Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 28/7

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 28/7/2022.

Ukraine đe dọa quân Nga có thể bị hủy diệt ở chiến trường Kherson: Quân đội Ukraine đã đưa ra lời đe dọa đối với quân Nga ở tỉnh Kherson. Phía Ukraine yêu cầu lực lượng Nga rút lui khỏi đây để tránh bị "hủy diệt".

Giới chức Ukraine hôm 27/7 tuyên bố, các lực lượng Ukraine sử dụng pháo chính xác do Mỹ cung cấp đã làm hư hại một cây cầu thiết yếu đối với hoạt động tiếp tế của quân đội Nga ở tỉnh Kherson.

Ukraine dọa tấn công vào lãnh thổ Nga: Kiev không ngần ngại tấn công vào lãnh thổ Nga nếu cần thiết, ông Aleksey Danilov, người đứng đầu Ủy ban An ninh và Quốc phòng Ukraine cho biết.

Ông Danilov nói rằng Hội đồng An ninh và Quốc phòng theo dõi chặt chẽ các cuộc không kích và tấn công tên lửa mà Nga thực hiện nhằm vào Ukraine. Giới chức Ukraine biết rõ tất cả các vị trí ở Nga mà từ đó Moscow có thể tiến hành tấn công vào Ukraine. Kiev “có đủ ý chí chính trị” để ra lệnh một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu đó nếu cần thiết.

“Nếu cần, bất cứ ai trong chính phủ cũng sẽ hành đồng không do dự và ký các văn bản cần thiết để phá hủy các mục tiêu như vậy”, ông Danilov nói.

Séc dự kiến triển khai 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO: Chính phủ Séc đã thông qua dự thảo ủy quyền cho quân đội nước này hoạt động ở nước ngoài cho đến năm 2024. Điểm đáng lưu ý là việc Quân đội Séc dự kiến triển khai lên đến 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO.

Bình luận về quyết định của Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng Séc Jana Cernochova cho biết, Dự thảo về nhiệm vụ mới dựa trên chính sách đối ngoại và các ưu tiên an ninh của Cộng hòa Séc. Ưu tiên của Séc là tăng cường biên giới phía Đông của NATO. Séc coi trọng tư cách thành viên của Liên minh và muốn trở thành đồng minh tin cậy.

4 kịch bản khiến xung đột ở Ukraine bùng nổ thành chiến tranh Nga – phương Tây: Một think tank hàng đầu ở Mỹ đã chỉ ra 4 kịch bản khiến chiến tranh Nga – phương Tây bùng nổ và một số biện pháp để ngăn chặn điều đó.

Mỹ và NATO cần thực hiện một số bước đi để tránh xung đột trực tiếp với Nga ở Ukraine, think tank hàng đầu của Lầu Năm Góc Rand Corporation cho hay.

Theo tổ chức này, các lệnh trừng phạt chống lại Nga đã tạo điều kiện cho một trong những khả năng leo thang căng thẳng trong khi những đợt vận chuyển vũ khí liên tục tới Ukraine có thể gây ra những kịch bản leo thang khác.

Giải pháp của Ukraine trong lúc chờ vũ khí phương Tây: Tính đến đầu tháng 7, Mỹ và Đức mới chuyển cho Ukraine chưa đến một nửa số viện trợ quân sự mà họ công bố. Các lực lượng Ukraine vẫn phải dựa vào kho vũ khí từ thời Liên Xô để giữ vững phòng tuyến, đồng thời họ đang chờ đợi thêm vũ khí mới để phản công.

Nga - Ukraine điều quân chuẩn bị đánh lớn, với trọng điểm Kherson: Sau một thời gian tạm lắng, cả Nga và Ukraine bắt đầu gia tăng hoạt động quân sự, điều quân đánh lớn. Phía Ukraine xác nhận Nga có sự thay đổi chiến thuật, chiến lược. Kherson đang là điểm nóng.

Các lực lượng Nga vào hôm 28/7 đã mở các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa vào các vùng Kiev và  Chernihiv. Trong khi đó, giới chức Ukraine công bố một chiến dịch giải phóng tỉnh Kherson ở miền Nam nước này.

Chiến sự trong các tuần gần đây cũng gia tăng ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine sau khi phía Nga tạm giảm hoạt động quân sự trong một thời gian.

Quân đội Ukraine tiếp tục phản kích ở tỉnh Kherson, miền Nam nước này. Họ đã đánh phá một cây cầu trọng yếu bắc qua sông Dnipro vào hôm 27/7.

Tổng thống Ukraine Zelensky tối 27//7 tuyên bố “chúng tôi đang làm mọi thứ để bảo đảm lực lượng chiếm đóng không có bất cứ cơ hội hậu cần nào trên đất nước chúng tôi”.

Nga tận dụng tối đa đòn bẩy để chứng minh phương Tây đang tính toán sai lầm: Nga đang cố gắng thể hiện đòn bẩy của nước này, từ thị trường năng lượng toàn cầu đến lĩnh vực không gian, trong một nỗ lực nhằm gây sức ép tối đa với Mỹ và châu Âu khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bước sang tháng thứ 6.

