Diễn giả Mỹ chia sẻ quan điểm về đạo đức chính trị và việc tuân thủ

VOV.VN - Theo ông Turteltaub, một bộ luật chống tham nhũng chặt chẽ cùng những khung hình phạt nặng sẽ khiến các công ty buộc phải tuân thủ đạo đức chính trị.

Chiều 7/11, tại Trung tâm Hoa Kỳ, diễn giả Adam Turteltaub, Phó Chủ tịch Phát triển Thành viên của Hiệp hội Tuân thủ và Đạo đức Doanh nghiệp (Society of Corporate Compliance and Ethics - SCCE) và Hiệp hội Tuân thủ Chăm sóc Sức khỏe (Health Care Compliance Association - HCCA), sẽ chia sẻ những nhận định của mình về đạo đức chính trị và kinh nghiệm khuyến khích tuân thủ.

Ông Adam Turteltaub, Phó Chủ tịch Phát triển Thành viên của Hiệp hội Tuân thủ và Đạo đức Doanh nghiệp  Mỹ.

Theo ông Turteltaub, Hiệp hội Tuân thủ và Đạo đức Doanh nghiệp ra đời không phải là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã làm tốt mà là vì những sai phạm cụ thể trong việc chống tham nhũng.

Các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ bị phát hiện đã hối lộ nhiều quan chức chính phủ nước ngoài. Hơn 400 đơn vị đã dính líu đến các vụ hối lộ này và họ đã đưa những khoản tiền hối lộ lên tới hàng triệu USD. Chính vì vậy chính phủ Hoa Kỳ đã phải đưa ra Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) và Đạo luật này được Quốc hội Mỹ phe duyệt năm 1977 và Tổng thống ký ban hành.

Đây là đạo luật mang tính chất đột phá, bởi các nước khác chỉ có những điều khoản mang tính ràng buộc ở nước mình, nhưng đạo luật của Hoa Kỳ còn liên quan tới các quan chức chính phủ nước ngoài.

Một trong những điểm nổi bật của FCPA là các doanh nghiệp phải công khai sổ sách các khoản tiền chi tiêu của mình ở nước ngoài. Tất nhiên, khi 1 doanh nghiệp muốn hối lộ quan chức nước ngoài, họ sẽ không để lộ điều đó trong sổ sách.

Ví dụ, một bê bối khác của các công ty quốc phòng Mỹ là việc họ lạm dụng các hợp đồng, khai khống các khoản tiền, các mặt hàng mà họ cung ứng cho chính phủ nước ngoài. Ví dụ họ có thể kê đơn giá một chiếc bồn vệ sinh ở mức 600 USD, một chiếc búa có giá 435 USD, hay máy pha cà phê có giá lên tới 7.000 USD.

Khi những vụ bê bối bị phanh phui, các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ đã tập hợp lại thành Tổ chức Sáng kiến Công nghiệp Quốc phòng (DII) để tự điều chỉnh thay vì để chính phủ can thiệp. Ban đầu tổ chức này chỉ có 32 công ty tham gia và tuân thủ các sáng kiến trong đó.

Bên cạnh việc các doanh nghiệp tự rà soát và kiểm soát hành vi của chính mình, phía chính phủ Hoa Kỳ cũng siết chặt các quy định hơn bằng cách đưa ra hướng dẫn về khung hình phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm.

Trước đây ở Hoa Kỳ mỗi thẩm phán có quyền đưa ra một khung hình phạt và mức án phạt khác nhau. Các phán quyết có sự chênh lệch khá nhiều và gây tranh cãi, vì thế cần phải có khung hình phạt chung thống nhất.

Giai đoạn 1990-2000, các công ty Hoa Kỳ tăng cường các cơ chế tuân thủ đạo đức chính trị bởi chính phủ đẩy mạnh việc truy tố theo FCPA. Nhiều công ty đã bị phạt với những khoản tiền rất lớn, vì thế các công ty buộc phải đầu tư vào chương trình đạo đức chính trị của chính mình.

