Anh nông dân Khmer thành công với mô hình đa dạng vật nuôi, cây trồng

VOV.VN - Với sự cần cù, chịu khó áp dụng khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, anh Thạch Chanh Đô Ra, người dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng hàng năm có doanh thu từ việc trồng lúa, trồng dừa, nuôi bò, cá, rắn ri voi… lên tới vài trăm triệu đồng. Anh cũng là một trong những nông dân điển hình trong phát triển kinh tế của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Anh Thạch Chanh Đô Ra quê ở ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành. Đây là địa phương kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp là chính. Vốn xuất thân từ gia đình nông dân nên anh Đô Ra rất cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Năm 2007, anh lập gia đình và ra ở riêng, được cha mẹ 2 bên cho được 4 công đất ruộng. Anh Đô Ra luôn ấp ủ phải nỗ lực vươn lên để kinh tế gia đình khá giả hơn, thế là anh chọn khởi nghiệp từ mô hình làm nông nghiệp ngay tại quê hương mình.

Nói là làm, anh vừa trồng lúa vừa làm thêm nhiều nghề khác, tiết kiệm được bao nhiêu, anh đầu tư mua thêm đất để mở rộng sản xuất. Đến nay, anh đã có cho mình hơn 3ha đất nông nghiệp. Sau nhiều lần suy nghĩ và tìm tòi học hỏi thực tế từ các mô hình làm kinh tế trong và ngoài địa phương và cả trên mạng internet, anh Đô Ra đã chọn mô hình đa dạng cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế.

“Nếu như mình chọn trồng hay nuôi chuyên canh một thứ thì rủi ro rất cao. Nếu như thất hay là bán không được giá thì sẽ rất khó. Mình chọn nuôi, trồng đa dạng như vậy thì nếu như có một thứ nào đó không đạt, vẫn còn thứ khác hỗ trợ vào. Làm nhiều thứ một ít như vậy, giá ổn định thì tốt hơn”, anh Đô Ra chia sẻ.

Thế là anh cải tạo đất gần 5.000m2 để làm mô hình vườn-ao-chuồng. Để hạn chế rủi ro trong sản xuất, anh Đô Ra chọn những cây trồng và vật nuôi dễ chăm sóc nhưng cho giá trị kinh tế ổn định và bền vững.

Anh Đô Ra chia sẻ, xung quanh vườn anh trồng hơn 100 gốc dừa. Dừa không phải chăm sóc, chủ yếu cây sinh trưởng tự nhiên. Mỗi tháng có thương lái đến thu mua trái tận nơi, thu nhập cũng từ 1,5-2 triệu đồng/tháng. Dẫn chúng tôi tham quan chuồng trại chăn nuôi bò thịt, anh Đô Ra cho biết thêm, vài ngày trước, gia đình vừa thu về 24 triệu đồng từ việc bán 2 con bò thịt, giờ chỉ còn lại 2 con để tiếp tục nhân giống, sinh sản.Với chăn nuôi bò, cứ từ 1 năm rưỡi đến 2 năm anh lại bán một đợt, thu về cũng vài chục triệu đồng, tùy từng thời điểm, giá thị trường khác nhau. Riêng phân bò, anh sử dụng làm phân hữu cơ, tận dụng bón cho diện tích trồng cỏ nuôi bò và cây dừa. Anh còn đào thêm ao nuôi cá sặc rằn và ốc bươu đen, mỗi năm thu hoạch cũng kiếm gần 20 triệu đồng.

“Với cây dừa, đầu tiên là dễ trồng, dưới gốc dừa mình có thể trồng được cỏ nuôi bò, còn phân bò thì mình tận dụng ủ làm phân hữu cơ bón lại cho cây dừa và cỏ. Còn trong ao có trồng bông súng, nuôi cá, ốc, là có thêm thu nhập. Tôi chọn cây trồng, vật nuôi này vì như dừa, dù có mưa bão thì mình cũng không sợ bị thiệt hại, dừa cho trái quanh năm. Đối với cá, ốc thì rất phù hợp môi trường ở nông thôn, vì vậy tôi chọn trồng vật nuôi này vì thấy hiệu quả”, anh Đô Ra nói.

