Dịch Covid-19: Pháp chính thức bước vào đợt phong tỏa toàn quốc thứ 2

VOV.VN - Rạng sáng ngày 30/10, nước Pháp chính thức bước vào giai đoạn tái phong tỏa toàn quốc trong thời gian gần 5 tuần.

Ngày 29/10, Pháp ghi nhận thêm hơn 47.500 ca nhiễm virus Sars-CoV-2 sau 24 giờ, gần 1.000 ca nhập viện mới, trong đó hơn 100 ca cấp cứu. Trong 24 giờ, 235 ca tử vong cũng được ghi nhận trong hệ thống các bệnh viện liên quan dịch Covid-19.

Một vài giờ trước khi lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực, Thủ tướng Pháp Jean Castex và một số Bộ trưởng trong Chính phủ đã công bố chi tiết các quy định sẽ được triển khai kể từ rạng sáng ngày 30/10. Cũng như đợt phong tỏa đầu năm, nguyên tắc cơ bản của quá trình phong tỏa là hạn chế di chuyển và tiếp xúc trong người dân. Vì vậy, bên cạnh việc người dân phải ở nhà nhiều nhất có thể (trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định rõ), nhiều cơ sở đón tiếp người dân sẽ phải đóng cửa trong vòng ít nhất 5 tuần tới.

Thủ tướng Pháp cho biết: “Cũng như hồi mùa xuân, phần lớn các cơ sở đón tiếp người dân sẽ đóng cửa như các quán bar, nhà hàng, quán cà phê, các cửa hàng không kinh doanh nhu yếu phẩm, các phòng đa năng, phòng họp, trung tâm biểu diễn, rạp chiếu phim, trung tâm thể thao, các trung tâm giải trí, hội chợ và triển lãm”.

Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ đợt phong tỏa đầu năm, lần này, Chính phủ Pháp cho phép nhiều đối tượng và lĩnh vực tiếp tục hoạt động nhằm duy trì hoạt động của xã hội và nền kinh tế. Các cửa hàng kinh doanh nhu yếu phẩm, các cơ sở dịch vụ công, các cửa hàng cung cấp nguyên vật liệu và một số cửa hàng đặc biệt sẽ được mở cửa bình thường.

Các công viên, vườn cây, bãi biển, các khu rừng vốn bị đóng cửa hồi đầu năm thì nay sẽ được mở để người dân sống trong bán kính 1 km có nơi dạo chơi, tập thể dục mỗi ngày. Các địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, các khách sạn và cơ sở lưu trú cũng được mở cửa trong thời gian phong tỏa. Các giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp được diễn ra nhưng không có khán giả.

Điểm đặc biệt trong đợt phong tỏa lần 2 này là hệ thống giáo dục hoạt động bình thường, học sinh các cấp vẫn đến lớp bình thường, trừ sinh viên đại học phải học trực tuyến. Các hoạt động hỗ trợ học sinh như dịch vụ ăn trưa, dịch vụ trông giữ học sinh sau giờ học cũng tiếp tục được phép hoạt động. Đương nhiên, các quy định y tế trong trường học sẽ được tăng cường.

Bộ trưởng Bộ giáo dục Jean-Michel Blanquer nhấn mạnh: “Theo khuyến cáo mới nhất của Hội đồng y tế cấp cao, đeo khẩu trang sẽ là bắt buộc đối với tất cả các học sinh kể từ lớp 1. Mục tiêu là để các học sinh và thầy cô giáo tránh được tối đa các nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra, ngay cả khi chúng ta đã biết, khả năng lây nhiễm từ các em nhỏ sang người lớn là thấp”.

Đối với lĩnh vực việc làm, với mục tiêu duy trì hoạt động của nền kinh tế, các doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, người lao động được khuyến khích làm việc từ xa. Khác với đợt phong tỏa đầu năm, khi làm việc từ xa là một lựa chọn cho doanh nghiệp, thì trong thời gian tới, bố trí việc làm từ xa là bắt buộc nhằm hạn chế di chuyển cho người lao động. Bên cạnh đó, 15 tỷ euro cũng sẽ được giải ngân để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình phong tỏa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo
Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng quốc tế ở Singapore, Đại sứ Anh tại ASEAN Jon Lambe hôm 29/10 cho rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của nhiều nước ASEAN.

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng quốc tế ở Singapore, Đại sứ Anh tại ASEAN Jon Lambe hôm 29/10 cho rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của nhiều nước ASEAN.

Cộng hòa Séc dẫn đầu châu Âu về tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do Covid-19
Cộng hòa Séc dẫn đầu châu Âu về tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do Covid-19

VOV.VN - Theo Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu, Cộng hòa Séc hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong Liên minh châu Âu do dịch Covid-19 với gần tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao nhất châu Âu tính trên 100.000 cư dân.

Cộng hòa Séc dẫn đầu châu Âu về tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do Covid-19

Cộng hòa Séc dẫn đầu châu Âu về tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do Covid-19

VOV.VN - Theo Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu, Cộng hòa Séc hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong Liên minh châu Âu do dịch Covid-19 với gần tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao nhất châu Âu tính trên 100.000 cư dân.

Hơn 400.000 ca Covid-19 - Indonesia chưa vượt qua làn sóng đầu tiên
Hơn 400.000 ca Covid-19 - Indonesia chưa vượt qua làn sóng đầu tiên

VOV.VN - Hôm nay, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia đã vượt ngưỡng 400.000 ca mắc. Hiện tại, Indonesia là quốc gia có số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Hơn 400.000 ca Covid-19 - Indonesia chưa vượt qua làn sóng đầu tiên

Hơn 400.000 ca Covid-19 - Indonesia chưa vượt qua làn sóng đầu tiên

VOV.VN - Hôm nay, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia đã vượt ngưỡng 400.000 ca mắc. Hiện tại, Indonesia là quốc gia có số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á.