Hầu hết các ca mắc Covid-19 ở Nam Kinh (Trung Quốc) đều đã tiêm vaccine

VOV.VN - Đến nay, thành phố Nam Kinh, Trung Quốc đã phát hiện được 37 trường hợp mắc Covid-19 sau khi phát hiện ổ dịch mới tại sân bay quốc tế hôm 20/7. Đáng chú ý, nhiều người trong số này đã tiêm vaccine.

Chia sẻ về tình hình bệnh nhân Covid-19 ở thành phố Nam Kinh – ổ dịch cộng đồng mới nhất tại Trung Quốc với truyền thông trong nước, bà Dương Nghị, chuyên gia điều trị Covid-19 của Trung Quốc cho biết, đa số các ca bệnh đều là bệnh nhân nhẹ hoặc bình thường, chưa xuất hiện các ca bệnh nặng.

Theo bà, việc sàng lọc sớm và kết hợp Đông Tây Y trong chữa bệnh là những kinh nghiệm và yếu tố quan trọng giúp điều trị hiệu quả bệnh nhân Covid-19. Bên cạnh đó, tiêm vaccine cũng giúp các ca bệnh có triệu chứng nhẹ hơn.

Bà nói: “Tuyệt đại đa số các ca bệnh là những người đã tiêm vaccine, chỉ có các ca bệnh trẻ tuổi là trẻ em chưa tiêm. Theo kinh nghiệm ở Quảng Châu và Thụy Lệ, tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng đã giảm rõ rệt với những người đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, virus không ngừng biến thể, do vậy chúng ta vẫn cần tăng cường phòng hộ cá nhân khi đến các địa điểm công cộng”.

Đến nay, ổ dịch mới ở sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh đã ghi nhận 23 ca Covid-19 và 14 trường hợp không triệu chứng. Đáng chú ý, riêng trong hôm qua, một số địa phương như An Huy, Quảng Đông, Liêu Ninh của Trung Quốc lại phát hiện các trường hợp không triệu chứng trong cộng đồng.

Thời gian gần đây, Trung Quốc thường xuyên phát hiện các ca bệnh bản địa thông qua xét nghiệm định kỳ đối với các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong khi đó, đây cũng là những đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine.

Việc những người này dù đã tiêm vaccine vẫn phải xét nghiệm định kỳ và vẫn mắc bệnh cho thấy, vaccine dường như chỉ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và khiến triệu chứng nhẹ hơn, do đó phòng hộ cá nhân, đặc biệt là đeo khẩu trang vẫn là việc nên làm. Điều này cũng vừa được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc khuyến cáo dù nước này đã cán mốc 1,5 tỷ liều vaccine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 100 quốc gia đã sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc
Hơn 100 quốc gia đã sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc

VOV.VN - Chiều nay (22/7), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, hiện tại có hơn 100 quốc gia phê chuẩn sử dụng, đồng thời đã có 30 lãnh đạo quốc gia tiêm chủng vaccine của nước này.

Hơn 100 quốc gia đã sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc

Hơn 100 quốc gia đã sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc

VOV.VN - Chiều nay (22/7), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, hiện tại có hơn 100 quốc gia phê chuẩn sử dụng, đồng thời đã có 30 lãnh đạo quốc gia tiêm chủng vaccine của nước này.

Hơn 5 triệu cư dân mạng Trung Quốc đòi điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Mỹ
Hơn 5 triệu cư dân mạng Trung Quốc đòi điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Mỹ

VOV.VN - Tính tới tối 21/7, đã có hơn 5 triệu cư dân mạng Trung Quốc ký vào một bức thư ngỏ gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), yêu cầu điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ về nguồn gốc Covid-19.

Hơn 5 triệu cư dân mạng Trung Quốc đòi điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Mỹ

Hơn 5 triệu cư dân mạng Trung Quốc đòi điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Mỹ

VOV.VN - Tính tới tối 21/7, đã có hơn 5 triệu cư dân mạng Trung Quốc ký vào một bức thư ngỏ gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), yêu cầu điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ về nguồn gốc Covid-19.

Quan chức Trung Quốc không chấp nhận WHO điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19
Quan chức Trung Quốc không chấp nhận WHO điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19

VOV.VN - Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay (22/7) vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2 ở nước này và cho rằng kế hoạch này chứa đựng ngôn từ không tôn trọng khoa học.

Quan chức Trung Quốc không chấp nhận WHO điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19

Quan chức Trung Quốc không chấp nhận WHO điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19

VOV.VN - Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay (22/7) vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn 2 ở nước này và cho rằng kế hoạch này chứa đựng ngôn từ không tôn trọng khoa học.