Anh Đô Ra còn nuôi hơn 20 con rắn ri voi sinh sản. Theo chia sẻ của Đô Ra, rắn ri voi là loại dễ nuôi, công chăm sóc không nhiều, chi phí thấp, chỉ bỏ công làm lời, lợi nhuận cao. Mỗi con rắn con 1 tháng tuổi anh bán cho khách 50.000 đồng, nuôi càng lớn giá càng cao. Hàng năm anh thu lợi nhuận từ việc bán rắn con cũng từ 15-20 triệu đồng.

Bên cạnh mô hình vườn - ao - chuồng cho thu nhập khá và ổn định, anh Đô Ra còn có nguồn thu nhập chính từ 20 công đất trồng lúa. Để nâng cao năng suất và giá trị kinh tế, những năm qua, anh Đô Ra tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng lúa, anh cũng chuyển từ sản xuất lúa thường sang trồng loại lúa chất lượng cao. Điển hình như vụ lúa Đông Xuân vừa qua, anh tập trung canh tác giống lúa Đài Thơm 8, mỗi công (1 công = 1.300m2) anh thu về 1,1 tấn lúa hàng hóa, thương lái thu mua 6.700 đồng/kg, trừ chi phí xong, anh có lợi nhuận 80 triệu trên diện tích 20 công.

Ông Sơn Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành nhận xét, việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, giúp anh Đô Ra tránh được rủi ro, biến động của thị trường cũng như tận dụng tối đa thời gian sản xuất, đồng thời, còn sử dụng hiệu quả các phế phẩm trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi.

 Đối với mô hình của anh Đô Ra, trong thời gian nhàn rỗi từ làm ruộng thì anh cũng chịu khó tìm tòi, học hỏi tham quan các mô hình làm ăn có hiệu quả, rồi anh đầu tư trồng hơn 100 gốc dừa, bên cạnh đó, đào ao nuôi cá, nuôi ốc, tìm tòi kỹ thuật nuôi rắn ri voi. Với mô hình đa cây, đa con như vậy, mỗi thứ tích cóp một chút thì cũng cho hiệu quả kinh tế cho gia đình”, ông Sơn Minh Hoàng đánh giá.

Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao là hướng đi đang được nhiều nông dân thực hiện. Mô hình trồng trọt kết hợp với nuôi bò, cá, rắn ri voi… của anh Thạch Chanh Đô Ra là một điểm sáng được không ít hộ nông dân tại xã Thuận Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng học tập, áp dụng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu
Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu

VOV.VN - Rời quân ngũ, nhiều cựu chiến binh ở tỉnh Tiền Giang về quê sinh sống đã phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” vừa chăm lo lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình vừa tích cực đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cựu chiến binh Cao Văn Hoàng (68 tuổi) ở ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là một điển hình như thế.

Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu

Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu

VOV.VN - Rời quân ngũ, nhiều cựu chiến binh ở tỉnh Tiền Giang về quê sinh sống đã phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” vừa chăm lo lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình vừa tích cực đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cựu chiến binh Cao Văn Hoàng (68 tuổi) ở ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là một điển hình như thế.

Phát triển cây dược liệu để xóa nghèo
Phát triển cây dược liệu để xóa nghèo

VOV.VN - Đến nay, ngoài các sản phẩm chế biến từ dược liệu đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thì những sản phẩm mới của Yên Bái đều quan tâm đến các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP. 

Phát triển cây dược liệu để xóa nghèo

Phát triển cây dược liệu để xóa nghèo

VOV.VN - Đến nay, ngoài các sản phẩm chế biến từ dược liệu đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thì những sản phẩm mới của Yên Bái đều quan tâm đến các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP. 

Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất
Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất

VOV.VN - Hiện nay, nhiều nông dân vùng cao tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để mở rộng chăn nuôi phát triển sản xuất. Nhiều gia đình có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 800 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất

Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất

VOV.VN - Hiện nay, nhiều nông dân vùng cao tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để mở rộng chăn nuôi phát triển sản xuất. Nhiều gia đình có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 800 triệu đồng/năm.