Đánh IS chưa xong, Iraq lại “đau đầu” việc người Kurd đòi ly khai

VOV.VN - Trong khi cuộc chiến chống IS đang đi vào giai đoạn quyết định thì Iraq lại phải “đau đầu” đối phó với việc người Kurd đòi ly khai.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi mới đây tuyên bố, IS đang tan rã và không còn khả năng phản công trước các đợt tấn công của quân đội nước này. Với 95% diện tích thành phố Mosul được giải phóng, thành trì cuối cùng của IS tại Iraq dường như đã thất thủ hoàn toàn. Cuộc sống của người dân Mosul đang dần trở lại bình thường.

Binh sĩ Iraq chiến đấu chống IS tại Mosul. Ảnh: Reuters

Tưởng chừng Iraq có thể gác lại nỗi lo chống khủng bố sang một bên để bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước, thì một nỗi lo khác lại ập đến. Thủ lĩnh cộng đồng người Kurd tại Iraq Massoud Barzani ngày 8/6 thông báo, sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân đòi quyền độc lập vào ngày 25/9 tới.

Nếu đa số người Kurd tại Iraq bỏ phiếu “đồng ý” tách khỏi chính quyền trung ương nước này, thì một nhà nước dành riêng cho người Kurd tại đây sẽ có cơ hội được thành lập.

Quyết định tổ chức cuộc trưng cầu được đưa ra ngay sau cuộc họp của giới lãnh đạo cộng đồng người Kurd tại Iraq do ông Barzani chủ trì. Theo trợ lý của ông Barzani, cuộc trưng cầu sẽ diễn ra tại khu vực tranh chấp Kirkuk và 3 khu vực khác, gồm Makhmour ở miền Bắc, Sinjar ở Tây Bắc và Khanaqin ở miền Đông.

Ngay lập tức, Chính phủ Iraq đã kịch liệt phản đối cuộc trưng cầu ý dân này, đồng thời đưa ra cảnh báo người Kurd về bất kỳ động thái nào nhằm sáp nhập Kirkuk – khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào.

Nhiều người dân Iraq cũng cho rằng, việc ly khai ra khỏi chính quyền trung ương nước này của người Kurd là không hề khả thi và cuộc trưng cầu ý dân chỉ giúp ông Massoud Barzani có thêm uy tín trong cộng đồng người Kurd, rằng ông ấy có thể mang lại giấc mơ tự do cho họ.

Trong khi đó, một số người dân Iraq lại xem cộng đồng người Kurd giờ đây cũng giống như các tay súng khủng bố của IS.

“Người Kurd sẽ nhận được gì nếu họ tuyên bố độc lập? Họ không sở hữu bất kỳ nguồn nước sinh hoạt nào, họ không có nguồn thu nhập nào khác ngoài dầu mỏ – thứ mà họ đang được chính quyền Trung ương đầu tư.

Họ đang lấy cắp số doanh thu từ dầu mỏ. Có điều gì khác biệt giữa họ và IS không? IS từng lấy cắp dầu mỏ và đất đai, giờ đây họ cũng vậy. IS và họ có lẽ chỉ khác nhau bởi tên gọi mà thôi”, một người dân chia sẻ.

Tuy nhiên, việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập của ông Barzani được nhiều người Kurd tại Iraq kỳ vọng. Bởi cộng đồng người Kurd đã ấp ủ giấc mơ thành lập một nhà nước độc lập trong suốt hơn 500 năm qua. Và đây là cơ hội biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Hiện Iraq có khoảng 5 triệu người Kurd sinh sống. Cộng đồng này đang được hưởng quy chế tự trị riêng theo một thỏa thuận đạt được với chính phủ Iraq từ những năm 90 của thế kỷ trước. 

Trong cuộc chiến chống lại IS thời gian qua, người Kurd được xem là một trong những lực lượng vũ trang “nòng cốt” tại Iraq. Chính phủ Mỹ và các quốc gia đồng minh đã đặt nhiều kỳ vọng vào lực lượng này khi quyết định vũ trang và gửi chuyên gia huấn luyện quân sự cho họ.

