Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 13/7

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 13/7/2024.

Tên lửa phòng không S-350 Nga bắn hạ cùng lúc 12 mục tiêu Ukraine: Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nhờ phối hợp với các đơn vị phòng không, tên lửa S-350 đã đánh chặn 12 mục tiêu trên không chỉ trong một lần khai hỏa.

Sputnik dẫn lời chỉ huy đơn vị phòng không Nga "Yug" cho biết, hệ thống tên lửa phòng không S-350 "Vityaz" tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” đã bắn hạ thành công 12 tên lửa HIMARS cùng một lúc trong nhiệm vụ gần đây. 

"Trong một nhiệm vụ gần đây, chúng tôi đã đối mặt với cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa HIMARS của đối phương. Dù số lượng mục tiêu lên đến 16 nhưng hệ thống S-350 đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn các mối đe dọa", chỉ huy Nga cho biết.

Bế mạc hội nghị thượng đỉnh NATO: Ukraine nhận thêm nhiều viện trợ: Mặc dù chưa thể trở thành thành viên liên minh quân sự này nhưng Ukraine tiếp tục nhận được những cam kết của lãnh đạo NATO trong việc chuyển giao những khoản hỗ trợ quân sự tiếp theo trong thời gian tới.

Trước khi kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo NATO đã có buổi lễ công bố ký kết hỗ trợ dành cho Ukraine. Theo đó, các thành viên NATO đã đưa ra tuyên bố ủng hộ Ukraine cả về trung và dài han tại hội nghị thượng đỉnh, đồng thời cam kết gói viện trợ bổ sung quân sự cơ bản tối thiểu là 40 tỷ euro cho Ukraine trong năm tới.

Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự trị giá 225 triệu USD cho Ukraine: Ngày 11/7 Mỹ đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 225 triệu USD dành cho Ukraine. Quyết định này được đưa ra nhân dịp hội nghị Thượng đỉnh NATO đang diễn ra ở thủ đô Washington.

Gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine bao gồm bệ phóng tên lửa Patriot, đạn cho hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS, tên lửa phòng không Stinger, đạn cho hệ thống pháo phản lực cơ động cao… Các loại vũ khí này nhằm giúp Ukraine tăng cường khả năng phòng thủ trên không và củng cố các năng lực của nước này trên chiến trường.

Australia công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine: Tối 11/7, Australia công bố gói viện trợ quân sự lớn chưa từng có cho Ukraine.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Zelensky đang ở thăm Mỹ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marles đã thông báo về gói viện trợ quân sự trị giá 250 triệu AUD cho Ukraine. Đây là gói viện trợ quân sự lớn nhất mà Australia dành cho Ukraine kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Ukraine với Nga vào năm 2022.

Cụ thể, trong gói viện trợ này, Australia sẽ chi tiền để hỗ trợ Ukraine tên lửa phòng không; vũ khí không đối đất trong đó bao gồm cả vũ khí dẫn đường; vũ khí chống tăng; đạn pháo, súng cối, đại bác và vũ khí nhỏ.

Ông Biden không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ tấn công sâu vào Nga: Hôm 11/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh Washington không cho phép Kiev sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

"Liên quan đến việc Tổng thống Ukraine Zelensky yêu cầu được phép sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, chúng tôi chỉ cho phép họ sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công khu vực gần biên giới nước Nga", Tổng thống Mỹ Biden cho biết.

Nga cảnh báo “phản ứng quân sự” nếu Mỹ đưa vũ khí tầm xa đến châu Âu: Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 11/7 thông báo Nga sẽ có “phản ứng quân sự” sau khi Mỹ tuyên bố sẽ triển khai vũ khí siêu thanh mà nước này đang phát triển tới châu Âu.

Phát biểu với báo chí bên lề Diễn đàn Nghị viện BRICS lần thứ 10 tại St. Petersburg, ông Ryabkov nói: “Chúng tôi sẽ phát triển một phản ứng quân sự trước mối đe dọa mới, với cái đầu lạnh”.

Căn cứ phòng thủ tên lửa NATO đi vào hoạt động tại Ba Lan: NATO thông báo, căn cứ phòng thủ tên lửa đạn đạo mới của Hoa Kỳ đã đi vào hoạt động tại thành phố Redzikowo của Ba Lan và sẵn sàng triển khai nhiệm vụ phòng thủ của Liên minh.

