Kiểm tra làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm ở vùng bán ngập lòng hồ Ya Ly

VOV.VN - Trước phản ánh của người dân và một số cơ quan báo chí về tình trạng ô nhiễm môi trường lòng hồ thủy điện Ya Ly tại khu vực thôn Kiến Hưng, xã Ya Ly, UBND huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền xã kiểm tra làm rõ nguyên nhân.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Thầy khẳng định, qua kiểm tra thực tế nguyên nhân không phải do 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn và một cơ sở sản xuất mủ tời cao su ở phía thượng nguồn suối Đăk Siêr xả thải. Lý do là các nhà máy này đều xử lý nước thải đạt loại A và đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi.

Ngoài ra, nếu nhà máy xả thải gây ô nhiễm thì xã Sa Nhơn, địa bàn nơi đặt nhà máy và thị trấn Sa Thầy nơi suối Đăk Siêr chảy qua cũng sẽ bị ô nhiễm nhưng qua kiểm tra không có việc này. Theo ông Nguyễn Văn Lâm, nguyên nhân là do người dân canh tác sắn ở vùng bán ngập với diện tích khoảng 300ha khi thu hoạch bỏ lại cây, củ, dẫn đến thối rữa tạo váng gây ô nhiễm bốc mùi hôi.

“Nhổ đến đâu nước lên đến đó. Khi nhổ, bà con lại thu hoạch không sạch sẽ. Cây mì, lá mì, rồi củ mì đang nằm trong đó. Có những gia đình lại không kịp thuê người nhổ nữa thì còn để lại dưới đó. Nước dâng lên rồi không thu hoạch được nữa. Cho nên, vấn đề tạo ra tảo xanh vờn vờn ngay đầu cầu đó thì toàn bộ cái này do xác cây mì với củ mì bị ngâm thối do nước dâng lên. Về mùa này gió thổi như thế này nó tấp dần vào, nước dâng lên thì nó dềnh lên không chảy được”, ông Nguyễn Văn Lâm cho hay.

Quan sát thực tế tại khu vực bán ngập cầu Đông Hưng, thuộc thôn Kiến Hưng, xã Ya Ly, huyện Sa Thầy, nơi người dân canh tác sắn và xảy ra tình trạng ô nhiễm cho thấy, kết quả kiểm tra của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sa Thầy phản ánh đúng thực tế. Tại khu vực này, ở những nơi nước đã rút có rất nhiều thân cây sắn bị người dân bỏ lại sau thu hoạch đã thối rữa hết phần mềm chỉ còn trơ lại phần cứng nhất của thân cây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều kênh rạch ở TP.HCM ô nhiễm bởi rác thải
Nhiều kênh rạch ở TP.HCM ô nhiễm bởi rác thải

VOV.VN - Những kênh rạch bẩn thỉu, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối. Nhiều hệ thống kênh rạch ở TP.HCM trở thành những bãi rác di động rất mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống dọc hai bên bờ kênh rạch.

Nhiều kênh rạch ở TP.HCM ô nhiễm bởi rác thải

Nhiều kênh rạch ở TP.HCM ô nhiễm bởi rác thải

VOV.VN - Những kênh rạch bẩn thỉu, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối. Nhiều hệ thống kênh rạch ở TP.HCM trở thành những bãi rác di động rất mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống dọc hai bên bờ kênh rạch.

Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm
Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm

VOV.VN - Khoảng 2 tháng qua, nhiều tuyến kênh, rạch nước bị đen, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng trăm hộ dân ở một số khu vực của Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm

Hàng trăm hộ dân ở Bến Tre "kêu cứu” dòng kênh, rạch bị ô nhiễm

VOV.VN - Khoảng 2 tháng qua, nhiều tuyến kênh, rạch nước bị đen, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng trăm hộ dân ở một số khu vực của Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng
TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng

VOV.VN -Thời gian hoàn thành nạo vét, cải tạo 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng ở quận 12 và huyện Hóc Môn chậm nhất vào cuối năm 2017.

TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng

TP HCM sẽ nạo vét 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nặng

VOV.VN -Thời gian hoàn thành nạo vét, cải tạo 18 kênh, rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng ở quận 12 và huyện Hóc Môn chậm nhất vào cuối năm 2017.