Dịch Covid-19 ở Hong Kong đặt ra yêu cầu cấp thiết tiêm vaccine cho người cao tuổi

VOV.VN - Năm 2021, Hong Kong (Trung Quốc) vẫn được coi là một điểm sáng về phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trước làn sóng dịch lần thứ 5, sự lây lan mạnh mẽ của biển thể Omicron đã "chọc thủng" mọi phòng tuyến của đặc khu hành chính này.

Cuối tháng 12/2021, Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận các ca đầu tiên mắc biến thể Omicron và không lâu sau đó, đợt dịch bùng phát đã khiến số người tử vong ở đặc khu hành chính này tăng lên chóng mặt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, Hong Kong từ một trong những phòng tuyến chống dịch tốt nhất đã trở thành một trong nơi bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất.

Theo số liệu thống kê, vào tháng 2/2022, số người Mỹ tử vong vì Covid-19 cao gấp 90 lần so với con số được ghi nhận tại Hong Kong. Tuy nhiên, tính đến ngày 21/3/2022, khoảng cách này đã thu hẹp đáng kể khi số người tử vong tại Mỹ chỉ gấp hơn 3 lần so với Hong Kong.

Vốn được xem là một trong những trung tâm tài chính lớn toàn cầu với mật độ dân cư đông đúc, Hong Kong đã ghi nhận hơn 700.000 ca nhiễm và hơn 4.500 ca tử vong vì Covid-19, phần lớn là những người cao tuổi chưa tiêm vaccine.

Các chuyên gia cho biết, trong bối cảnh Omicron trở thành biến thể chiếm ưu thế trên toàn cầu cùng với dòng phụ có khả năng lây nhiễm cao hơn của nó - BA.2, việc tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19 là hết sức cần thiết. Trong đó, những người cao tuổi – đối tượng dễ bị tổn thương nhất hiện nay – cần được ưu tiên tiêm chủng.

Đây cũng là vẫn đề đáng lưu tâm nhất đối với Trung Quốc khi việc tiêm chủng cho những người cao tuổi ở nước này được triển khai khá chậm, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cao hơn đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Mỹ cũng đang gặp phải vấn đề tương tự khi tỷ lệ tiêm chủng và tiêm nhắc lại ở người lớn tuổi còn khá thấp khiến các nhà khoa học lo ngại về nguy cơ gia tăng các trường hợp mắc BA.2. Song nhiều nhận định cho rằng Mỹ sẽ không phải đối mặt với tình trạng bùng phát dịch nghiêm trọng như Hong Kong bởi nhiều người Mỹ đã mắc Covid-19 trong các đợt dịch trước đó.

Theo các chuyên gia y tế, đợt bùng phát dịch nghiêm trọng ở Hong Kong cũng cho thấy những hạn chế tiềm ẩn của việc cố gắng loại bỏ hoàn toàn virus mà không xem xét và đặt ra kế hoạch cho những hành động tiếp theo.

Hong Kong, cùng với Trung Quốc đại lục từng nằm trong số các phòng tuyến ngăn chặn dịch bệnh nghiêm ngặt nhất còn lại trên thế giới, nay cũng phải đối mặt với những ảnh hưởng mạnh mẽ từ đợt dịch mới do hầu hết người dân tại đây không có bất kỳ khả năng miễn dịch nào đối với các chủng virus trước đó. Cụ thể, khi biến chủng Omicron bùng phát, các nhà khoa học ước tính chỉ 1% dân số Hong Kong là từng nhiễm virus này.

Tỷ lệ tiêm chủng thấp ở nhóm người cao tuổi

Tại Hong Kong, số người trên 80 tuổi được tiêm 2 liều vaccine chỉ chiếm chưa tới 25% trước khi làn sóng dịch do biến thể Omicron ập tới. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với 90% người trên 80 tuổi được tiêm đầy đủ ở Singapore và New Zealand.

Tại Trung Quốc đại lục, hơn 87% dân số nước này đã được tiêm phòng, song chỉ có hơn 50% số người trên 80 tuổi là được tiêm hai mũi và chưa đến 20% số người trong độ tuổi đó được tiêm nhắc lại.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ tiêm chủng vaccine ở người cao tuổi tại Hong Kong còn thấp được cho là do tâm lý e ngại với những rủi ro mà việc tiêm vaccine có thể mang lại cho nhóm người cao tuổi - vốn có thể trạng kém hơn các nhóm tuổi khác. Đồng thời, những thành công trong phòng, chống dịch trước đó có thể đã khiến đặc khu hành chính này bị bất ngờ khi đối mặt với đợt dịch có khả năng lây lan mạnh mẽ không giống với các chủng virus trước đó.

Tiến sĩ Ben Cowling, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Hong Kong, cho biết: “Chính quyền Hong Kong vẫn đang kiên định với chính sách “zero Covid”, và việc tiêm chủng không nhất thiết phải được ưu tiên".

Theo các chuyên gia sức khỏe cộng đồng, nhiều người lớn tuổi và gia đình của họ cũng đồng tình với quan điểm này.

“Zero Covid là một chiến lược thực sự tốt nếu chúng ta có thể duy trì số ca nhiễm ở con số 0. Song điều này là hoàn toàn không thể đối với Hong Kong hiện nay", ông Cowling nói.

Cuối cùng, đặc khu hành chính này đã phải thực hiện các biện pháp để thuyết phục người cao tuổi thực hiện đầy đủ việc tiêm chủng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19
Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Giới chức y tế Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi nên tiêm vaccine phòng Covid-19, cho rằng những ca tử vong ở người cao tuổi trong làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Hong Kong là một bài học cho Trung Quốc đại lục.

Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19

Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Giới chức y tế Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi nên tiêm vaccine phòng Covid-19, cho rằng những ca tử vong ở người cao tuổi trong làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Hong Kong là một bài học cho Trung Quốc đại lục.

Tình cảnh ám ảnh bên trong các bệnh viện trị Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)
Tình cảnh ám ảnh bên trong các bệnh viện trị Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Lượng bệnh nhân Covid-19 tăng quá nhanh khiến các bệnh viện Hong Kong quá tải, đối mặt với tình trạng thiếu oxy và ít không gian đảm bảo vệ sinh cho các bệnh nhân. Một khoa cấp cứu ở đây bốc mùi xú uế từ các chất bài tiết của cơ thể người.

Tình cảnh ám ảnh bên trong các bệnh viện trị Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)

Tình cảnh ám ảnh bên trong các bệnh viện trị Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Lượng bệnh nhân Covid-19 tăng quá nhanh khiến các bệnh viện Hong Kong quá tải, đối mặt với tình trạng thiếu oxy và ít không gian đảm bảo vệ sinh cho các bệnh nhân. Một khoa cấp cứu ở đây bốc mùi xú uế từ các chất bài tiết của cơ thể người.

Những người giúp việc gia đình bị bỏ rơi khi mắc Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)
Những người giúp việc gia đình bị bỏ rơi khi mắc Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Số phận của những người giúp việc gia đình tại Hong Kong (Trung Quốc) - trung tâm tài chính toàn cầu, đang trở thành tâm điểm chú ý sau khi họ bị chủ sa thải vì mắc Covid-19.

Những người giúp việc gia đình bị bỏ rơi khi mắc Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)

Những người giúp việc gia đình bị bỏ rơi khi mắc Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Số phận của những người giúp việc gia đình tại Hong Kong (Trung Quốc) - trung tâm tài chính toàn cầu, đang trở thành tâm điểm chú ý sau khi họ bị chủ sa thải vì mắc Covid-19.