Đàm phán thất bại, hiệp ước hạt nhân lịch sử Nga-Mỹ có nguy cơ sụp đổ

VOV.VN - Tương lai của một hiệp ước hạt nhân quan trọng càng trở nên mù mịt sau khi các đại diện Mỹ và Nga đổ tội lẫn nhau vì đưa hiệp ước đến bờ vực tan vỡ.

Ngày 15/1, các nhà ngoại giao cấp cao của cả hai nước đã gặp nhau tại Geneva, Thuỵ Sĩ trong bối cảnh lo ngại về số phận của Hiệp ước các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) song phương. Được ký kết năm 1987, hiệp ước INF đã chấm dứt thành công một cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử giữa Mỹ và Liên Xô.

Tổng thống Mỹ Trump và Nga Putin. (Ảnh: NY Review)

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vào tháng 10/2018 rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận trừ khi Nga ngừng vi phạm. Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa sẽ phát triển các tên lửa hạt nhân đang bị cấm bởi các điều khoản của INF nếu hiệp ước bị loại bỏ.

"Cuộc họp thật đáng thất vọng vì rõ ràng Nga tiếp tục vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước và không chuẩn bị để giải thích về kế hoạch trở lại tuân thủ một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được hiệp ước này", Bộ trưởng Bộ Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Mỹ, Andrea Thompson nói trong một tuyên bố.

"Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: Nga phải phá hủy hệ thống tên lửa không tuân thủ theo quy định" - bà nói. Bà Thompson sẽ có mặt tại Brussels, Bỉ vào 16/1, nơi bà thông báo cho các đồng minh NATO về những cuộc đối thoại INF với Nga.

Nga chủ trì các cuộc đàm phán tại Geneva và phái đoàn của Moscow do Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov dẫn đầu.

Ông Ryabkov nói rằng nếu Hiệp ước bị hủy bỏ, "trách nhiệm cho việc này hoàn toàn thuộc về phía Mỹ", theo trích dẫn được công bố bởi các hãng thông tấn Nga sau cuộc hội đàm.

Ông nói thêm rằng các bên đã không đồng ý về bất cứ điều gì và Washington dường như không có tâm trạng để đàm phán thêm.

Tháng 12/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington sẽ rút lui khỏi hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung trong vòng 60 ngày nếu Nga không tháo dỡ các tên lửa mà Mỹ tuyên bố vi phạm thỏa thuận, bao gồm hệ thống 9M729, còn được biết đến bởi ký hiệu SSC-8. INF là một hiệp ước song phương giữa Mỹ và Liên Xô khi đó, vì vậy nó không đặt ra giới hạn nào đối với các chủ thể quân sự lớn khác như Trung Quốc.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Nga bỏ qua hàng chục cảnh báo từ các quan chức cấp cao của Mỹ trong 5 năm qua về SSC-8. Trong khi đó Thứ trưởng Ryabkov cho biết các cuộc đàm phán tại Geneva tập trung vào hệ thống SSC-8 nhưng yêu cầu của Mỹ liên quan đến tên lửa là không thể chấp nhận được.

Hiệp ước mang tính bước ngoặt được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết, dẫn đến gần 2.700 tên lửa tầm ngắn và tầm trung bị loại bỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nếu xảy ra
Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nếu xảy ra

VOV.VN - Thế đối đầu hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh đã qua nhưng chính phủ Nga vẫn chuẩn bị quy trình phản ứng khi trúng tên lửa hạt nhân của đối phương.

Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nếu xảy ra

Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nếu xảy ra

VOV.VN - Thế đối đầu hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh đã qua nhưng chính phủ Nga vẫn chuẩn bị quy trình phản ứng khi trúng tên lửa hạt nhân của đối phương.

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?
Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

VOV.VN - Những lợi ích và toan tính riêng của Nga và Mỹ đang khiến sự sống còn của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở nên mong manh.

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

VOV.VN - Những lợi ích và toan tính riêng của Nga và Mỹ đang khiến sự sống còn của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở nên mong manh.

Toan tính sâu xa đằng sau việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF
Toan tính sâu xa đằng sau việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF

VOV.VN - Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF chỉ là biện pháp gây sức ép lên Nga hay còn có toan tính sâu xa gì trong môi trường quốc tế đầy biến động?

Toan tính sâu xa đằng sau việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF

Toan tính sâu xa đằng sau việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF

VOV.VN - Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF chỉ là biện pháp gây sức ép lên Nga hay còn có toan tính sâu xa gì trong môi trường quốc tế đầy biến động?

Nguy cơ khủng hoảng Cuba 2.0 sau khi Mỹ rút khỏi INF?
Nguy cơ khủng hoảng Cuba 2.0 sau khi Mỹ rút khỏi INF?

VOV.VN - Nga có thể sẽ đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bằng cách tái triển khai căn cứ quân sự ở Cuba.

Nguy cơ khủng hoảng Cuba 2.0 sau khi Mỹ rút khỏi INF?

Nguy cơ khủng hoảng Cuba 2.0 sau khi Mỹ rút khỏi INF?

VOV.VN - Nga có thể sẽ đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bằng cách tái triển khai căn cứ quân sự ở Cuba.

ICAN: Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu lực năm 2019
ICAN: Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu lực năm 2019

VOV.VN - Người sáng lập Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) Tilman Ruff dự đoán Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu lực trong năm 2019.

ICAN: Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu lực năm 2019

ICAN: Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu lực năm 2019

VOV.VN - Người sáng lập Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) Tilman Ruff dự đoán Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu lực trong năm 2019.