Động thái đáp trả của Nga đối với các quốc gia áp giá trần dầu mỏ

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin hôm qua (27/12) đã ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm liên quan cho những quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Sắc lệnh này được coi là sự đáp trả của Nga đối với các nước phương Tây.

Sắc lệnh cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm liên quan của Tổng thống Nga Putin có hiệu lực từ ngày 1/2/2023 và kéo dài 5 tháng. Sắc lệnh này được coi là sự đáp trả của Nga sau khi Liên minh châu Âu (EU) cùng Nhóm các nước nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Australia nhất trí áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga vận chuyển bằng đường biển từ ngày 5/12.

Theo các nước phương Tây, biện pháp này nhằm làm giảm nguồn thu của Nga, qua đó gây khó khăn cho Nga trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Nga xem việc áp mức giá trần này là không thân thiện và trái với luật pháp quốc tế của Mỹ và các quốc gia phương Tây khác.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết: "Nếu giá dầu từ Nga hoặc các quốc gia khác bị hạn chế và giới hạn giá giả tạo được đưa ra, điều đó chắc chắn sẽ làm xấu đi môi trường đầu tư trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu, và sau đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài nguyên năng lượng toàn cầu và chi phí của năng lượng sẽ tăng lên”.

Theo các nhà phân tích, mức giá trần của các nước phương Tây và biện pháp đáp trả mơi nhat của Nga sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay. Vì Nga bán gần 80% lượng dầu thô cho châu Á và chỉ 17% cho châu Âu. Phần lớn các khách hàng châu Âu mua dầu của Nga qua đường ống dẫn dầu Druzhba. Sắc lệnh đáp trả của Nga cũng khẳng định Tổng thống Nga Putin “có thể cấp phép đặc biệt” để bán dầu và các sản phẩm dầu trong một số trường hợp nhất định ngay cả khi người mua tuân thủ giới hạn mức giá trần của phương Tây.

Trong một diễn biến lên quan, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov lo ngại thâm hụt ngân sách năm 2023 của Nga có thể cao hơn mức dự kiến 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do biện pháp áp giá trần ảnh hưởng đến nguồn thu. Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, Nga đã đưa ra các khoản chiết khấu hào phóng cho các nhà nhập khẩu dầu chính là Ấn Độ và Trung Quốc. Chênh lệch giữa giá dầu Urals của Nga và giá dầu Brent tiêu chuẩn quốc tế đã tăng từ 1 đên 2 USD lên mức hiện nay là từ 20 – 30 USD mỗi thùng. Theo Bộ trưởng Siluanov, Nga sẽ tìm cách phát triển các thị trường mới nhằm khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu mỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IEA: Doanh thu dầu mỏ của Nga giảm dù sản lượng tăng
IEA: Doanh thu dầu mỏ của Nga giảm dù sản lượng tăng

VOV.VN - Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 11 giảm dù sản lượng tăng, dấu hiệu cho thấy biện pháp trừng phạt của phương Tây có hiệu quả.

IEA: Doanh thu dầu mỏ của Nga giảm dù sản lượng tăng

IEA: Doanh thu dầu mỏ của Nga giảm dù sản lượng tăng

VOV.VN - Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 11 giảm dù sản lượng tăng, dấu hiệu cho thấy biện pháp trừng phạt của phương Tây có hiệu quả.

Tổng thống Nga ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả áp trần giá dầu
Tổng thống Nga ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả áp trần giá dầu

VOV.VN - Ngày 27/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả đối với trần giá dầu do phương Tây áp đặt. Tài liệu tương ứng đã được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức, có hiệu lực từ 1/2/2023 và có giá trị đến 1/7/2023.

Tổng thống Nga ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả áp trần giá dầu

Tổng thống Nga ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả áp trần giá dầu

VOV.VN - Ngày 27/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả đối với trần giá dầu do phương Tây áp đặt. Tài liệu tương ứng đã được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức, có hiệu lực từ 1/2/2023 và có giá trị đến 1/7/2023.

Tổng thống Nga Putin: Áp trần giá sẽ dẫn đến phá hủy năng lượng thế giới
Tổng thống Nga Putin: Áp trần giá sẽ dẫn đến phá hủy năng lượng thế giới

VOV.VN - Ngày 22/12, trả lời các phóng viên về việc EU áp đặt trần giá đối với dầu và khí đốt của nước này, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, đây là biện pháp hành chính, phi thị trường, là con đường dẫn đến phá hủy năng lượng thế giới.

Tổng thống Nga Putin: Áp trần giá sẽ dẫn đến phá hủy năng lượng thế giới

Tổng thống Nga Putin: Áp trần giá sẽ dẫn đến phá hủy năng lượng thế giới

VOV.VN - Ngày 22/12, trả lời các phóng viên về việc EU áp đặt trần giá đối với dầu và khí đốt của nước này, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, đây là biện pháp hành chính, phi thị trường, là con đường dẫn đến phá hủy năng lượng thế giới.

Phó Thủ tướng Nga: Việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu sẽ chỉ dẫn đến thiếu hụt
Phó Thủ tướng Nga: Việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu sẽ chỉ dẫn đến thiếu hụt

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nga - Alexander Novak coi việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu là một quyết định chính trị, không phải kinh tế. Biện pháp này chỉ có thể dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt trong khu vực.

Phó Thủ tướng Nga: Việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu sẽ chỉ dẫn đến thiếu hụt

Phó Thủ tướng Nga: Việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu sẽ chỉ dẫn đến thiếu hụt

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nga - Alexander Novak coi việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu là một quyết định chính trị, không phải kinh tế. Biện pháp này chỉ có thể dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt trong khu vực.

Điện Kremlin lên tiếng về việc EU áp giá trần khí đốt
Điện Kremlin lên tiếng về việc EU áp giá trần khí đốt

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin cho rằng biện pháp áp giá trần khí đốt của EU đang làm gián đoạn quá trình định giá của thị trường.

Điện Kremlin lên tiếng về việc EU áp giá trần khí đốt

Điện Kremlin lên tiếng về việc EU áp giá trần khí đốt

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin cho rằng biện pháp áp giá trần khí đốt của EU đang làm gián đoạn quá trình định giá của thị trường.