Để kiềm chế Nga ở Bắc Cực, Mỹ dốc lực xây cảng quân sự

VOV.VN - Cuộc tranh đấu giành tài nguyên, lợi thế địa chính trị và quân sự tại Bắc Cực có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc xung đột nguy hiểm.

Hãng tin Heise của Đức mới đây cho biết Mỹ dự định sẽ tuyên bố về những lợi ích của mình ở Bắc Cực và hiện đang nghiên cứu phát triển chiến lược, cũng như dự án xây dựng một cảng quân sự tại khu vực này để đối đầu với Nga.

Tờ báo của Đức nhấn mạnh rằng người Mỹ đang cảm thấy quan ngại với sự tăng cường hiện diện của Nga tại khu vực, bất chấp thực tế Nga là quốc gia có đường bờ biển Bắc Cực dài nhất thế giới – 11.000 km.

Tàu khu trục USS Oscar Austin (DDG-79) của Hải quân Mỹ tại Bắc Cực. Ảnh: US Navy

Các yếu tố như có vị trí chiến lược, sở hữu trữ lượng khoáng sản lớn và tuyến đường hàng hải thuận lợi đã khiến Bắc Cực trở nên hấp dẫn trong mắt nhiều quốc gia.

“Trong cuộc tập trận có quy mô lớn nhất trong lịch sử NATO với tên gọi ‘United Trident’ diễn ra vào năm ngoái, các hành động thao luyện mà các nước liên minh thực hiện ở Bắc Cực, đương nhiên, cũng là nhằm mục đích chống lại Nga” - tờ báo của Đức cho biết.

Vài ngày trước, Thượng viện Mỹ có bổ sung thêm phần nhiệm vụ cho con số 750 tỷ USD ngân sách đã duyệt cho Lầu Năm Góc nhằm xây dựng một cảng quân sự chiến lược ở Bắc Cực.

Tàu ngầm Nga tại Bắc Cực. (Ảnh: mil.ru

Tuy nhiên, mọi việc có lẽ sẽ không dễ dàng với Washington, khi mà Mỹ cho đến nay mới chỉ có duy nhất 1 chiếc tàu phá băng còn đang hoạt động. “Trong khi đó, Nga có tới hàng tá chiếc tàu như thế” - tờ Heise viết.

Hải quân Mỹ trước đó đã chi 750 triệu USD để nghiên cứu chế tạo và nhanh chóng đóng mới một con tàu phá băng, đồng thời lên kế hoạch chế tạo thêm hai con tàu với cùng chức năng.

“Vào tháng 5 vừa qua, khi đề cập đến vấn đề đóng các tàu phá băng mới, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton có khẳng định ưu thế của Mỹ ở Bắc Cực cần phải được khôi phục để giảm ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc tại khu vực” - tờ báo Đức cho biết./.

Video: Tàu phá băng nguyên tử Yamal của Nga lao phăng phăng trên băng dày ở Bắc Cực.

Ấn phẩm cũng dự báo rằng “cuộc tranh đấu giành Bắc Cực, giành tài nguyên, cũng như những lợi thế địa chính trị và quân sự nơi đây, có nguy cơ sẽ bùng nổ thành một trong những cuộc xung đột nguy hiểm nhất thế giới”.

Về phía Nga, Bộ Ngoại giao nước này hôm 5/6 cũng lên tiếng chỉ trích những nỗ lực của Mỹ nhằm biến khu vực Bắc Cực thành một vùng chiến sự và làm gia tăng căng thẳng tại khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực
Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

VOV.VN - Ở vùng Bắc cực, Mỹ lép vế hẳn so với Nga. Ngoại trưởng Mỹ đã thể hiện rõ tâm thế không yên của nước này trước thế trận của Nga ở Bắc cực.

Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

VOV.VN - Ở vùng Bắc cực, Mỹ lép vế hẳn so với Nga. Ngoại trưởng Mỹ đã thể hiện rõ tâm thế không yên của nước này trước thế trận của Nga ở Bắc cực.

Cảnh tượng ngoạn mục tàu phá băng hạt nhân Nga chinh phục Bắc Cực
Cảnh tượng ngoạn mục tàu phá băng hạt nhân Nga chinh phục Bắc Cực

VOV.VN - Tàu phá băng hạt nhân Yamal 75.000 mã lực của Nga, được mệnh danh “hàm cá mập” lao phăng phăng qua các lớp băng dày tại Bắc Cực.

Cảnh tượng ngoạn mục tàu phá băng hạt nhân Nga chinh phục Bắc Cực

Cảnh tượng ngoạn mục tàu phá băng hạt nhân Nga chinh phục Bắc Cực

VOV.VN - Tàu phá băng hạt nhân Yamal 75.000 mã lực của Nga, được mệnh danh “hàm cá mập” lao phăng phăng qua các lớp băng dày tại Bắc Cực.

Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực
Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Trung Quốc đang tìm cách phát triển hạ tầng, thiết lập sự hiện diện an ninh thường trực tại Bắc Cực.

Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Trung Quốc đang tìm cách phát triển hạ tầng, thiết lập sự hiện diện an ninh thường trực tại Bắc Cực.