Hàn Quốc quyết tâm xóa bỏ nhà máy nhiệt điện bằng than đá

VOV.VN - Theo hai kịch bản vừa được thông qua, Hàn Quốc sẽ xóa bỏ hoàn toàn nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá cho tới năm 2050.

Theo Đài KBS, Ủy ban trung hòa carbon 2050 của Hàn Quốc vừa qua đã mở cuộc họp toàn thể lần thứ hai với sự tham dự của Tổng thống Moon Jae-in, ấn định hai kịch bản trung hòa carbon cho tới năm 2050.

Cả hai kịch bản đều có mục tiêu là đưa lượng phát thải ròng carbon cho tới năm 2050 xuống bằng 0, một bước tiến mới so với phương án hiện hành là phát thải tối đa 25,4 triệu tấn carbon.

Tại sự kiện, Tổng thống Moon Jae-in chỉ ra rằng sự đối phó của cộng đồng quốc tế là điều hết sức cấp thiết. Kể từ sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015, đã có 134 quốc gia tuyên bố hoặc ủng hộ trung hòa carbon. Phần lớn các quốc gia đều đã nâng hoặc cam kết nâng mạnh mục tiêu cắt giảm khí nhà kính so với trước đó.

Theo hai kịch bản vừa được thông qua, Hàn Quốc sẽ xóa bỏ hoàn toàn nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá cho tới năm 2050. Tuy nhiên, nếu như phương án A là dừng cả nhà máy phát điện chạy bằng than đá và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), thì phương án B là tiếp tục duy trì phát điện bằng LNG. Ở lĩnh vực công nghiệp, Hàn Quốc sẽ ứng dụng công nghệ carbon thấp, cắt giảm 80% phát thải carbon so với năm 2018. Ở lĩnh vực vận tải, chính phủ Hàn Quốc đề ra mục tiêu chuyển đổi trên 85% xe ô tô sang xe điện và xe hydro.

Ngoài ra, chính phủ nước này quyết định cắt giảm 40% lượng khí thải carbon cho tới năm 2030 so với năm 2018, cao hơn 13,7% so với mục tiêu ban đầu là 26,3%. Có nghĩa là mỗi năm Hàn Quốc sẽ phải cắt giảm 4,17%. Hàn Quốc sẽ nâng gấp 5 lần tỷ trọng năng lượng mới và tái tạo, cắt giảm 44% khí thải carbon ở lĩnh vực sản xuất điện năng và 14,5% ở lĩnh vực công nghiệp cho tới năm 2030.

Chính phủ sẽ trình phương án lần này lên cuộc họp Nội các vào tuần tới, dự kiến tuyên bố chính thức về mục tiêu cắt giảm carbon quốc gia tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

7 bang tại Ấn Độ có thể bị cắt điện vì thiếu than
7 bang tại Ấn Độ có thể bị cắt điện vì thiếu than

VOV.VN - Sau các đợt dịch Covid-19 gây thiệt hại lớn trong 2 năm qua, nền kinh tế Ấn Độ lại đang đối mặt với nguy cơ mới. Đó là cuộc khủng hoảng điện vì tình trạng thiếu hụt than cho các nhà máy nhiệt điện.

7 bang tại Ấn Độ có thể bị cắt điện vì thiếu than

7 bang tại Ấn Độ có thể bị cắt điện vì thiếu than

VOV.VN - Sau các đợt dịch Covid-19 gây thiệt hại lớn trong 2 năm qua, nền kinh tế Ấn Độ lại đang đối mặt với nguy cơ mới. Đó là cuộc khủng hoảng điện vì tình trạng thiếu hụt than cho các nhà máy nhiệt điện.

Ấn Độ đối phó với khủng hoảng thiếu than để sản xuất điện
Ấn Độ đối phó với khủng hoảng thiếu than để sản xuất điện

VOV.VN - Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng khi mà sản lượng than dùng để sản xuất điện đang ở ngưỡng nguy hiểm. Nguy cơ thiếu điện đang cận kề buộc Chính phủ nước này phải có các biện pháp can thiệp.

Ấn Độ đối phó với khủng hoảng thiếu than để sản xuất điện

Ấn Độ đối phó với khủng hoảng thiếu than để sản xuất điện

VOV.VN - Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng khi mà sản lượng than dùng để sản xuất điện đang ở ngưỡng nguy hiểm. Nguy cơ thiếu điện đang cận kề buộc Chính phủ nước này phải có các biện pháp can thiệp.

Indonesia cam kết cắt giảm khí thải carbon trong ngành hàng không
Indonesia cam kết cắt giảm khí thải carbon trong ngành hàng không

VOV.VN - Nhằm sớm đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon, Chính phủ Indonesia cam kết đẩy mạnh việc sử dụng nhiên liệu máy bay sinh học trong ngành hàng không.

Indonesia cam kết cắt giảm khí thải carbon trong ngành hàng không

Indonesia cam kết cắt giảm khí thải carbon trong ngành hàng không

VOV.VN - Nhằm sớm đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon, Chính phủ Indonesia cam kết đẩy mạnh việc sử dụng nhiên liệu máy bay sinh học trong ngành hàng không.

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới
Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?
Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

VOV.VN - Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn.

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

VOV.VN - Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn.