Dừng giai đoạn khẩn cấp, EU chuẩn bị chiến lược cho giai đoạn hậu đại dịch

VOV.VN - Với ước tính 60-80% dân số đã mắc Covid-19, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố dừng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch Covid-19 và chuyển sang giai đoạn mới kiểm soát dịch bệnh theo hướng bền vững hơn. Khối này cũng đưa ra cách tiếp cận chiến lược mới để chuẩn bị cho giai đoạn hậu đại dịch.

Vaccine vẫn là thiết yếu trong giai đoạn mới của cuộc chiến chống Covid-19. Theo đó, Ủy ban châu Âu khuyến nghị các nước tiêm tăng cường, tiêm cho nhóm tuổi trẻ em từ 5 tuổi trở lên trước khi bắt đầu năm học mới. Hiện tỷ lệ tiêm chủng cho nhóm tuổi từ 5 đến 9 tuổi ở EU là dưới 15%, trong khi con số này là hơn 70% thanh thiếu niên từ 15 đến 17 tuổi.

Cao ủy Liên minh châu Âu về vấn đề y tế Stella Kyriakides nhấn mạnh:  “Chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của đại dịch, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh về cách kiểm soát loại virus này. Đây là lý do tại sao Liên minh châu Âu đưa ra cách tiếp cận mới và đề ra các hành động giúp chuyển từ tình trạng khẩn cấp sang cách kiểm soát bền vững hơn”.

Chiến lược thứ 2 là phát triển các loại thuốc kháng virus và phát triển các thế hệ vaccine phòng Covid-19 mới, với hiệu quả bảo vệ mạnh và lâu dài hơn. Thuốc kháng virus Covid-19 do Pfizer PFE.N và Merck & Co MRK.N phát triển đã được chấp thuận sử dụng ở EU, nhưng mức độ phổ biến còn hạn chế do giá cao, các thủ tục kê đơn phức tạp... Liên minh châu Âu cũng đang thúc đẩy việc phát triển thế hệ tiếp theo của vaccine Covid-19, với kỳ vọng sẽ cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài và mạnh mẽ hơn chống lại đại dịch.

Chiến lược thứ 3 là điều chỉnh các biện pháp giám sát virus. Theo đó, thay vì tập trung nguồn lực đếm ca và cập nhật trường hợp lây nhiễm, chiến lược mới tăng cường giải trình tự bộ gen phát hiện các biến thể mới. Tuy nhiên để đảm bảo cung cấp các chỉ dẫn về xu hướng dịch tễ học, hệ thống giám sát cúm mùa sẽ hữu ích với việc lựa chọn một số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để thu thập và chia sẻ dữ liệu liên quan đến đại dịch. Theo đó, ưu tiên xét nghiệm tập trung vào nhóm có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng, nhân viên y tế và những người tiếp xúc thường xuyên với các nhóm dễ bị tổn thương.

Cao ủy Liên minh châu Âu về vấn đề y tế Stella Kyriakides cho biết: “Thay vì xét nghiệm hàng loạt, chúng tôi sẽ tập trung vào những trường hợp điển hình nhất, thu thập thông tin đáng tin cậy về mức độ lây nhiễm. Chúng tôi vẫn yêu cầu các nước thành viên tiếp tục theo dõi xem có bất kỳ thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng và sự lây truyền của virus”.

Và trong một biện pháp phòng ngừa các làn sóng mới, Chiến lược thứ 4 của Liên minh châu Âu cũng bao gồm khuyến nghị các quốc gia sẵn sàng tâm thế quay trở lại các biện pháp khẩn cấp nếu cần thiết.

Với các cảnh báo không chỉ từ Liên minh châu Âu mà còn từ Tổ chức Y tế thế giới rằng Covid-19 vẫn tồn tại và thế giới còn một con đường dài phía trước để chiến thắng đại dịch, các biện pháp cảnh giác và chuẩn bị là cần thiết. Tuy nhiên thế giới cần bắt đầu một giai đoạn mới, với những điều chỉnh để kiểm soát đại dịch. Theo Liên minh châu Âu, điều chỉnh cách phòng chống dịch là bước chuyển cần thiết để chuyển sang mục tiêu kiểm soát đại dịch một cách bền vững hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch Covid-19 tái bùng phát ở châu Âu sau khi nhiều nước dỡ bỏ hạn chế
Dịch Covid-19 tái bùng phát ở châu Âu sau khi nhiều nước dỡ bỏ hạn chế

VOV.VN - Châu Âu đã cố gắng loại bỏ Covid-19, nhưng việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch cùng với sự lây lan của biến thể Omicron tàng hình đã khiến đại dịch bùng phát trở lại khu vực này với số ca mắc bệnh tăng cao kỷ lục.

Dịch Covid-19 tái bùng phát ở châu Âu sau khi nhiều nước dỡ bỏ hạn chế

Dịch Covid-19 tái bùng phát ở châu Âu sau khi nhiều nước dỡ bỏ hạn chế

VOV.VN - Châu Âu đã cố gắng loại bỏ Covid-19, nhưng việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch cùng với sự lây lan của biến thể Omicron tàng hình đã khiến đại dịch bùng phát trở lại khu vực này với số ca mắc bệnh tăng cao kỷ lục.

Con đường để châu Âu coi Covid-19 là bệnh đặc hữu còn nhiều gian nan
Con đường để châu Âu coi Covid-19 là bệnh đặc hữu còn nhiều gian nan

VOV.VN - Một số quốc gia châu Âu đã thay đổi cách tiếp cận đối với đại dịch Covid-19 sang phương pháp gần giống như cách điều trị bệnh cúm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng còn quá sớm để thực hiện điều này.

Con đường để châu Âu coi Covid-19 là bệnh đặc hữu còn nhiều gian nan

Con đường để châu Âu coi Covid-19 là bệnh đặc hữu còn nhiều gian nan

VOV.VN - Một số quốc gia châu Âu đã thay đổi cách tiếp cận đối với đại dịch Covid-19 sang phương pháp gần giống như cách điều trị bệnh cúm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng còn quá sớm để thực hiện điều này.

Đã qua thời phong tỏa, châu Âu “mạnh tay” với người từ chối tiêm vaccine Covid-19
Đã qua thời phong tỏa, châu Âu “mạnh tay” với người từ chối tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Khi biến thể Omicron lan tràn khắp châu Âu, dẫn đến số ca mắc mới tăng vọt ở hàng chục quốc gia, việc thúc đẩy tiêm vaccine ngừa Covid-19 đã trở thành ưu tiên hàng đầu để giảm gánh nặng lên dịch vụ y tế.  

Đã qua thời phong tỏa, châu Âu “mạnh tay” với người từ chối tiêm vaccine Covid-19

Đã qua thời phong tỏa, châu Âu “mạnh tay” với người từ chối tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Khi biến thể Omicron lan tràn khắp châu Âu, dẫn đến số ca mắc mới tăng vọt ở hàng chục quốc gia, việc thúc đẩy tiêm vaccine ngừa Covid-19 đã trở thành ưu tiên hàng đầu để giảm gánh nặng lên dịch vụ y tế.