Dịch Covid-19 tại Pháp vẫn diễn biến nghiêm trọng sau 2 tuần phong toả

VOV.VN - Pháp kết thúc 2 tuần phong tỏa toàn quốc theo kế hoạch ban đầu trong khi nước này tiếp tục đối mặt với tình trạng các ca bệnh nặng ngày một tăng.

Trong buổi họp báo ngày 29/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế - Bộ Y tế Pháp, ông Jérôme Salomon cho biết, nước Pháp ghi nhận thêm 292 ca tử vong trong 24 giờ, đưa tổng số ca tử vong từ đầu mùa lên 2606. Hơn 19.000 người đang phải nhập viện, trong đó hơn 4.300 ca bệnh nặng cần hồi sức cấp cứu. Kể từ đầu tháng 3 đến nay, 7.132 người đã khỏi bệnh.

Sau 2 tuần phong toả, Covid-19 tại Pháp vẫn diễn biến nghiêm trọng (Ảnh: Aljazeera)

Ông Jérôme Salomon cũng cho biết, trong vòng 24 giờ đã qua, có thêm 359 ca bệnh nặng phải hồi sức cấp cứu, đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của các biện pháp phong tỏa toàn quốc được Pháp áp dụng từ suốt 2 tuần qua.

"Số người phải hồi sức cấp cứu hàng ngày là chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi để dự báo khả năng chăm sóc các ca bệnh nặng. Đặc biệt, chỉ số này thể hiện diễn biến và các tác động đáng lo ngại nhất của dịch bệnh. Từ số người phải hồi sức cấp cứu hàng ngày, chúng tôi sẽ phân tích để đánh giá tác động ban đầu của các biện pháp phong tỏa toàn quốc, ngay từ cuối tuần này", ông Jérôme Salomon nói.

Tại một số khu vực bị tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh Covid-19, các bệnh viện đã quá tải trước số lượng ca bệnh nặng đổ về quá nhiều. Chính phủ Pháp đã và đang tiếp tục thực hiện các chiến dịch vận chuyển, điều phối bệnh nhân, với sự tham gia của quân đội Pháp và công ty đường sắt quốc gia.

Từ nhiều ngày nay, khoảng 250 ca bệnh nặng đã được vận chuyển bằng trực thăng, tàu biển của quân đội hoặc bằng tàu cao tốc từ các bệnh viện ở vùng Grand-Est (khu vực đang bị tác động nặng nề nhất, đồng thời giáp biên giới với Đức) về phía các bệnh viện ở miền Nam nước Pháp hoặc về phía các bệnh viện của nước Đức.

Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang lây lan mạnh, những người vô gia cư tại Pháp đang trở thành đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Chính phủ Pháp đã bố trí 40 điểm cách ly dành riêng cho các đối tượng này khi bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng tình trạng chưa nặng đến mức phải nhập viện.

Ngoài ra, kể từ ngày 29/3, chính phủ nước này cũng bố trí thêm 5 nghìn phòng khách sạn dành để đón tiếp những người vô gia cư, trước đó hàng nghìn chỗ ở loại này đã được bố trí trên toàn nước Pháp do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã ngừng hoạt động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

12 bác sỹ tử vong trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 tại Philippines
12 bác sỹ tử vong trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 tại Philippines

VOV.VN - Philippines đã có 12 bác sĩ đã tử vong trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

12 bác sỹ tử vong trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 tại Philippines

12 bác sỹ tử vong trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 tại Philippines

VOV.VN - Philippines đã có 12 bác sĩ đã tử vong trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Ai Cập giới hạn gửi và rút tiền mặt do dịch Covid-19
Ai Cập giới hạn gửi và rút tiền mặt do dịch Covid-19

VOV.VN - Ngân hàng Trung ương Ai Cập (CBE) đặt ra giới hạn gửi và rút tiền mặt hàng ngày mới trong bối cảnh dịch covid-19 đang bùng phát.

Ai Cập giới hạn gửi và rút tiền mặt do dịch Covid-19

Ai Cập giới hạn gửi và rút tiền mặt do dịch Covid-19

VOV.VN - Ngân hàng Trung ương Ai Cập (CBE) đặt ra giới hạn gửi và rút tiền mặt hàng ngày mới trong bối cảnh dịch covid-19 đang bùng phát.

Một bộ trưởng Đức tự tử vì chịu không nổi áp lực từ Covid-19
Một bộ trưởng Đức tự tử vì chịu không nổi áp lực từ Covid-19

Thomas Schaefer, bộ trưởng tài chính của bang Hesse, được tìm thấy đã chết trên đường ray xe lửa ngày 28/3.

Một bộ trưởng Đức tự tử vì chịu không nổi áp lực từ Covid-19

Một bộ trưởng Đức tự tử vì chịu không nổi áp lực từ Covid-19

Thomas Schaefer, bộ trưởng tài chính của bang Hesse, được tìm thấy đã chết trên đường ray xe lửa ngày 28/3.