EU chia rẽ về việc từ bỏ bản quyền vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Trong khi quan chức lãnh đạo Ủy ban châu Âu lên tiếng ủng hộ ý tưởng của Mỹ về việc tạm từ bỏ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 thì quốc gia thành viên chủ chốt của EU là Đức lại lên tiếng phản bác đề xuất này.

Phát biểu trong ngày 6/5 khi đang tham dự một sự kiện tại Florence (Italia), Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu sẵn sàng thảo luận về đề xuất mới đây được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra liên quan đến việc từ bỏ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 nhằm giúp các quốc gia trên thế giới có thể tự sản xuất được vaccine.

“Liên minh châu Âu sẵn sàng thảo luận bất cứ đề xuất nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng y tế hiện nay một cách hiệu quả và thực tế. Do đó chúng tôi sẵn sàng bàn về đề xuất của Mỹ về việc từ bỏ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ liên quan đến vaccine ngừa Covid-19 để đạt được mục tiêu đó”, bà Leyen nói.

Vấn đề về bản quyền vaccine ngừa Covid-19 đang gây ra tranh cãi lớn trong cộng đồng quốc tế. Trong những ngày qua, hơn 100 quốc gia cùng nhiều nhà khoa học và các tổ chức lớn để đệ đơn lên Tổ chức Y tế thế giới yêu cầu tổ chức này can thiệp để buộc các quốc gia và các hãng dược phẩm từ bỏ bản quyền vaccine ngừa Covid-19, cung cấp cho các nước khác công nghệ để có thể sản xuất vaccine.

Những người ủng hộ ý tưởng này cho rằng các nước giàu có, bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada đang kiểm soát và thâu tóm hầu hết lượng vaccine ngừa Covid-19 được sản xuất trên thế giới và trong khi tình trạng dư thừa vaccine xuất hiện tại nhiều nước phương Tây thì rất nhiều quốc gia nghèo trên thế giới chưa nhận được bất cứ liều vaccine nào. Thực tế này sẽ khiến cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu kéo dài và có nguy cơ đẩy nhiều nước rơi vào thảm cảnh như Ấn Độ và Brazil.

Ngoài ra, nhóm yêu cầu từ bỏ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 cũng cho rằng các công nghệ chế tạo vaccine ngừa Covid-19 là tài sản chung của nhân loại đồng thời các hãng dược phẩm đã nhận trợ cấp hàng tỷ USD từ các chính phủ để nghiên cứu nên phải có nghĩa vụ chia sẻ. Tuy nhiên, đại diện hầu hết các hãng dược lớn đều bác bỏ yêu cầu này vì lo ngại lợi nhuận sẽ bị sụt giảm.

Tại châu Âu, quan điểm của Ủy ban châu Âu cũng đang tạo nên chia rẽ. Ngay trong chiều ngày 6/5, người phát ngôn chính phủ Đức cho biết nước Đức phản đối việc hủy bỏ bản quyền vaccine Covid-19. Phía Đức cho rằng việc đẩy mạnh sản xuất vaccine ngừa Covid-19 phụ thuộc vào khả năng sản xuất và công nghệ chứ không phải vấn đề bản quyền. Đức cũng cho rằng nước này ủng hộ cơ chế phân phối vaccine Covax của WHO nhưng cũng cần phải bảo vệ phát minh của các ngành công nghiệp.

Theo WHO, đến hết tháng 4/2021, mới chỉ có 700 triệu liều vaccine được tiêm cho dân chúng các nước, trong đó chỉ có 0,2% là tại các nước nghèo. Trong số các nước phát triển, chỉ có EU, Trung Quốc và Nga là xuất khẩu vaccine Covid-19 với số lượng lớn cho các nước, trong khi Mỹ và Anh cấm xuất khẩu, dù đã tiêm cho gần 2/3 dân số trong nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19
Mỹ ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/5 bày tỏ ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19, một động thái được các nghị sỹ đảng Dân chủ và hơn 100 nước khác ủng hộ, nhưng lại vấp phải sự giận dữ của các công ty dược phẩm.

Mỹ ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19

Mỹ ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/5 bày tỏ ủng hộ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19, một động thái được các nghị sỹ đảng Dân chủ và hơn 100 nước khác ủng hộ, nhưng lại vấp phải sự giận dữ của các công ty dược phẩm.

Serbia hỗ trợ 30 USD cho công dân đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19
Serbia hỗ trợ 30 USD cho công dân đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19

VOV.VN - Với mục tiêu đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, chính quyền Serbia sẽ hỗ trợ tài chính cho công dân tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Serbia hỗ trợ 30 USD cho công dân đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19

Serbia hỗ trợ 30 USD cho công dân đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19

VOV.VN - Với mục tiêu đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, chính quyền Serbia sẽ hỗ trợ tài chính cho công dân tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Canada là nước đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer dùng cho trẻ em
Canada là nước đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer dùng cho trẻ em

VOV.VN - Canada vừa chính thức cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận dùng loại vaccine này ở trẻ em.

Canada là nước đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer dùng cho trẻ em

Canada là nước đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer dùng cho trẻ em

VOV.VN - Canada vừa chính thức cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận dùng loại vaccine này ở trẻ em.