Đông Á trước làn sóng Covid-19 thứ 4: Cơ hội từ các chiến lược vaccine

VOV.VN - Châu Á, đặc biệt là Đông Á đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 4 nghiêm trọng, với số ca mắc mới tăng từng ngày và một trong những nguyên nhân chính là biến thể B.1617 có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Sau một thời gian tưởng chừng như đã vượt qua được đại dịch Covid-19 mà không có quá nhiều thiệt hại, hầu hết các quốc gia Đông Á đều phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 4 do biến thể mới từ Ấn Độ, vốn dễ lây lan hơn. Tại Đài Loan (Trung Quốc), nơi đã trải qua hơn 200 ngày liên tiếp mà không ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm mới nào trong cộng đồng, người dân lại một lần nữa được yêu cầu hạn chế ra ngoài sau khi bất ngờ xuất hiện ổ dịch mới tại một khách sạn dành riêng để cách ly các phi hành đoàn, với số ca mắc mới theo ngày lên tới hơn 200 người.

Số ca mắc cũng tăng mạnh ở những quốc gia như Thái Lan, Lào, Malaysia và thậm chí là cả Singapore, quốc gia được đánh giá là một hình mẫu chống dịch. Singapore mới đây ghi nhận 38 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, cao nhất trong hơn 1 năm qua. Để kiềm chế dịch bệnh, chính quyền một lần nữa phải áp đặt lại các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến hoạt động công cộng và tụ tập đông người.

Dù số ca mắc và tử vong vẫn là khá thấp nếu so sánh với cuộc khủng hoảng mà các nước châu Âu và Mỹ phải trải qua, song tình hình lại đáng lo ngại khi đây đều là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp.

Thái Lan chỉ có 1% dân số được tiêm đủ 2 liều vaccine, trong khi tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 1,8% và Indonesia là 3%. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 17/5 thừa nhận, hiện có một khoảng cách lớn về tiêm chủng giữa các quốc gia, mà một trong những lý do chính là khả năng tiếp cận.

“Các nước có thu nhập cao chiếm 15% dân số thế giới, nhưng có 45% vaccine của thế giới, trong khi những nước thu nhập thấp và trung bình chiếm gần một nửa dân số thế giới chỉ nhận được 17% số vaccine. Khoảng cách thực sự rất lớn ”, ông Ghebreyesus nói.

Không chỉ châu Á, mà tại nhiều nơi trên thế giới, biển thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ đang là mối lo ngại lớn. Các nhà khoa học tin rằng biến thể, được gọi là B.1.617, có thể dễ lây truyền hơn chủng Covid-19 ban đầu. Dù không có bằng chứng cho thấy nó đang gây ra bệnh nghiêm trọng hơn, song khả năng lây truyền cao hơn cũng có nghĩa là số lượng các ca nhiễm đang tăng nhanh hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy, một tín hiệu đáng mừng là dường như vaccine ngừa Covid-19 hiện nay hoạt động chống lại biến thể mới. Theo Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, kết quả nghiên cứu ban đầu tại Đại học Oxford cho thấy vaccine có khả năng vô hiệu hóa virus gây bệnh.

“Bằng chứng ban đầu cho thấy rằng B.1.617.2 từ Ấn Độ dễ lây truyền hơn so với biến thể B.1.117 nổi trội trước đây. Dù hiện chưa rõ biến chủng mới có khả năng lây truyền cao hơn ở mức độ này, cũng chưa chưa bó bức tranh đầy đủ về tác động của vaccine, xong dữ liệu ban đầu từ phòng thí nghiệm Đại học Oxford cho thấy, vaccine có hiệu quả đối với biến thể mới. Tất nhiên, điều này có thể khiến bạn yên tâm, nhưng việc biến thể có khả năng lây truyền cao hơn là một mối nguy cơ thực sự”, Bộ trưởng Hancock nhấn mạnh

Anh là nước có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng thuộc nhóm đứng đầu thế giới khi đã hoàn tất tiêm phòng đủ 2 mũi cho 20 triệu người trưởng thành, tương đương 38,2% tổng số người trưởng thành tại quốc gia này. Trong khi đó, tại Ấn Độ - “điểm nóng” Covid-19 hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một liều vaccine Covid-19 có thể giảm tới một nửa nguy cơ lây truyền virus./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao phong tỏa toàn quốc để ngăn Covid-19 là giải pháp “phi thực tế” ở Ấn Độ?
Vì sao phong tỏa toàn quốc để ngăn Covid-19 là giải pháp “phi thực tế” ở Ấn Độ?

VOV.VN - Một số chuyên gia cho rằng lệnh phong tỏa toàn quốc đối với đất nước hơn 1,3 tỷ dân như Ấn Độ là giải pháp phi thực tế và sẽ không hiệu quả.

Vì sao phong tỏa toàn quốc để ngăn Covid-19 là giải pháp “phi thực tế” ở Ấn Độ?

Vì sao phong tỏa toàn quốc để ngăn Covid-19 là giải pháp “phi thực tế” ở Ấn Độ?

VOV.VN - Một số chuyên gia cho rằng lệnh phong tỏa toàn quốc đối với đất nước hơn 1,3 tỷ dân như Ấn Độ là giải pháp phi thực tế và sẽ không hiệu quả.

Dịch Covid-19 xâm nhập vùng nông thôn Ấn Độ
Dịch Covid-19 xâm nhập vùng nông thôn Ấn Độ

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng Covid-19 hoành hành ở các siêu đô thị Ấn Độ đã bắt đầu xâm nhập vào các vùng nông thôn (nơi sinh sống của gần 70% dân số).

Dịch Covid-19 xâm nhập vùng nông thôn Ấn Độ

Dịch Covid-19 xâm nhập vùng nông thôn Ấn Độ

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng Covid-19 hoành hành ở các siêu đô thị Ấn Độ đã bắt đầu xâm nhập vào các vùng nông thôn (nơi sinh sống của gần 70% dân số).

Các nước châu Âu đồng loạt mở cửa trở lại trong nỗi lo biến thể COVID-19 từ Ấn Độ
Các nước châu Âu đồng loạt mở cửa trở lại trong nỗi lo biến thể COVID-19 từ Ấn Độ

VOV.VN - Bắt đầu từ đầu tuần, hàng loạt các quốc gia châu Âu đã nới lỏng các biện pháp hạn chế, cho phép hầu hết các lĩnh vực kinh tế trở lại hoạt động bình thường, bất chấp sự lây lan của các biến thể virus đang gây nên một số lo ngại.

Các nước châu Âu đồng loạt mở cửa trở lại trong nỗi lo biến thể COVID-19 từ Ấn Độ

Các nước châu Âu đồng loạt mở cửa trở lại trong nỗi lo biến thể COVID-19 từ Ấn Độ

VOV.VN - Bắt đầu từ đầu tuần, hàng loạt các quốc gia châu Âu đã nới lỏng các biện pháp hạn chế, cho phép hầu hết các lĩnh vực kinh tế trở lại hoạt động bình thường, bất chấp sự lây lan của các biến thể virus đang gây nên một số lo ngại.