Địa điểm này là một phần của lá chắn tên lửa quan trọng của NATO, được thiết kế để phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết đây là một bước quan trọng đối với an ninh xuyên Đại Tây Dương và khả năng phòng thủ của NATO trước các mối đe dọa ngày càng tăng của tên lửa đạn đạo trong khu vực.

Nga nêu điều kiện tham gia vào hội nghị thượng đỉnh mới về Ukraine: Trong cuộc họp báo ngày 11/7, Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov nhấn mạnh Nga vẫn cởi mở đối thoại với Ukraine song cho biết trước tiên nước này phải biết những gì sẽ được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai này.

"Ngay từ đầu chúng tôi đã tuyên bố rằng sự mở rộng của NATO sang lãnh thổ Ukraine là không thể chấp nhận được. Đó là mối đe dọa không chấp nhận được với sự tồn tại và an ninh của chúng tôi", ông Peskov nói.

Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, Nga sẽ không thảo luận về bất kỳ chi tiết cụ thể nào nếu nó bị tách rời vấn đề an ninh quốc gia.

Thủ tướng Hungary nói ông Trump có thể kiến tạo hòa bình ở Ukraine: Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 11/7 đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida.để thảo luận về hòa bình Ukraine.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận về các biện pháp kiến tạo hòa bình. Tin tốt trong ngày: Ông ấy sẽ làm được!”, Thủ tướng Hungary cho biết, đăng kèm bức ảnh ông đứng cạnh cựu Tổng thống Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tham gia hòa giải cho cuộc xung đột ở Ukraine: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết, nước này đã bắt đầu công việc nối lại thỏa thuận ngũ cốc và sẵn sàng cho mọi sáng kiến, bao gồm cả hòa giải, để giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tại cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Zelensky ở Washington bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO, ông Erdogan tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine bằng cách ký kết thỏa thuận hòa bình và bắt đầu công việc nối lại Sáng kiến ​​​​ngũ cốc Biển Đen. Tổng thống Erdogan khẳng định rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cho mọi sáng kiến, bao gồm cả hòa giải, để đặt nền móng cho hòa bình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh UAV Nga phá hủy hơn 10 phương tiện của Ukraine chỉ trong 1 giờ
Cận cảnh UAV Nga phá hủy hơn 10 phương tiện của Ukraine chỉ trong 1 giờ

VOV.VN - Việc sử dụng UAV đã gia tăng đáng kể trong quân đội Nga. Những UAV này cho thấy giá trị lớn trong việc thực hiện hàng loạt nhiệm vụ như trinh sát, giám sát và tác chiến.

Cận cảnh UAV Nga phá hủy hơn 10 phương tiện của Ukraine chỉ trong 1 giờ

Cận cảnh UAV Nga phá hủy hơn 10 phương tiện của Ukraine chỉ trong 1 giờ

VOV.VN - Việc sử dụng UAV đã gia tăng đáng kể trong quân đội Nga. Những UAV này cho thấy giá trị lớn trong việc thực hiện hàng loạt nhiệm vụ như trinh sát, giám sát và tác chiến.

Thủ tướng Hungary nói ông Trump có thể kiến tạo hòa bình ở Ukraine
Thủ tướng Hungary nói ông Trump có thể kiến tạo hòa bình ở Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 11/7 đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận về hòa bình Ukraine.

Thủ tướng Hungary nói ông Trump có thể kiến tạo hòa bình ở Ukraine

Thủ tướng Hungary nói ông Trump có thể kiến tạo hòa bình ở Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 11/7 đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận về hòa bình Ukraine.

Liên minh SCO của Nga - Trung Quốc đối chọi khối quân sự NATO như thế nào?
Liên minh SCO của Nga - Trung Quốc đối chọi khối quân sự NATO như thế nào?

VOV.VN - Đằng sau xung đột Ukraine, tổ chức SCO với nòng cốt là Nga và Trung Quốc, đang lớn mạnh không ngừng, với xu hướng trở thành đối trọng đáng gờm của khối quân sự NATO.

Liên minh SCO của Nga - Trung Quốc đối chọi khối quân sự NATO như thế nào?

Liên minh SCO của Nga - Trung Quốc đối chọi khối quân sự NATO như thế nào?

VOV.VN - Đằng sau xung đột Ukraine, tổ chức SCO với nòng cốt là Nga và Trung Quốc, đang lớn mạnh không ngừng, với xu hướng trở thành đối trọng đáng gờm của khối quân sự NATO.