Hình ảnh 15 năm tang tóc và đẫm máu vì giao tranh ở Iraq

VOV.VN - Ngày 20/3/2003, Mỹ và liên quân dội bom và tên lửa hành trình Tomahawk vào Iraq, bắt đầu chuỗi ngày bất ổn không dứt ở quốc gia Trung Đông này.

Chiến dịch chống Iraq của Mỹ và liên quân bắt đầu vào rạng sáng ngày 20/3/2003, với cái cớ Iraq dưới sự lãnh đạo của Saddam Hussein đã sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hình ảnh quả bom phát nổ ở thủ đô Baghdad trong cuộc không kích ngày 21/3/2003. 
Một binh sỹ của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ thay lá cờ Iraq bằng lá cờ Mỹ ở lối vào của cảng Umm Qasr ngày 21/3/2003.
Bức tượng của Tổng thống Iraq khi đó Saddam Hussein bị kéo đổ ở trung tâm thủ đô Baghdad ngày 9/4/2003.
Chuỗi ngày "đạn bom khói lửa" bắt đầu, đẩy hàng nghìn người dân Iraq vào cảnh hỗn loạn. Hình ảnh một bé gái đang bế đứa em nhỏ theo mẹ đi lánh nạn ở Basra ngay 29/3/2003.
Xác một người đàn ông Iraq nằm bên đường ở Al Nassiriyah ngày 25/3/2003
Một gia đình Iraq đang bỏ chạy phía trước chiếc xe tăng sau một cuộc tấn công của lực lượng Anh nhằm vào thành phố Basra ngày 28/3/2003.
Lực lượng của Mỹ và liên quân không ngừng tiến hành các cuộc khám xét ở khắp nơi, để cố tìm ra các loại vũ khí hủy diệt mà họ đã lấy cớ để tạo chiến tranh. Bức ảnh chụp một cuộc khám xét ngày 19/11/2004.
Hình ảnh lĩnh Mỹ đang lục soát một căn phòng trong khi một đứa trẻ đang ngủ. Cuộc khám xét ở Tikrit, quê hương của ông Saddam Hussein, ngày 29/9/2003.
Sự hiện diện của lực lượng nước ngoài đã khiến nhiều nhóm ở Iraq nổi dậy, đặc biệt nhằm vào Mỹ. Hình ảnh chụp lại từ một đoạn video đang tải trên mạng tháng 5/2004. Người đàn ông mặc áo đỏ tự nhận mình là Nick Berg, đến từ Philadenphia (Mỹ) ngồi phía trước 5 người bịt mặt đã bắt cóc mình, trước khi bị hành quyết.
Một người đàn ông bị lính Mỹ bắt giữ gần Baquba ngày 15/10/2005 vì bị nghi cài bom trong xe ô tô.
Hình ảnh cựu Tổng thống Saddam Hussein trong phiên tòa xét xử ông ngày 5/4/20006.
Một bé gái giơ tay lên đầu khi các binh sỹ Mỹ khám xét nhà của em ở Baquba ngày 30/6/2007.
Tình trạng mất an ninh, bất ổn ở Iraq kéo dài cùng với sự hiện diện của lực lượng nước ngoài tại đây, với nhiều vụ đánh bom, tấn công liều chết trên khắp cả nước. Ảnh chụp thi thể của những người dân thường Iraq thiệt mạng trong một vụ nổ tại một khu chợ đông đúc của thủ đô Baghdad ngày 9/5/2004.
Một người đàn ông trẻ chạy xuống đường cảnh báo mọi người sơ tán sau một vụ đánh bom kéo ở khu chợ Shoja ở Baghdad ngày 12/2/2007.
Những chiếc cáng bị vứt la liệt ở góc tường sau khi các nạn nhân vụ đánh bom được đưa tới nhà xác ở Baghdad ngày 10/8/2006.
Những người đàn ông đang cố đẩy chiếc ô tô khỏi hiện trường một vụ đánh bom liều chiết ở Baghdad ngày 5/4/2007.
Một em bé đang nằm trong nôi trong khu mẹ của em đang cố phân bua với các binh sỹ Mỹ đang khám xét để tìm kiếm vũ khí, đạn dược và thông tin về các phiến quân ở gần thành phố Mosul ngày 26/6/2008.
