Dư luận nói gì về việc EU quyết định trao quy chế ứng viên cho Ukraine?

VOV.VN - Trong một động thái chưa có tiền lệ, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua (23/6), lãnh đạo khối này đã nhất trí cấp quy chế ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu cho Ukraine và nước láng giềng Moldova.

Ukraine gọi đây là quyết định lịch sử trong khi Nga ngay lập tức phản đối quyết định trên của Liên minh châu Âu. Gọi là chưa có tiền lệ bởi thời gian từ khi nộp đơn đến khi được cấp quy chế ứng viên Liên minh châu Âu của Ukraine và Moldova diễn ra quá nhanh, chỉ vỏn vẹn vài tháng.

Ukraine nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 28/2, tức là 4 ngày sau khi Nga tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng. Trong khi Moldova cùng với Gruzia cùng nộp đơn gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 4/3 vừa qua. Bên cạnh đó Ukraine đang xảy ra chiến sự trong khi Moldova, quốc gia láng giềng của Ukraine lại là quốc gia nghèo nhất châu lục, có nhiều yếu tố khó đáp ứng được tiêu chuẩn gia nhập Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, bất chấp thực tế này, lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh khối này diễn ra tối qua đã quyết định cấp quy chế ứng viên nhằm thể hiện sự ủng hộ hai nước này trước chiến dịch quân sự của Nga. Phát biểu tại cuộc họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen xác nhận thông tin trên, đồng thời nhấn mạnh Ukraine và Moldova sẽ phải tiếp tục nỗ lực ở giai đoạn tiếp theo để tiến tới chính thức được kết nạp vào khối:

 “Dĩ nhiên, hai nước này sẽ phải nỗ lực hơn nữa giải quyết các vấn đề trong nước trước khi có thể tiến tới giai đoạn gia nhập Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, tôi tin rằng, hai nước này sẽ giải quyết nhẹ nhàng các vấn đề và sẽ nỗ lực để thực thi các cải cách cần thiết để tiến bước trên con đường gia nhập khối. Trên hết và trước hết, những cải cách này sẽ tốt cho các nước, tốt cho nền dân chủ và tăng cường khả năng cạnh tranh. Và điều đó là hữu ích đối với người dân các nước này”, bà Ursula von der Leyen cho biết.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trong một dòng trạng thái đăng tải trên trang Twitter cá nhân đã nói rằng đây là một khoảnh khắc lịch sử, đánh dấu một bước quan trọng trên con đường hướng tới Liên minh châu Âu của Ukraine. Trong khi Tổng thống Pháp Macron nói rằng, động thái này đã gửi một tín hiệu rất mạnh tới Nga rằng Liên minh châu Âu ủng hộ nguyện vọng hướng về phương Tây của Ukraine.

Trong một video đăng tải trên Instagram ngay sau thông báo của Liên minh châu Âu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ca ngợi quyết định cấp quy chế ứng cử viên của Liên minh châu Âu là chiến thắng: “Chúng tôi vừa nhận được quy chế ứng cử viên. Đây là một chiến thắng. Chúng tôi đã đợi chờ điều này 120 ngày và 3 năm qua. Không cần bàn cãi gì nữa, chúng tôi sẽ chiến thắng”.

Trong khi đó, Nga tuyên bố sẽ không chấp nhận việc Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu, tương tự việc Ukraine gia nhập NATO. Trong một tuyên bố, Đại sứ Nga tại nước cộng hòa Lugansk Rodion Miroshnik đã nói rằng, đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng. Bởi quá trình gia nhập Liên minh châu Âu vốn rất dài, có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm.

Theo ông Rodion Miroshnik, tình hình hiện tại của Ukraine tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ không dễ gì có thể giải quyết để đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu. Đại sứ Nga tại Lugansk cũng nhấn mạnh, quyết định này chỉ khiến Ukraine sử dụng quy chế ứng viên để tuyển quân nhiều hơn cho chiến dịch quân sự. Tuyên bố trên được xem là sự thay đổi về lập trường của Nga, vì trước đây Nga không phản đối Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu.