Một trong những điều khoản khá chặt chẽ khác của FCPA là các công ty, doanh nghiệp tập đoàn phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi của các đại diện, đại lý ở nước ngoài của mình, hay nói cách khác là trách nhiệm đối với bên thứ 3. Ví dụ khi 1 công ty Mỹ mở rộng kinh doanh ở nước ngoài mà đối tác địa phương mà họ chọn có hành vi hối lộ, thì bản thân họ sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.

Hiện nay trên thế giới, một số nước cũng đã có các đạo luật về chống tham nhũng ở nước ngoài. Nổi bật nhất là Anh đã ban hành đạo luật chống hội lộ, thậm chí nghiêm khắc chặt chẽ hơn cả đạo luật của Mỹ. Tây Ban Nha, Pháp, Brazil cũng có luật chống hối lộ nước ngoài theo sau Hoa Kỳ và Anh.

Hướng dẫn về khung hình phạt theo Đạo luật chống tham những ở nước ngoài của Hoa Kỳ đã trở thành hình mẫu cho việc xây dựng chương trình tuân thủ ở nhiều nước khác nhau. Dù ngôn từ, cách diễn đạt khác nhau giữa các bộ luật nhưng nội dung và các điều khoản là tương tự nhau.

Trên thế giới hiện nay có xu hướng tăng cường hợp tác đa phương trong cuộc chiến chống tham nhũng. Các nước có thể cùng phối hợp để truy tố vụ việc nào đó và cung cấp bằng chứng cho vụ việc. Điều này khiến bản thân các doanh nghiệp cũng rà soát chặt chẽ hơn các việc tuân thủ đạo đức của mình, thậm chí rà soát cả các đối tác liên kết để tránh phải chịu trách nhiệm liên đới từ bên thứ 3./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ: Tổng thống Donald Trump đề cử tân Đại sứ Mỹ tại Nga
Mỹ: Tổng thống Donald Trump đề cử tân Đại sứ Mỹ tại Nga

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/10 thông báo sẽ đề cử Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan làm Đại sứ mới của Mỹ tại Nga.

Mỹ: Tổng thống Donald Trump đề cử tân Đại sứ Mỹ tại Nga

Mỹ: Tổng thống Donald Trump đề cử tân Đại sứ Mỹ tại Nga

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/10 thông báo sẽ đề cử Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Sullivan làm Đại sứ mới của Mỹ tại Nga.

Trump: Thỏa thuận Mỹ-Trung sẽ được ký tại một địa điểm ở Mỹ
Trump: Thỏa thuận Mỹ-Trung sẽ được ký tại một địa điểm ở Mỹ

VOV.VN-Tổng thống Trump phát biểu với báo giới hôm qua (3/11) rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung “giai đoạn một” sẽ được tổ chức tại một địa điểm nào đó ở Mỹ.

Trump: Thỏa thuận Mỹ-Trung sẽ được ký tại một địa điểm ở Mỹ

Trump: Thỏa thuận Mỹ-Trung sẽ được ký tại một địa điểm ở Mỹ

VOV.VN-Tổng thống Trump phát biểu với báo giới hôm qua (3/11) rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung “giai đoạn một” sẽ được tổ chức tại một địa điểm nào đó ở Mỹ.

Hạ viện Mỹ công nhận “diệt chủng Armenia”, quan hệ Mỹ-Thổ thêm rạn nứt
Hạ viện Mỹ công nhận “diệt chủng Armenia”, quan hệ Mỹ-Thổ thêm rạn nứt

VOV.VN - Hạ viện Mỹ vừa tiến hành bỏ phiếu thông qua với đa số phiếu nghị quyết công nhận “vụ diệt chủng người Armenia”.

Hạ viện Mỹ công nhận “diệt chủng Armenia”, quan hệ Mỹ-Thổ thêm rạn nứt

Hạ viện Mỹ công nhận “diệt chủng Armenia”, quan hệ Mỹ-Thổ thêm rạn nứt

VOV.VN - Hạ viện Mỹ vừa tiến hành bỏ phiếu thông qua với đa số phiếu nghị quyết công nhận “vụ diệt chủng người Armenia”.