Hành trình FBI bắt giữ kỹ sư hải quân bán tin mật về tàu ngầm hạt nhân của Mỹ

VOV.VN - Một kỹ sư hạt nhân làm việc cho hải quân Mỹ và vợ người này bị cáo buộc đã chia sẻ một số bí mật về công nghệ tàu ngầm của Mỹ với một quốc gia khác, một số tài liệu của tòa án tiết lộ hôm 10/10.

Kỹ sư Jonathan Toebbe bị cáo buộc đã bán thông tin về hệ thống đẩy hạt nhân của tàu ngầm tấn công lớp Virginia - công nghệ là tâm điểm trong thỏa thuận gần đây giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS).

Trong khi những đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc từ lâu đã tìm kiếm những thông tin chi tiết về hệ thống đẩy của tàu ngầm này thì hiện chưa rõ những thông tin trên được chuyển cho các đồng minh hay đối thủ của Mỹ.

Ông Toebbe đã làm việc trong quân đội từ năm 2017 và trước đó làm việc về hệ thống đẩy hạt nhân từ năm 2012, trong đó có công nghệ giúp làm giảm tiếng ồn và độ rung của tàu ngầm, vốn từng là điểm yếu khiến đối phương có thể xác định vị trí của nó.

Tài liệu mật mà kỹ sư hải quân này tiết lộ bao gồm cả những thiết kế có thể hữu ích với nhiều quốc gia đang xây dựng tàu ngầm. Trong thỏa thuận AUKUS, Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Australia triển khai các tàu ngầm hạt nhân được trang bị hệ thống đẩy hạt nhân, cung cấp tầm hoạt động không hạn chế và di chuyển yên lặng để khó bị phát hiện.

Hệ thống đẩy hạt nhân nằm trong những thông tin được giám sát chặt chẽ nhất của hải quân Mỹ bởi các lò phản ứng chạy bằng uranium được làm giàu ở mức độ cao có thể chuyển thành nhiên liệu để phát triển vũ khí hạt nhân. Việc đảm bảo các lò phản ứng hoạt động an toàn cũng là một nhiệm vụ kỹ thuật khó khăn. Trước khi ký kết thỏa thuận với Astralia, Mỹ chỉ chia sẻ công nghệ này với Anh vào năm 1958.

Theo các tài liệu từ tòa án, cuộc điều tra về vợ chồng Toebbe bắt đầu vào tháng 12/2020 khi FBI nhận được một gói tài liệu được gửi sang một quốc gia khác với những hướng dẫn vận hành, chi tiết kỹ thuật và đề nghị thiết lập quan hệ bí mật. Gói tài liệu này đã được hệ thống bưu điện của một quốc gia khác chặn lại và gửi tới tùy viên của FBI.

"Xin hãy chuyển bức thư này tới cơ quan tình báo quân đội của các bạn. Tôi tin rằng thông tin này sẽ rất có giá trị cho đất nước của bạn. Đây không phải là hành vi lừa đảo", dòng ghi chú trên gói tài liệu viết.

FBI đã lần theo những chỉ dẫn trên gói tài liệu và bắt đầu một cuộc trao đổi bằng mật mã tới người gửi trên và người này đã đề nghị bán các bí mật của Hải quân với giá 100.000 USD trao đổi bằng tiền ảo.

Sau một loạt cuộc trao đổi, FBI đã thuyết phục được người trên để lại thông tin tại một “hộp thư chết” (dead drop - một phương pháp thủ công gián điệp được sử dụng để chuyển các vật phẩm hoặc thông tin giữa hai cá nhân bằng cách sử dụng một vị trí bí mật) để thanh toán chi phí. FBI sau đó đã giám sát ông Toebbe và vợ là Diana Toebbe tại Tây Virginia.

Trong khi bà Toebbe làm nhiệm vụ trông chừng thì ông Toebbe để lại một thẻ nhở SD trong một nửa miếng sandwich bơ đậu phộng trong một túi nhựa. Sau khi đặc vụ giấu mặt nhận được miếng sandwich này thì ông Toebbe sẽ nhận được 20.000 USD.

Các đặc vụ này sau đó đã thiết lập một "hộp thư chết" ở Pennsylvania và Virginia, nhưng nơi mà họ yêu cầu ông Toebbe đặt thẻ nhở SD trong một gói kẹo cao su.

FBI và Cơ quan Điều tra Tội phạm hải quân đã bắt giữ Jonathan và Diana Toebbe ngày 9/10. Họ sẽ xuất hiện ở tòa án liên bang ở Martinsburg, Tây Virginia ngày 12/10./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp cảnh báo nguy cơ đối đầu vì thỏa thuận tàu ngầm giữa Australia với Mỹ và Anh
Pháp cảnh báo nguy cơ đối đầu vì thỏa thuận tàu ngầm giữa Australia với Mỹ và Anh

VOV.VN - Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trước khi trở lại Canberra, Đại sứ Pháp tại Australia Jean-Pierre Thébault cảnh báo nguy cơ đối đầu gia tăng do thỏa thuận tàu ngầm giữa Mỹ, Anh và Australia.

Pháp cảnh báo nguy cơ đối đầu vì thỏa thuận tàu ngầm giữa Australia với Mỹ và Anh

Pháp cảnh báo nguy cơ đối đầu vì thỏa thuận tàu ngầm giữa Australia với Mỹ và Anh

VOV.VN - Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trước khi trở lại Canberra, Đại sứ Pháp tại Australia Jean-Pierre Thébault cảnh báo nguy cơ đối đầu gia tăng do thỏa thuận tàu ngầm giữa Mỹ, Anh và Australia.

Tàu ngầm Mỹ trở về căn cứ ở đảo Guam sau sự cố va phải vật thể ở Biển Đông
Tàu ngầm Mỹ trở về căn cứ ở đảo Guam sau sự cố va phải vật thể ở Biển Đông

VOV.VN - Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết, các thủy thủ bị thương nhẹ, động cơ đẩy hạt nhân không bị ảnh hưởng sau vụ va chạm.

Tàu ngầm Mỹ trở về căn cứ ở đảo Guam sau sự cố va phải vật thể ở Biển Đông

Tàu ngầm Mỹ trở về căn cứ ở đảo Guam sau sự cố va phải vật thể ở Biển Đông

VOV.VN - Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết, các thủy thủ bị thương nhẹ, động cơ đẩy hạt nhân không bị ảnh hưởng sau vụ va chạm.

EU bất ngờ nói quyết định của Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp là "hợp lý"
EU bất ngờ nói quyết định của Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp là "hợp lý"

VOV.VN - Theo ông Josep Borrell, quyết định của Australia chỉ là nhằm tăng cường quân sự và các mối quan  hệ công nghiệp – quân sự với các bên có thể mang lại sự bảo vệ tối ưu cho nước này.

EU bất ngờ nói quyết định của Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp là "hợp lý"

EU bất ngờ nói quyết định của Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp là "hợp lý"

VOV.VN - Theo ông Josep Borrell, quyết định của Australia chỉ là nhằm tăng cường quân sự và các mối quan  hệ công nghiệp – quân sự với các bên có thể mang lại sự bảo vệ tối ưu cho nước này.