Đức giục Trung Quốc sớm nối lại đối thoại trong các chủ đề nhạy cảm

VOV.VN - Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn Đức và Trung Quốc nhanh chóng nối lại đối thoại trong các chủ đề nhạy cảm và có nhiều khác biệt như nhân quyền hay cơ chế hợp tác kinh tế có đi có lại.

Mở đầu phiên tham vấn chính phủ trực tuyến ngày 28/4 cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận giữa hai nước Đức và Trung Quốc có những khác biệt quan điểm trong nhiều vấn đề, nhưng việc hai nước trong nhiều năm qua luôn có thể trao đổi thẳng thắn cùng nhau về các khác biệt này là một thành công.

Do đó, bà Merkel kêu gọi phía Trung Quốc nhanh chóng nối lại các đối thoại về các chủ đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Trung Quốc với Đức nói riêng và phương Tây nói chung, như vấn đề Hong Kong hay nhân quyền.

Các cuộc họp tham vấn chính phủ giữa Đức và Trung Quốc là cơ chế được bà Angela Merkel tạo lập từ khi lên nắm quyền và là cơ chế vốn chỉ dành cho các đối tác thân thiết. Trước thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã 4 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Đức và năm 2014 hai nước đã ký kết thỏa thuận “Đối tác chiến lược toàn diện”. Dưới thời cầm quyền của bà Angela Merkel, hai nước Đức và Trung Quốc đã tiến hành 5 lần tham vấn chính phủ. Đây là cuộc họp tham vấn cuối cùng của bà Merkel với phía Trung Quốc trước khi rời chính trường vào cuối năm nay.

Hiện tại, các căng thẳng địa chính trị đang khiến quan hệ hai bên xấu đi. Trong năm 2020, Đức đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong, đồng thời đình chỉ Hiệp ước dẫn độ giữa Đức và Hong Kong. Mới đây, Đức cùng EU đã trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương, dẫn đến việc trả đũa leo thang từ phía Trung Quốc và đe dọa khai tử Hiệp định toàn diện về đầu tư mà EU và Trung Quốc vừa hoàn tất cuối năm 2020.

Tuy nhiên, bà Angela Merkel vẫn bảo vệ Hiệp định này và cho rằng Trung Quốc cũng như châu Âu có thể dựa vào Hiệp định này để điều chỉnh các khác biệt trong quan hệ song phương.

 “Tôi cho rằng Hiệp định về đầu tư này có thể là nền tảng cho các mối quan hệ kinh tế, cho một quan hệ rõ ràng, một sự tiếp cận thị trường có đi có lại cũng như tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý và tính minh bạch”.

Trong một động thái được xem là để cố gắng điều chỉnh mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, chính phủ Đức tuần trước (23/4) đã thông qua một bộ luật tăng cường an ninh trong lĩnh vực hệ thống công nghệ thông tin. Giới phân tích cho rằng tuy không chỉ đích danh nhưng luật này nhằm vào tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc khi nâng cao các rào cản về mặt an ninh. Tuy nhiên, chính phủ Đức cho biết họ không cấm Huawei tham gia vào việc phát triển mạng viễn thông 5G tại Đức.

Tại châu Âu, chính phủ Đức cũng như các tập đoàn công nghiệp Đức được cho là những người vận động mạnh mẽ nhất cho Hiệp định đầu tư giữa EU và Trung Quốc và đang nỗ lực tháo gỡ bất đồng giữa hai bên nhằm cứu vãn Hiệp định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao EU muốn “nhập cuộc sâu” trong mặt trận chống Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Vì sao EU muốn “nhập cuộc sâu” trong mặt trận chống Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương?

VOV.VN - Từ mối quan hệ thiên về kinh tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc và những hành động quyết đoán của nước này đã khiến EU phải thay đổi chiến lược để “nhập cuộc sâu hơn” ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Vì sao EU muốn “nhập cuộc sâu” trong mặt trận chống Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương?

Vì sao EU muốn “nhập cuộc sâu” trong mặt trận chống Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương?

VOV.VN - Từ mối quan hệ thiên về kinh tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc và những hành động quyết đoán của nước này đã khiến EU phải thay đổi chiến lược để “nhập cuộc sâu hơn” ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc hiện nay không như thời Chiến tranh Lạnh
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc hiện nay không như thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt về công nghệ, quân sự, và ý thức hệ. Nhưng hai bên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhau về kinh tế. Đối đấu Mỹ-Trung do vậy không thể như thời Chiến tranh Lạnh trước đây.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc hiện nay không như thời Chiến tranh Lạnh

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc hiện nay không như thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt về công nghệ, quân sự, và ý thức hệ. Nhưng hai bên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhau về kinh tế. Đối đấu Mỹ-Trung do vậy không thể như thời Chiến tranh Lạnh trước đây.

EU cạnh tranh ngoại giao vaccine với Nga và Trung Quốc ở khu vực Balkan
EU cạnh tranh ngoại giao vaccine với Nga và Trung Quốc ở khu vực Balkan

VOV.VN - EU đang bị bỏ lại sau Nga và Trung Quốc trong việc chia sẻ vaccine với các nước Tây Balkan, những nước tới nay chủ yếu vẫn phải dựa vào cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX.

EU cạnh tranh ngoại giao vaccine với Nga và Trung Quốc ở khu vực Balkan

EU cạnh tranh ngoại giao vaccine với Nga và Trung Quốc ở khu vực Balkan

VOV.VN - EU đang bị bỏ lại sau Nga và Trung Quốc trong việc chia sẻ vaccine với các nước Tây Balkan, những nước tới nay chủ yếu vẫn phải dựa vào cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX.