Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp 26

VOV.VN - Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay 12/9 và được tổ chức thành 3 đợt (từ 12-14; 18, 20 và 29/9).

Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án luật: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi);

Ngoài ra, cho ý kiến lần 2 với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Về giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Cạnh đó còn có dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 cũng được cho ý kiến tại phiên họp này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn thảo luận về hàng loạt báo cáo: Các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023

Xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4.

Trong đó có nội dung kết quả thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ngoài ra còn có báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8/2023.

Về quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước; báo cáo lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng được thảo luận tại phiên họp 26.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét, cho ý kiến bằng văn bản về nhiều nội dung khác như: Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Các báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động và việc quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá 2 năm 2021 và năm 2022; kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2022; tình hình thực hiện quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2022.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ chế đặc thù được TPHCM, Cần Thơ và Hải Phòng thực hiện thế nào?
Cơ chế đặc thù được TPHCM, Cần Thơ và Hải Phòng thực hiện thế nào?

VOV.VN - Dù còn những khó khăn nhất định trong thực hiện, song thực tế thực hiện tại TP.HCM, Cần Thơ và Hải Phòng cho thấy một số cơ chế, chính sách đặc thù giúp công việc ở địa phương “chạy nhanh hơn”.

Cơ chế đặc thù được TPHCM, Cần Thơ và Hải Phòng thực hiện thế nào?

Cơ chế đặc thù được TPHCM, Cần Thơ và Hải Phòng thực hiện thế nào?

VOV.VN - Dù còn những khó khăn nhất định trong thực hiện, song thực tế thực hiện tại TP.HCM, Cần Thơ và Hải Phòng cho thấy một số cơ chế, chính sách đặc thù giúp công việc ở địa phương “chạy nhanh hơn”.

Rà soát, lập danh sách dự kiến lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội
Rà soát, lập danh sách dự kiến lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội

VOV.VN - “Ban Công tác đại biểu đã rà soát, lập danh sách dự kiến người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Rà soát, lập danh sách dự kiến lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội

Rà soát, lập danh sách dự kiến lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội

VOV.VN - “Ban Công tác đại biểu đã rà soát, lập danh sách dự kiến người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa
Xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa

VOV.VN - Việc xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, mà còn giúp cho tòa án giải quyết tình trạng hoãn các phiên tòa do vắng mặt bị cáo và những người tham gia tố tụng vì nhiều lý do khách quan.

Xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa

Xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa

VOV.VN - Việc xét xử theo hình thức trực tuyến không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, mà còn giúp cho tòa án giải quyết tình trạng hoãn các phiên tòa do vắng mặt bị cáo và những người tham gia tố tụng vì nhiều lý do khách quan.

Tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng: Xử lý nghiêm để cảnh tỉnh
Tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng: Xử lý nghiêm để cảnh tỉnh

VOV.VN - Tội phạm tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng cho thấy công cuộc chống tham nhũng ngày càng quyết liệt, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nên việc phát hiện và xử lý ngày càng nhiều.

Tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng: Xử lý nghiêm để cảnh tỉnh

Tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng: Xử lý nghiêm để cảnh tỉnh

VOV.VN - Tội phạm tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng cho thấy công cuộc chống tham nhũng ngày càng quyết liệt, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nên việc phát hiện và xử lý ngày càng nhiều.