Hộ chiếu vaccine: Cơ hội mở cửa xã hội hay vấn đề bất bình đẳng xã hội

VOV.VN - Hôm qua (25/2) tại Israel đã diễn ra một buổi hòa nhạc trực tiếp đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới.

Tuy nhiên, chỉ những người có hộ chiếu xanh – hộ chiếu chứng nhận những người đã được tiêm phòng hoặc miễn dịch sau khi nhiễm Covid-19 mới được tham dự. Sự kiện này được cho có thể tạo ra một tiền lệ trong một thế giới đang khao khát trở lại trạng thái bình thường trước khi xảy ra đại dịch song cũng đặt ra nhiều vấn đề khiến dư luận không khỏi quan tâm liên quan các vấn đề xã hội khác.

Ánh sáng màu tím nhạt, nhạc công nổi tiếng người Israel Aviv Geffen nhẹ nhàng bấm những phím đàn piano điện tử, chơi những bản nhạc du dương trước mặt 300 khán giả đeo khẩu trang và ngồi giãn cách nhau trong một câu lạc bộ ở thủ đô Tel Aviv. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch xảy ra, người nhạc sĩ này mới có cơ hội trình diễn trước khán giả. Và đây cũng là lần đầu tiên những khán giả ngồi phòng khán phòng mới có cơ hội được xem một buổi biểu diễn trực tiếp như thế này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội được xem buổi biểu diễn này. Chỉ những người có hộ chiếu xanh chứng minh bản thân đã khỏi bệnh hoặc đã được tiêm đủ vaccine mới có cơ hội tham dự sự kiện này.

Một số khán giả tham gia sự kiện nói như sau:

 “Thật tuyệt vời vì đã lâu chúng tôi không được ra khỏi nhà. Điều tuyệt vời hơn nữa là chúng tôi có giải pháp để ra ngoài cùng với hộ chiếu xanh. Tôi cảm thấy mình được tự do.”

 “Wow, tôi thật sự hạnh phúc. Thật không thể tin được. Sau một năm ở nhà, cuối cùng chúng tôi lại có cơ hội thưởng thức một sự kiện văn hóa như thế này.”

Đặt mục tiêu tiêm phòng cho tất cả người dân trong nước, chính phủ Israel đang hướng tới mục tiêu chỉ cho phép những người có hộ chiếu xanh được di chuyển tự do trong các địa điểm công cộng.

Trong tuyên bố mở cửa kinh tế hôm 21/2 vừa qua, thông báo của Chính phủ Israel nêu rõ, “Với hộ chiếu xanh, cánh cửa luôn rộng mở mới các bạn. Các bạn muốn đến nhà hàng, phòng tập gym, các show diễn, các địa điểm công cộng, hãy xin cấp hộ chiếu xanh. Để có được hộ chiếu, hãy đi tiêm phòng vaccine”. Để tạo áp lực đối với những người còn hoài nghi về tính hiệu quả của vaccine hoặc vì lý do nào đó chưa chịu đi tiêm phòng, các nghị sĩ Israel mới đây cũng đã thông qua một bộ luật cho phép Bộ Y tế nước này tiết lộ thông tin cá nhân của những người chưa được tiêm phòng. Theo chính sách này, tên và địa chỉ của những người này sẽ được chuyển tới các Bộ Giáo dục, Lao động, Phúc lợi xã hội và các cơ quan khác của Chính phủ để các cơ quan này tiếp tục vận động hoặc tạo sức ép để mọi người đi tiêm phòng.

Thiệt thòi dành cho nước nghèo

Không phải là quốc gia nào cũng đủ năng lực để có đủ vaccine tiêm cho người dân, đặc biệt là những nước nghèo. Vào tháng 4/2020, theo đề xướng của Covax – cơ chế chia sẻ vaccine công bằng trên thế giới do Liên Hợp Quốc khởi xướng, vaccine sẽ được cung cấp cho các nước nghèo cùng thời điểm các nước giàu triển khai tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, mục tiêu mà cơ chế này đặt ra đã không thực hiện được. Cho đến nay mới chỉ có 80% trong số 210 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trên thế giới được phân bổ tại 10 quốc gia trên thế giới. Mãi đến ngày 24/2 vừa qua, Ghana mới là quốc gia đầu tiên trong 92 quốc gia tham gia liên minh chia sẻ vaccine theo cơ chế Covax nhận được những lô vaccine đầu tiên.

Đến thời điểm này, trong khi các nước nghèo mới bắt đầu hoặc chuẩn bị tiêm phòng vaccine, các nước giàu đã bắt đầu bắt đầu tính đến “bài toán” phát hành “Hộ chiếu xanh”. Chính phủ Israel đang đàm phán với Chính phủ Hy Lạp và Chính phủ CH Síp để công nhận hộ chiếu xanh của nhau, mở đường để du lịch giữa 3 nước này tiếp tục được nối lại.

