Dân Anh “tẩy chay’’ Hội nghị G8

(VOV) - Ngày 11/6, tại thủ đô London đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát Anh và những người biểu tình  phản đối chủ nghĩa tư bản.

Đụng độ xảy ra trong bối cảnh an ninh được thắt chặt trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) tổ chức tại Bắc Ireland của Anh vào ngày 17 và 18/6.

Bất chấp sự tăng cường của lực lượng an ninh Anh, bắt đầu từ 11/6, người biểu tình tuần hành khắp thủ đô London trong sự kiện kéo dài một tuần mà họ gọi là "ngày hội chống chủ nghĩa tư bản". Các cuộc biểu tình, do nhóm "StopG8" khởi xướng, chủ yếu diễn ra trước trụ sở của các tập đoàn, ngân hàng... ở thủ đô London.  

Cuộc biểu tình phản đối G8 tại London (Ảnh: AFP)


Đụng độ đã nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát tại trung tâm London. Cảnh sát chống bạo động Anh đã bắt giữ 57 người vì tội hủy hoại tài sản, sỉ nhục cảnh sát và sở hữu vũ khí tấn công. Trong số những người bị cảnh sát đưa đi, có nhiều người đến từ các quốc gia khác trong khối Liên minh châu Âu (EU) là Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Tây Ban Nha.

Chính quyền thành phố London đã phải huy động gần 1.200 cảnh sát để đối phó với những người biểu tình. Trước đó vài tiếng, cảnh sát cũng bất ngờ tấn công và bắt giữ nhiều người biểu tình tụ tập tại một đồn cảnh sát ở khu vực Soho, trung tâm London.

Theo thông tin phía lực lượng an ninh, nhóm người biểu tình đã lên kế hoạch phá hủy Hội nghị G8 trong những ngày tới. Những người biểu tình còn gây rối loạn giao thông trong nhiều giờ ở khu trung tâm London. Họ cũng tập trung trước đồn cảnh sát trung tâm London đòi thả những người bị bắt.

Những người biểu tình cho rằng Hội nghị thượng đỉnh G8 chỉ nhằm phân chia lợi nhuận và đã trở thành con tin của các tập đoàn.

Một người biểu tình nói: “Họ có thể có nhiều cuộc họp nếu họ muốn, tôi không quan tâm điều đó. Tuy nhiên, điều tôi và mọi người phản đối đó là các quyết định của họ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta”.

Tháng trước nhóm StopG8 đã đưa ra bản đồ khoảng 100 "mục tiêu tiềm năng" để biểu tình phản đối, trong đó tập trung vào trụ sở của các tổ chức tài chính như ngân hàng và các quỹ tài chính, các nhà sản xuất vũ khí, công ty năng lượng và khai thác mỏ. StopG8 là mạng lưới chống chủ nghĩa tư bản được hình thành từ các nhóm tự phát và các cá nhân.

Để bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh G8, Chính quyền Anh đã thực hiện một chiến dịch an ninh lớn ở Bắc Ireland, trong đó có việc cử 3.500 cảnh sát từ Anh, thiết lập vùng cấm bay ở một số khu vực của Bắc Ireland và sử dụng máy bay không người lái để giám sát những điểm quan trọng trong thời gian diễn ra Hội nghị. Ngoài ra, một khu vực tạm giam cũng đã được gấp rút hoàn thành tại thủ phủ Belfast nhằm tăng cường khả năng phản ứng nhanh của cảnh sát.

Bà Theresa Villiers - người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Bắc Ireland nói: “Cảnh sát Bắc Ireland là lực lượng đẳng cấp thế giới, và họ đã tập trung vào việc chuẩn bị đối phó với những rủi ro và thách thức đối với sự kiện quan trọng sắp tới. Đây sẽ là một nỗ lực an ninh lớn nhất trong lịch sử Bắc Irland”.

 Là nước Chủ tịch luân phiên G8 năm 2013, Anh sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G8 tại khu nghỉ dưỡng Lough Erne ở Bắc Ireland trong hai ngày 17-18/6. Tham dự Hội nghị sẽ có cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Putin sẽ không tham gia Hội nghị G8 sắp tới
Tổng thống Putin sẽ không tham gia Hội nghị G8 sắp tới

Ông Putin muốn dành thời gian giúp ông Medvedev hoàn tất Nội các mới.

Tổng thống Putin sẽ không tham gia Hội nghị G8 sắp tới

Tổng thống Putin sẽ không tham gia Hội nghị G8 sắp tới

Ông Putin muốn dành thời gian giúp ông Medvedev hoàn tất Nội các mới.

Hội nghị G8 thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới
Hội nghị G8 thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới

Giải quyết tình trạng an ninh lương thực cho Châu Phi, khủng hoảng kinh tế và nợ công tại châu Âu là những vấn đề nóng bỏng sẽ được đưa ra bàn bạc tại hội nghị lần này

Hội nghị G8 thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới

Hội nghị G8 thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới

Giải quyết tình trạng an ninh lương thực cho Châu Phi, khủng hoảng kinh tế và nợ công tại châu Âu là những vấn đề nóng bỏng sẽ được đưa ra bàn bạc tại hội nghị lần này

Hội nghị G8 sẽ làm được gì?
Hội nghị G8 sẽ làm được gì?

Nhiều nhà phân tích cho rằng, hội nghị lần này chỉ mang tính chất một cuộc trao đổi thông thường chứ không thể đưa ra một hành động đột phá nào cho cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.

Hội nghị G8 sẽ làm được gì?

Hội nghị G8 sẽ làm được gì?

Nhiều nhà phân tích cho rằng, hội nghị lần này chỉ mang tính chất một cuộc trao đổi thông thường chứ không thể đưa ra một hành động đột phá nào cho cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.

Hội nghị G8 ra tuyên bố chung về Triều Tiên và Syria
Hội nghị G8 ra tuyên bố chung về Triều Tiên và Syria

(VOV) -Trong đó, về Triều Tiên, các Ngoại trưởng G8 hối thúc nước này"kiềm chế" nhằm tránh có thêm các hành động gây căng thẳng.

Hội nghị G8 ra tuyên bố chung về Triều Tiên và Syria

Hội nghị G8 ra tuyên bố chung về Triều Tiên và Syria

(VOV) -Trong đó, về Triều Tiên, các Ngoại trưởng G8 hối thúc nước này"kiềm chế" nhằm tránh có thêm các hành động gây căng thẳng.

Nhiều vấn đề quan trọng được thảo luận tại Hội nghị G8
Nhiều vấn đề quan trọng được thảo luận tại Hội nghị G8

Đặc biệt, Hội nghị này diễn ra trong lúc IMF đang chuẩn bị phải bầu chọn chức Tổng giám đốc mới thay ông Dominique Strauss Kahn-người Pháp.

Nhiều vấn đề quan trọng được thảo luận tại Hội nghị G8

Nhiều vấn đề quan trọng được thảo luận tại Hội nghị G8

Đặc biệt, Hội nghị này diễn ra trong lúc IMF đang chuẩn bị phải bầu chọn chức Tổng giám đốc mới thay ông Dominique Strauss Kahn-người Pháp.

Hội nghị G8 nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng
Hội nghị G8 nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng

Các nhà lãnh đạo Nhóm G8 đã nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng để tiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Hội nghị G8 nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng

Hội nghị G8 nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng

Các nhà lãnh đạo Nhóm G8 đã nhất trí giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng để tiếp tục ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu