Đô đốc Mỹ: Tàu chiến Mỹ có thể đi mọi nơi luật quốc tế cho phép

VOV.VN - Hôm 3/11 một vị đô đốc hàng đầu của Mỹ tuyên bố giữa lòng Bắc Kinh rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động bất cứ nơi đâu luật quốc tế cho phép.

Tuyên bố trên được đưa ra một tuần sau khi Mỹ chọc giận Trung Quốc bằng việc cho tàu chiến đi sát vào các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

Đô đốc Harris. Ảnh: Glassalmanac.

Đô đốc Harry Harris phát biểu tại Trung tâm Stanford ở Đại học Bắc Kinh: “Các vùng biển và không phận quốc tế thuộc về mọi người chứ không phải là chủ quyền riêng của bất cứ một nước nào”.

Đô đốc Harris nói thêm: “Quân đội chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi tàu bè và hoạt động vào bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu mà luật quốc tế cho phép. Biển Đông không và sẽ không là ngoại lệ”.

Harris là Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Tuyên bố của ông ngay giữa thủ đô của Trung Quốc là một dấu hiệu thể hiện quyết tâm của Mỹ đối với tuyến hàng hải có tầm quan trọng sống còn, nơi Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo phi pháp các bãi đá và rạn san hộ thành các đảo nhân tạo, với các công trình phục vụ mục đích quân sự.

Bắc Kinh “nhận vơ” chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên cơ sở đường 9 đoạn xuất hiện lần đầu trên các bản đồ Trung Quốc vào những năm 1940.

Harris mô tả tuyên bố chủ quyền trên của Bắc Kinh là “mơ hồ” và dựa trên “cái gọi là đường 9 đoạn”.

Washington đã nhiều lần tuyên bố họ không công nhận các tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải quanh các đảo nhân tạo.

Tuần trước, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen đã đi vào khu vực 12 hải lý của một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tàu chiến Lassen của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Washington tuyên bố việc điều tàu chiến vào đây là để bảo vệ tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế, mà theo họ đang bị các hoạt động của Trung Quốc đe dọa.

Đô đốc Mỹ Harris tuyên bố động thái này của hải quân Mỹ là nhằm “ngăn ngừa việc phá vỡ luật pháp và thông lệ quốc tế”.

“Chúng tôi đã thực hiện quyền tự do hàng hải trên toàn địa cầu trong nhiều thập kỷ, nên chẳng có gì phải ngạc nhiên về điều đó cả” – ông nói.

Các bình luận của Đô đốc Harris là một phần trong đối thoại giữa Bắc Kinh và Washington về vấn đề Biển Đông.

Để tránh căng thẳng, ông đưa ra thêm một số nhận xét mang tính hòa dịu, ca ngợi quan hệ Mỹ-Trung và chỉ ra rằng tàu Trung Quốc và Mỹ đang viếng thăm cảng của nhau.

Theo một bài phát biểu của Harris, ông có nói: “Một số kẻ dự đoán hai quốc gia của chúng ta sẽ xung đột với nhau. Tôi không có quan điểm bi quan như vậy”.

“Mặc dù chúng ta có những bất đồng nhất định về một số vấn đề, nhất là Biển Đông,..., vẫn có những lĩnh vực mà chúng ta có điểm chung”.

Hai ngày sau khi tàu khu trục Mỹ USS Lassen đi sát đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp, tư lệnh các chiến dịch hải quân Mỹ đã đàm thoại với người đồng cấp Trung Quốc qua video.

Các quan chức Mỹ cho biết, cuộc trao đổi từ xa giữa Đô đốc John Richardson (của Mỹ) và Đô đốc Wu Shengli (chỉ huy lực lượng hải quân Trung Quốc) là “chuyên nghiệp và mang tính xây dựng”.

Thế nhưng hãng thông tấn Tân Hoa xã đã diễn giải lời ông Wu như lời cảnh báo đối thủ của mình: “Nếu Mỹ tiếp tục loại hành vi khiêu khích nguy hiểm như thế này, có thể sẽ xuất hiện tình trạng nghiêm trọng giữa các bên trên biển và trên không, thậm chí có thể cả va chạm nhỏ khiến xung đột bùng nổ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ - NATO tập trận giữa lúc Nga “dàn trận” tàu chiến ở Crimea
Mỹ - NATO tập trận giữa lúc Nga “dàn trận” tàu chiến ở Crimea

VOV.VN -Cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là cái cớ để Mỹ và NATO không ngừng tập trận, nhất là trong bối cảnh hải quân Nga dàn trận ở Crimea.

Mỹ - NATO tập trận giữa lúc Nga “dàn trận” tàu chiến ở Crimea

Mỹ - NATO tập trận giữa lúc Nga “dàn trận” tàu chiến ở Crimea

VOV.VN -Cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là cái cớ để Mỹ và NATO không ngừng tập trận, nhất là trong bối cảnh hải quân Nga dàn trận ở Crimea.

Vắng Trung Quốc, không ảnh hưởng đến phán quyết về vụ kiện Biển Đông
Vắng Trung Quốc, không ảnh hưởng đến phán quyết về vụ kiện Biển Đông

VOV.VN -Tòa án Trọng tài Quốc khẳng định, Trung Quốc không tham gia vụ kiện sẽ không làm thay đổi quyền phán quyết của tổ chức này theo luật biển quốc tế.

Vắng Trung Quốc, không ảnh hưởng đến phán quyết về vụ kiện Biển Đông

Vắng Trung Quốc, không ảnh hưởng đến phán quyết về vụ kiện Biển Đông

VOV.VN -Tòa án Trọng tài Quốc khẳng định, Trung Quốc không tham gia vụ kiện sẽ không làm thay đổi quyền phán quyết của tổ chức này theo luật biển quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Malaysia họp bàn về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Malaysia họp bàn về Biển Đông

VOV.VN- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 1/11 khẳng định, tranh chấp ở Biển Đông khiến các nước trong khu vực muốn Mỹ hiện diện tại đây.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Malaysia họp bàn về Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Malaysia họp bàn về Biển Đông

VOV.VN- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 1/11 khẳng định, tranh chấp ở Biển Đông khiến các nước trong khu vực muốn Mỹ hiện diện tại đây.

Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý
Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý

VOV.VN - Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ lên kế hoạch tuần tra trên Biển Đông mỗi quý 2 lần hoặc nhiều hơn.

Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý

Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi quý

VOV.VN - Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ lên kế hoạch tuần tra trên Biển Đông mỗi quý 2 lần hoặc nhiều hơn.

Trung Quốc điều tàu bám sát tàu Mỹ, triệu Đại sứ Mỹ để phản đối
Trung Quốc điều tàu bám sát tàu Mỹ, triệu Đại sứ Mỹ để phản đối

VOV.VN- Trung Quốc đã điều một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và một tàu tuần tra để bám theo và cảnh báo tàu USS Lassen tuần tra ở Biển Đông.

Trung Quốc điều tàu bám sát tàu Mỹ, triệu Đại sứ Mỹ để phản đối

Trung Quốc điều tàu bám sát tàu Mỹ, triệu Đại sứ Mỹ để phản đối

VOV.VN- Trung Quốc đã điều một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và một tàu tuần tra để bám theo và cảnh báo tàu USS Lassen tuần tra ở Biển Đông.