Đô đốc Mỹ tố Trung Quốc “nói một đằng làm một nẻo” ở Biển Đông

VOV.VN - Tư lệnh tuần duyên Mỹ Karl L. Schultz cho rằng đang có sự "lệch pha" rõ ràng giữa lời nói và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 21/10, chia sẻ về tình hình Biển Đông với các phóng viên trong một cuộc họp qua điện thoại, Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ nói: “Theo quan điểm cá nhân, tôi nhận thấy Trung Quốc dường như ngày càng quan tâm hơn đến việc thúc đẩy lợi ích của nước này trong khu vực, đi ngược lại với lợi ích của các đối tác ở châu Á và khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”.

Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ. Ảnh: USCG.

“Chúng ta nói về Trung Quốc, nói về điều mà họ mô tả là ‘sự phát triển hòa bình’ nhưng sau đó chúng ta thấy các đảo nhân tạo mọc lên ở nơi mà trước đó chẳng có gì cả. Chúng ta thấy sự xuất hiện của đường băng trên những hòn đảo đó. Chúng ta cũng thấy các tên lửa hành trình chống hạm và các cơ sở quân sự khác, điều này hoàn toàn không giống như lời lẽ mà họ tuyên bố về sự phát triển hòa bình”, ông Schultz nhấn mạnh.

Đô đốc Schultz lấy dẫn chứng cụ thể: “Tôi muốn nói với các bạn rằng chúng tôi đã nhìn thấy những nơi như đá Chữ Thập – nơi đây từng không tồn tại sự sống nhưng đã bị biến thành một hòn đảo nhân tạo và trên đó giờ còn xuất hiện cả cơ sở quân sự. Chúng ta rõ ràng từng nghe thấy lời tuyên bố nói về việc không quân sự hóa trong khu vực và rồi sau đó chúng ta lại nhìn thấy những hành vi hoàn toàn khác”.

Đô đốc Schultz cho rằng việc Trung Quốc đi ngược với tuyên bố, tiến hành quân sự hóa Biển Đông là một phần trong tham vọng của nước này mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu.

"Tôi đã tới Greenland gần đây và được nghe thông tin Bắc Kinh đang đề nghị xây sân bay, mở cảng biển ở đó để tiếp cận Bắc Cực. Các tàu tuần duyên Mỹ cũng bắt gặp tàu nghiên cứu Rồng Tuyết của Trung Quốc ở Bắc Cực 6 lần trong 9 năm trở lại đây. Trung Quốc rõ ràng có ý định mở rộng phạm vi hiện diện của họ".

Theo ông Schultz, lực lượng tuần duyên Mỹ đóng góp một phần trong kế hoạch của Chính phủ Mỹ nhằm đưa ra phản ứng cụ thể, tập trung vào việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên các quy tắc được luật pháp quốc tế công nhận. Ông Schultz khẳng định, các lực lượng dưới quyền của ông chắc chắn sẽ tiếp tục các hoạt động trong khu vực để đảm bảo mục tiêu này.

Cũng tại cuộc họp báo qua điện thoại, Đô đốc Schultz đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng tuần duyên Mỹ và Cảnh sát biển Việt Nam: "Tôi muốn nói rằng mối quan hệ hợp tác với phía Việt Nam là rất mạnh mẽ… Chúng tôi đã trao đổi về các vấn đề chuyên môn với phía Cảnh sát biển Việt Nam, hỗ trợ bảo trì tàu thuyền. Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan khác trong Chính phủ Mỹ cùng giúp Việt Nam xây dựng và tăng cường năng lực hàng hải. Đó là một hướng phát triển tích cực trong hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam"./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Philippines mời các công ty Nga hợp tác dầu khí ở Biển Đông được cho là tính toán khôn ngoan của Duterte nhưng còn nhiều yếu tố phải cân nhắc.

Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines đánh tiếng với Nga để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Việc Philippines mời các công ty Nga hợp tác dầu khí ở Biển Đông được cho là tính toán khôn ngoan của Duterte nhưng còn nhiều yếu tố phải cân nhắc.

Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông
Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc không ngừng gây leo thang căng thẳng hòng độc chiếm Biển Đông nhưng giới quan sát cảnh báo đây không phải việc dễ dàng.

Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông

Trung Quốc không thể "nuốt trọn" Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc không ngừng gây leo thang căng thẳng hòng độc chiếm Biển Đông nhưng giới quan sát cảnh báo đây không phải việc dễ dàng.

Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông
Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Malaysia thừa nhận, việc hạn chế trong trang bị cho hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển khiến nước này gặp bất lợi ở Biển Đông.

Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông

Malaysia muốn tăng sức mạnh hải quân, sẵn sàng cho kịch bản xấu ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Malaysia thừa nhận, việc hạn chế trong trang bị cho hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển khiến nước này gặp bất lợi ở Biển Đông.

Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông
Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông

Mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc ở Biển Đông bằng những lời lẽ nặng nề hiếm thấy.

Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông

Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông

Mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc ở Biển Đông bằng những lời lẽ nặng nề hiếm thấy.

Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp ở Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép.

Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp ở Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép.

Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?
Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

VOV.VN - Việc sở hữu hệ thống HIMARS sẽ giúp Philippines kiềm chế hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Manila vẫn cần phải tính toán kỹ về khả năng này.

Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

Philippines tìm ra cách khắc chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông?

VOV.VN - Việc sở hữu hệ thống HIMARS sẽ giúp Philippines kiềm chế hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Manila vẫn cần phải tính toán kỹ về khả năng này.