Tuy nhiên, với cuộc trưng cầu ý dân này, chính phủ Mỹ và Đức đều đã bày tỏ sự quan ngại của mình do lo sợ cuộc trưng cầu có thể tạo ra các bước leo thang căng thẳng mới tại khu vực.

Mặc dù vậy, ngày 23/5 vừa qua, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân đội Mỹ Vincent Stewart khẳng định, nỗ lực giành độc lập của người Kurd tại Iraq chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi, chứ không phải là có thế xảy ra nữa hay không.

Giới phân tích nhận định, nếu cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập của người Kurd diễn ra và đa số người Kurd ủng hộ ly khai, thì cũng chưa chắc việc thành lập một nhà nước độc lập sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, lực lượng người Kurd sẽ có quyền tự quyết hơn và củng cố được vị thế của mình khi tham gia đàm phán với chính quyền trung ương Iraq./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Quân đội và cảnh sát Iraq kiên trì truy kích IS ở Mosul
Ảnh: Quân đội và cảnh sát Iraq kiên trì truy kích IS ở Mosul

VOV.VN - Lực lượng khủng bố Hồi giáo IS ở Mosul sắp đến hồi cáo chung. Quân đội và cảnh sát Iraq đang cố gắng nhổ hết các ổ đề kháng cuối cùng của IS.

Ảnh: Quân đội và cảnh sát Iraq kiên trì truy kích IS ở Mosul

Ảnh: Quân đội và cảnh sát Iraq kiên trì truy kích IS ở Mosul

VOV.VN - Lực lượng khủng bố Hồi giáo IS ở Mosul sắp đến hồi cáo chung. Quân đội và cảnh sát Iraq đang cố gắng nhổ hết các ổ đề kháng cuối cùng của IS.

Chùm ảnh: “Tử địa” Mosul “nóng” hơn bao giờ hết
Chùm ảnh: “Tử địa” Mosul “nóng” hơn bao giờ hết

VOV.VN - Khi phiến quân IS ngày càng bị đẩy vào chân tường các trận chiến ở Mosul, Iraq càng trở nên khốc liệt.

Chùm ảnh: “Tử địa” Mosul “nóng” hơn bao giờ hết

Chùm ảnh: “Tử địa” Mosul “nóng” hơn bao giờ hết

VOV.VN - Khi phiến quân IS ngày càng bị đẩy vào chân tường các trận chiến ở Mosul, Iraq càng trở nên khốc liệt.

Ảnh: Chuẩn bị cho trận chiến “sinh tử” cuối cùng với IS ở Mosul (Iraq)
Ảnh: Chuẩn bị cho trận chiến “sinh tử” cuối cùng với IS ở Mosul (Iraq)

VOV.VN - Các tay súng IS đã phong tỏa khu vực xung quanh Thánh đường Hồi giáo al-Nuri ở Mosul dường như để chuẩn bị cho trận quyết đấu cuối cùng.

Ảnh: Chuẩn bị cho trận chiến “sinh tử” cuối cùng với IS ở Mosul (Iraq)

Ảnh: Chuẩn bị cho trận chiến “sinh tử” cuối cùng với IS ở Mosul (Iraq)

VOV.VN - Các tay súng IS đã phong tỏa khu vực xung quanh Thánh đường Hồi giáo al-Nuri ở Mosul dường như để chuẩn bị cho trận quyết đấu cuối cùng.

“Đột nhập” vào nhà tù cải hoán từ biệt thự của IS tại Mosul
“Đột nhập” vào nhà tù cải hoán từ biệt thự của IS tại Mosul

VOV.VN - IS đã cải hoán một biệt thự tại Mosul (Iraq) thành nhà tù giam giữ người và cũng được chúng trưng dụng làm nơi chế tạo bom.

“Đột nhập” vào nhà tù cải hoán từ biệt thự của IS tại Mosul

“Đột nhập” vào nhà tù cải hoán từ biệt thự của IS tại Mosul

VOV.VN - IS đã cải hoán một biệt thự tại Mosul (Iraq) thành nhà tù giam giữ người và cũng được chúng trưng dụng làm nơi chế tạo bom.