tiên cũng chứng kiến nhiều biến cố và căng thẳng.