Hai nhà sản xuất vaccine Pfizer và Moderna từ chối họp với ông Trump

VOV.VN - Cả Pfizer và Moderna, hai hãng dược lớn có khả năng nhận được giấy phép khẩn cấp cho vaccine ngừa Covid-19 trong những tuần tới, đã từ chối lời mời tham dự “Hội nghị vaccine” tại Nhà Trắng.

Trong những tuần gần đây, chính quyền ông Trump đã công khai chỉ trích Pfizer vì cố tách khỏi Chiến dịch Thần tốc và công bố dữ liệu vaccine sau ngày bầu cử. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn mời Giám đốc điều hành Albert Bourla tới dự hội nghị về quá trình phát triển vaccine. Giám đốc điều hành của Moderna cũng được mời, nhưng cả ông và ông Albert Bourla sẽ không tham dự.

Sự kiện này được xem là một nỗ lực của chính quyền ông Trump để công nhận sự phát triển nhanh chóng của vaccine ngừa Covid-19 và gây áp lực buộc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) nhanh chóng cấp phép sử dụng khẩn cấp cho hai ứng viên vaccine. Theo Axios và Bloomberg, ủy viên FDA Stephen Hahn đã hai lần được gọi tới Nhà Trắng để giải thích về việc chậm cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine của Pfizer và Moderna.

Theo dữ liệu do các công ty công bố, cả hai loại vaccine của Pfizer và Moderna đều có hiệu quả cao. Nhiều người mong đợi hai ứng viên vaccine này sẽ sớm được phê duyệt khẩn cấp sau khi FDA chính thức xem xét đơn yêu cầu của các công ty.

Việc Pfizer không tham dự hội nghị vaccine là động thái mới nhất trong một loạt các cuộc đụng độ giữa Tổng thống Trump và gã khổng lồ dược phẩm.

Vào ngày 10/11, Kathrin Jansen, một giám đốc điều hành của Pfizer, đã cố gắng tách công ty khỏi Chiến dịch Thần tốc, sáng kiến ​​vaccine ngừa Covid-19 của chính quyền Trump. Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, bà Jansen khẳng định Pfizer “không bao giờ là một phần của Chiến dịch Thần tốc” và công ty “chưa bao giờ lấy bất kỳ khoản tiền nào từ chính phủ Mỹ”.

Dù Pfizer không nhận tài trợ của Chiến dịch Thần tốc để phát triển vaccine, công ty đã đồng ý đơn đặt hàng trị giá 1,95 tỷ USD với chính phủ liên bang. Điều này đảm bảo cho công ty một thị trường lớn nếu vaccine được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Sau đó, Tổng thống Trump cho rằng, nhận xét của bà Jansen là “một sai lầm đáng tiếc”.

Trong cuộc họp báo ngày 20/11, Tổng thống Trump cáo buộc Pfizer trì hoãn việc công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vaccine giai đoạn cuối cho đến sau Ngày bầu cử để làm giảm tỷ lệ tái đắc cử của ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Anh sẽ là quốc gia đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech
Anh sẽ là quốc gia đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech

VOV.VN - Trong tuần này, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tiêm phòng loại vaccine do hãng Pfizer phối hợp với hãng BioNTech sản xuất.

 Anh sẽ là quốc gia đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech

Anh sẽ là quốc gia đầu tiên tiêm vaccine Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech

VOV.VN - Trong tuần này, Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tiêm phòng loại vaccine do hãng Pfizer phối hợp với hãng BioNTech sản xuất.

Giới chức Mỹ lo ngại vì người dân thiếu tin tưởng vaccine ngừa Covid-19
Giới chức Mỹ lo ngại vì người dân thiếu tin tưởng vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Các chuyên gia y tế công cộng cũng đang cảnh báo về một mùa Đông tồi tệ ở phía trước.

Giới chức Mỹ lo ngại vì người dân thiếu tin tưởng vaccine ngừa Covid-19

Giới chức Mỹ lo ngại vì người dân thiếu tin tưởng vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Các chuyên gia y tế công cộng cũng đang cảnh báo về một mùa Đông tồi tệ ở phía trước.

Tổng thống Trump sẽ ký sắc lệnh ưu tiên vaccine ngừa Covid-19 cho người dân Mỹ
Tổng thống Trump sẽ ký sắc lệnh ưu tiên vaccine ngừa Covid-19 cho người dân Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngày 8/12 (giờ Mỹ) nhằm ưu tiên vaccine ngừa Covid-19 cho người dân Mỹ.

Tổng thống Trump sẽ ký sắc lệnh ưu tiên vaccine ngừa Covid-19 cho người dân Mỹ

Tổng thống Trump sẽ ký sắc lệnh ưu tiên vaccine ngừa Covid-19 cho người dân Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngày 8/12 (giờ Mỹ) nhằm ưu tiên vaccine ngừa Covid-19 cho người dân Mỹ.