Giới chức Nga ngày 26/7 tuyên bố sẽ rút khỏi Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2024, chấm dứt nhiều thập kỷ hợp tác với Mỹ và các đồng minh trong không gian, đồng thời đặt tương lai của ISS vào tình trạng không xác định. Quyết định này được công bố một ngày sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom thông báo sẽ giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 từ 40% công suất hiện tại xuống còn 20% công suất. Ngay sau tuyên bố của Gazprom, giá năng lượng tại châu Âu đã tăng chóng mặt, làm phức tạp hơn nỗ lực của EU trong việc cắt giảm tiêu thụ và dự trữ nhiên liệu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga - Ukraine điều quân chuẩn bị đánh lớn, với trọng điểm Kherson
Nga - Ukraine điều quân chuẩn bị đánh lớn, với trọng điểm Kherson

VOV.VN - Sau một thời gian tạm lắng, cả Nga và Ukraine bắt đầu gia tăng hoạt động quân sự, điều quân đánh lớn. Phía Ukraine xác nhận Nga có sự thay đổi chiến thuật, chiến lược. Kherson đang là điểm nóng.

Nga - Ukraine điều quân chuẩn bị đánh lớn, với trọng điểm Kherson

Nga - Ukraine điều quân chuẩn bị đánh lớn, với trọng điểm Kherson

VOV.VN - Sau một thời gian tạm lắng, cả Nga và Ukraine bắt đầu gia tăng hoạt động quân sự, điều quân đánh lớn. Phía Ukraine xác nhận Nga có sự thay đổi chiến thuật, chiến lược. Kherson đang là điểm nóng.

Những yếu tố có thể giúp Ukraine đảo chiều cục diện trên chiến trường với Nga
Những yếu tố có thể giúp Ukraine đảo chiều cục diện trên chiến trường với Nga

VOV.VN - Trải qua 5 tháng giao tranh, Nga đã đạt được những bước tiến lớn trong khi Ukraine cũng thể hiện sức kháng cự bền bỉ trước đối thủ về cả hỏa lực lẫn nhân lực, song Kiev vẫn chưa thể tiến hành phản công trên diện rộng.

Những yếu tố có thể giúp Ukraine đảo chiều cục diện trên chiến trường với Nga

Những yếu tố có thể giúp Ukraine đảo chiều cục diện trên chiến trường với Nga

VOV.VN - Trải qua 5 tháng giao tranh, Nga đã đạt được những bước tiến lớn trong khi Ukraine cũng thể hiện sức kháng cự bền bỉ trước đối thủ về cả hỏa lực lẫn nhân lực, song Kiev vẫn chưa thể tiến hành phản công trên diện rộng.

Mỹ đề xuất trao đổi tù nhân với Nga
Mỹ đề xuất trao đổi tù nhân với Nga

VOV.VN - Cụ thể, phía Mỹ đề xuất đổi tù nhân là công dân Nga bị kết tội cung cấp vũ khí cho khủng bố để đổi lấy vận động viên Mỹ bị xét xử về tội buôn ma túy và một công dân Mỹ bị Nga kết tội làm gián điệp.

Mỹ đề xuất trao đổi tù nhân với Nga

Mỹ đề xuất trao đổi tù nhân với Nga

VOV.VN - Cụ thể, phía Mỹ đề xuất đổi tù nhân là công dân Nga bị kết tội cung cấp vũ khí cho khủng bố để đổi lấy vận động viên Mỹ bị xét xử về tội buôn ma túy và một công dân Mỹ bị Nga kết tội làm gián điệp.

Ukraine đe dọa quân Nga có thể bị hủy diệt ở chiến trường Kherson
Ukraine đe dọa quân Nga có thể bị hủy diệt ở chiến trường Kherson

VOV.VN - Quân đội Ukraine vừa tung ra lời đe dọa đối với quân Nga ở tỉnh Kherson. Phía Ukraine yêu cầu lực lượng Nga rút lui khỏi đây để tránh bị "hủy diệt".

Ukraine đe dọa quân Nga có thể bị hủy diệt ở chiến trường Kherson

Ukraine đe dọa quân Nga có thể bị hủy diệt ở chiến trường Kherson

VOV.VN - Quân đội Ukraine vừa tung ra lời đe dọa đối với quân Nga ở tỉnh Kherson. Phía Ukraine yêu cầu lực lượng Nga rút lui khỏi đây để tránh bị "hủy diệt".

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân
Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Séc dự kiến triển khai 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO
Séc dự kiến triển khai 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO

VOV.VN - Chính phủ Séc hôm qua đã thông qua dự thảo ủy quyền cho quân đội nước này hoạt động ở nước ngoài cho đến năm 2024. Điểm đáng lưu ý là việc Quân đội Séc dự kiến triển khai lên đến 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO.

Séc dự kiến triển khai 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO

Séc dự kiến triển khai 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO

VOV.VN - Chính phủ Séc hôm qua đã thông qua dự thảo ủy quyền cho quân đội nước này hoạt động ở nước ngoài cho đến năm 2024. Điểm đáng lưu ý là việc Quân đội Séc dự kiến triển khai lên đến 1.200 quân ở biên giới phía Đông của NATO.