Không chỉ Israel, Chính phủ Anh mới đây cũng cho biết đang nghiên cứu khả năng phát hành một loại “chứng chỉ về trạng thái Covid-19”, dự kiến sẽ được chủ sử dụng lao động và những người tổ chức các sự kiện lớn sử dụng để giảm bớt các biện pháp phong tỏa trong năm nay.

Tuy nhiên, bản thân Thủ tướng Anh Boris Johnson khi đề cập vấn đề này cũng đã bày tỏ quan ngại rằng chính sách này có thể gây ra vấn đề: “Xét trên bình diện quốc tế, nếu các quốc gia yêu cầu sử dụng chứng chỉ vaccine, chúng ta cần tạo điều kiện để thực hiện vấn đề này. Khi du lịch tới một quốc gia, mọi người có thể có chứng chỉ sốt vàng da và cũng dễ hiểu thôi nếu cần đến một hộ chiếu về Covid. Tuy nhiên, chúng ta không thể phân biệt đối xử đối với những người mà vì bất cứ lý do gì không thể có được vaccine.”

Nhiều quốc gia châu Âu khác cũng đang chạy đua để phát triển chứng chỉ vaccine riêng, với mục tiêu nối lại các tour du lịch ngay trong mùa Hè năm nay. Theo đánh giá của giới chuyên gia, chứng chỉ vaccine riêng được cho có thể sẽ tạo ra sự hỗn loạn tại các khu vực biên giới mỗi nước.

Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật có thể dễ dàng giải quyết. Theo ông Andrew Bud – Giám đốc điều hành một công ty sinh trắc học của Anh, thách thức lớn cần phải giải quyết trong bài toán về hộ chiếu xanh vaccine này lại nằm ở các vấn đề về đạo đức, xã hội, chính trị và pháp lý. Điều quan trọng là làm sao có thể cân bằng được quyền cơ bản của con người và lợi ích của xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất chấp dịch bệnh Covid-19, hàng triệu tín đồ Ấn Độ giáo vẫn tham gia Lễ Magh Mela
Bất chấp dịch bệnh Covid-19, hàng triệu tín đồ Ấn Độ giáo vẫn tham gia Lễ Magh Mela

VOV.VN - Truyền thông Ấn Độ cho biết, hàng triệu tín đồ Ấn Độ giáo đã tập trung tại Sangam – nơi hội tụ của 3 con sông Hằng, sông Yamuna và sông Saraswati, miền Bắc Ấn Độ để tham gia Lễ Magh Mela được tổ chức hàng năm kéo dài 45 ngày.

Bất chấp dịch bệnh Covid-19, hàng triệu tín đồ Ấn Độ giáo vẫn tham gia Lễ Magh Mela

Bất chấp dịch bệnh Covid-19, hàng triệu tín đồ Ấn Độ giáo vẫn tham gia Lễ Magh Mela

VOV.VN - Truyền thông Ấn Độ cho biết, hàng triệu tín đồ Ấn Độ giáo đã tập trung tại Sangam – nơi hội tụ của 3 con sông Hằng, sông Yamuna và sông Saraswati, miền Bắc Ấn Độ để tham gia Lễ Magh Mela được tổ chức hàng năm kéo dài 45 ngày.

Trung Quốc phát triển hệ thống dự báo Covid-19 toàn cầu đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc phát triển hệ thống dự báo Covid-19 toàn cầu đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Một trường đại học ở Trung Quốc đã nghiên cứu ra hệ thống dự báo dịch Covid-19 đầu tiên trên thế giới và đang hướng tới dự báo dịch tễ học toàn cầu.

Trung Quốc phát triển hệ thống dự báo Covid-19 toàn cầu đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc phát triển hệ thống dự báo Covid-19 toàn cầu đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Một trường đại học ở Trung Quốc đã nghiên cứu ra hệ thống dự báo dịch Covid-19 đầu tiên trên thế giới và đang hướng tới dự báo dịch tễ học toàn cầu.

Indonesia cho phép khu vực tư nhân tiêm chủng vaccine Covid-19 độc lập
Indonesia cho phép khu vực tư nhân tiêm chủng vaccine Covid-19 độc lập

VOV.VN - Indonesia đã chính thức mở tiêm chủng vaccine Covid-19 khu vực tư nhân để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng quốc gia, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

Indonesia cho phép khu vực tư nhân tiêm chủng vaccine Covid-19 độc lập

Indonesia cho phép khu vực tư nhân tiêm chủng vaccine Covid-19 độc lập

VOV.VN - Indonesia đã chính thức mở tiêm chủng vaccine Covid-19 khu vực tư nhân để tăng tốc chiến dịch tiêm chủng quốc gia, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19
Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?
Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.