Theo đánh giá của giới phân tích, mặc dù Ukraine đã được cấp quy chế ứng viên Liên minh châu Âu, nhưng viễn cảnh nước này được kết nạp chính thức vào khối có thể mất nhiều năm với nhiều điều kiện ràng buộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Sát thủ vô hình" trong cuộc xung đột Nga-Ukraine
"Sát thủ vô hình" trong cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Xung đột Nga-Ukraine là cuộc chiến lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến 2 và hình thức tác chiến đã thay đổi rất nhiều từ khi lực lượng Đồng minh đánh bại quân Đức Quốc xã.

"Sát thủ vô hình" trong cuộc xung đột Nga-Ukraine

"Sát thủ vô hình" trong cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Xung đột Nga-Ukraine là cuộc chiến lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến 2 và hình thức tác chiến đã thay đổi rất nhiều từ khi lực lượng Đồng minh đánh bại quân Đức Quốc xã.

Nga siết chặt gọng kìm ở Lugansk, Ukraine đối mặt nhiều bất lợi
Nga siết chặt gọng kìm ở Lugansk, Ukraine đối mặt nhiều bất lợi

VOV.VN - Nga đang gây cho Ukraine một bước lùi đáng kể trong cuộc chiến tại Donbass khi phá vỡ các tuyến phòng thủ xung quanh thành phố chiến lược Lysychansk và khiến quân đội của Kiev đối mặt nguy cơ bị bao vây tại thành phố này.

Nga siết chặt gọng kìm ở Lugansk, Ukraine đối mặt nhiều bất lợi

Nga siết chặt gọng kìm ở Lugansk, Ukraine đối mặt nhiều bất lợi

VOV.VN - Nga đang gây cho Ukraine một bước lùi đáng kể trong cuộc chiến tại Donbass khi phá vỡ các tuyến phòng thủ xung quanh thành phố chiến lược Lysychansk và khiến quân đội của Kiev đối mặt nguy cơ bị bao vây tại thành phố này.

Xung đột Nga-Ukraine bộc lộ điểm yếu chí mạng của trực thăng quân sự
Xung đột Nga-Ukraine bộc lộ điểm yếu chí mạng của trực thăng quân sự

VOV.VN - Trực thăng tấn công được thiết kế để hỗ trợ quân đội và xe tăng trên chiến trường. Dù được trang bị vũ khí mạnh mẽ, nhưng chúng cũng rất dễ bị tổn thương.

Xung đột Nga-Ukraine bộc lộ điểm yếu chí mạng của trực thăng quân sự

Xung đột Nga-Ukraine bộc lộ điểm yếu chí mạng của trực thăng quân sự

VOV.VN - Trực thăng tấn công được thiết kế để hỗ trợ quân đội và xe tăng trên chiến trường. Dù được trang bị vũ khí mạnh mẽ, nhưng chúng cũng rất dễ bị tổn thương.

Lệnh phong tỏa Kaliningrad ảnh hưởng ra sao đến Nga?
Lệnh phong tỏa Kaliningrad ảnh hưởng ra sao đến Nga?

VOV.VN - Vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, nằm cách phần còn lại của nước này hàng trăm dặm về phía Tây, đang trở thành “điểm nóng mới nhất” khi căng thẳng giữa Nga và châu Âu leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Lệnh phong tỏa Kaliningrad ảnh hưởng ra sao đến Nga?

Lệnh phong tỏa Kaliningrad ảnh hưởng ra sao đến Nga?

VOV.VN - Vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, nằm cách phần còn lại của nước này hàng trăm dặm về phía Tây, đang trở thành “điểm nóng mới nhất” khi căng thẳng giữa Nga và châu Âu leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.