Tổng thống Mỹ George Bush cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Ngoại trưởng Condoleezza Rice trong một chuyến thăm căn cứ không quân Al-Asad, tỉnh Anbar, Iraq ngày 3/9/2007.
Cảnh sát Iraq đang gỡ chiếc áo cài bom khỏi người một thiếu nữ cố đánh bom liều chết ở Baquba ngày 24/8/2008.
Khói bốc lên gần trụ sở Bộ Tư pháp Iraq ngay sau một vụ nổ ngày 25/10/2009.
Sau khi Mỹ rút một phần lực lượng vào năm 2011, Iraq vẫn phải tiếp túc đối mặt với tình trạng giao tranh giữa các nhóm sắc tộc, cùng với sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: Một vụ tấn công bằng xe cài bom ở Baghdad ngày 25/4/2014.
Các thành viên Lực lượng đặc nhiệm Iraq trong cuộc chiến với các tay súng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thành phố Ramadi ngày 19/6/2014.
Những người mất nhà ở do giao tranh đang chạy khỏi bạo lực ở thị trân Sinjar, gần biên giới Syria, ngày 11/8/2014.
Hình ảnh tan hoang của một nhà thờ Hồi giáo cùng những chiếc xe ô tô bị phá tan tành sau khi chính phủ Iraq tuyên bố chiến thắng trước IS ở Tikrit ngày 1/4/2015.
Cái nhìn ám ảnh của một bé gái người Yazidi chạy khỏi bạo lực ở thị trân Sinjar ngày 13/8/2015.
Các tay súng Shiite phóng rocket trong cuộc giao tranh với các tay súng IS ở tỉnh Salahuddin ngày 1/5/2015.
Cảnh những người mất nhà ở đang chờ để nhận thực phẩm viện trợ tại Qayyara, phía Nam Mosul ngày 21/10/2016.
Một người đàn ông vừa bế con vừa gào góc khi chạy khỏi một khu vực của Mosul do IS kiểm soát ngày 4/3/2017.
15 năm chiến tranh và xung đột, hàng nghìn người dân Iraq vẫn chưa thể trẻ lại cuộc sống bình thường. Hàng nghìn người vẫn phải sống trong các trại tị nạn vì mất nhà ở. Ảnh: Ngày thường tại trại tị nạn Sharya ở Duhuk ngày 18/12/2017./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Chiến thắng hay thất bại đau đớn của Mỹ?
Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Chiến thắng hay thất bại đau đớn của Mỹ?

VOV.VN - Việc Iraq tuyên bố chiến thắng trước IS là một mốc quan trọng, nhưng Mỹ lại chẳng “ăn mừng” chiến thắng này, dù đây cũng là cuộc chiến của Mỹ.

Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Chiến thắng hay thất bại đau đớn của Mỹ?

Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Chiến thắng hay thất bại đau đớn của Mỹ?

VOV.VN - Việc Iraq tuyên bố chiến thắng trước IS là một mốc quan trọng, nhưng Mỹ lại chẳng “ăn mừng” chiến thắng này, dù đây cũng là cuộc chiến của Mỹ.

Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Ngổn ngang trăm mối
Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Ngổn ngang trăm mối

VOV.VN - Dù IS “trên danh nghĩa” đã bị quét sạch ở cả Iraq và Syria, những vấn đề cần giải quyết liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng này vẫn còn rất nhiều.

Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Ngổn ngang trăm mối

Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Ngổn ngang trăm mối

VOV.VN - Dù IS “trên danh nghĩa” đã bị quét sạch ở cả Iraq và Syria, những vấn đề cần giải quyết liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng này vẫn còn rất nhiều.