3 tàu ngầm Nga từng chinh phục Bắc Cực

VOV.VN - Những “quái vật hạt nhân này” đã lập kỷ lục quân sự và lịch sử xuyên suốt thế kỷ 20 và ghi tên mình vào lịch sử hải quân.

Cuối tháng 3/2021, lần đầu tiên trong lịch sử hải quân Nga, 3 tàu ngầm hạt nhân lần lượt nổi lên ở Bắc Cực từ bên dưới lớp băng trong bán kính chưa đầy 300 mét. Sự kiện lịch sử này được tiếp nối bằng việc phóng ngư lôi từ tàu ngầm hạt nhân bên dưới bề mặt băng.

Hải quân Nga có một lịch sử dài chinh phục Bắc Cực. Dưới đây là những tàu ngầm đầu tiên chinh phục khu vực này, đồng thời là những tàu ngầm nổi tiếng nhất viết tên mình vào lịch sử hải quan.

K-3, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Nga

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên được Mỹ chế tạo năm 1954 và nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin đã ra lệnh cho các nhà sản xuất của nước này ngay lập tức chế tạo một tàu ngầm hạt nhân của riêng mình.

Hai năm sau khi tàu “Nautilus” của Mỹ chính thức vận hành, Hải quân Liên Xô nhận tàu ngầm K-3 Leninsky Komsomol. Sự khác biệt giữa 2 gã khổng lồ này cũng rất lớn: khung thân tàu ngầm của Liên Xô được chế tạo mà không sử dụng các thiết kế khung thân cổ điển của các tàu ngầm chạy năng lượng điện-diesel. Điểm nhấn chính trong thiết kế mới nằm ở hiệu quả di chuyển của tàu ngầm dưới mặt nước. Do vậy tàu ngầm hạt nhân K-3 của Liên Xô nhanh hơn so với tàu Nautilus của Mỹ.

Tàu ngầm K-3 có lượng giãn nước tối đa khi nổi là hơn 3.000 tấn và khi lặn là 4.750 tấn, có thể di chuyển với vận tốc lên tới hơn 50km/h dù lò phản ứng chưa hoạt động hết công suất. Tàu có thể phóng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân có khả năng “xóa sổ” các thành phố duyên hải khỏi bề mặt Trái đất, như đã từng xảy ra với Hiroshima and Nagasaki 10 năm trước đó.

Tàu ngầm tàu ngầm hạt nhân K3 Leninsky Komsomol hiện được cải tạo thành viện bảo tàng lịch sử.

Tàu ngầm hạt nhân K-51

Tàu ngầm hạt nhân lớp Delta IV K-51 Verkhoturye phá vỡ mặt băng ở Bắc Cực năm 1987 và trở thành con tàu đầu tiên phóng 2 tên lửa hành trình từ vị mặt biển tới một thao trường nhỏ tại  bãi thử Chizha ở Mũi Kanin Nos (khu vực Arkhangelsk).

Tàu ngầm K-51 có chiều dài 167 mét, rộng 12 mét và trọng lượng choán nước 18.000 tấn. Tàu có thể lặn sâu tối đa 400 mét, tốc độ di chuyển dưới bề mặt nước lên tới 44,5km/h, với thủy thủ đoàn 144 người. Tàu được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva. Tổng cộng 7 tàu loại này được chế tạo từ 1984-1990. Hiện tại có 6 tàu ngầm K-51 trong Hải quân Nga.

Tàu ngầm hạt nhân đề án 941

Với lượng giãn nước 48.000 tấn, tàu ngầm đề án 941 Akula (Typhoon) lớn ngang với một tàu sân bay tầm trung. Đây là tàu ngầm lớn nhất mà con người từng chế tạo, chúng được ví như kỳ quan công nghệ quân sự thời Liên Xô.

Kho vũ khí triển khai trên tàu cũng thuộc hàng mạnh nhất thế giới với 20 tên lửa hạt nhân, mỗi tên lửa lại trang bị 10 đầu đạn hạt nhân cực mạnh. Số vũ khí này có thể hủy diệt cả một quốc gia, thậm chí vô hiệu hóa cả một lục địa chỉ với một đòn tấn công.

“Quái vật dưới mặt nước” này trở thành tàu ngầm đầu tiên của Nga phá băng Bắc Cực và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong các cuộc thử nghiệm quân sự.

Tàu ngầm hạt nhân đề án 941 có khả năng phá lớp băng dày tới 2,5 mét bằng chính khung thân của nó mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới khả năng điều khiển, do tàu có khung thân nhẹ bên ngoài nhưng chắc chắn bên trong.

Tàu ngầm đề án 941 có các công cụ đặc biệt để đo độ dày của băng. Phần trên của con tàu có một lớp phủ cao su được thiết kế để cải thiện khả năng tàng hình.

Tàu ngầm đề án 941 được xem là có khả năng sẵn sàng chiến đấu nhất. Tại Cực Bắc năm 1997, tàu từng thử nghiệm phóng toàn bộ vũ khí (20 tên lửa) – từ cả các điểm dưới mặt nước và trên mặt nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga: Mối lo ngại lớn với Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga: Mối lo ngại lớn với Hải quân Mỹ

VOV.VN - Mặc dù có lượng giãn nước bằng một nửa so với các tàu ngầm lớp Typhoon thế hệ cũ, nhưng tàu ngầm lớp Borei của Nga có thể mang được số lượng tên lửa tương đương.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga: Mối lo ngại lớn với Hải quân Mỹ

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga: Mối lo ngại lớn với Hải quân Mỹ

VOV.VN - Mặc dù có lượng giãn nước bằng một nửa so với các tàu ngầm lớp Typhoon thế hệ cũ, nhưng tàu ngầm lớp Borei của Nga có thể mang được số lượng tên lửa tương đương.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga ưu việt hơn lớp Virginia của Mỹ ở những điểm nào?
Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga ưu việt hơn lớp Virginia của Mỹ ở những điểm nào?

VOV.VN - Tàu ngầm hạt nhân thuộc dòng Yasen-M của Nga nhìn chung tương ứng với tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư SSN-774 lớp Virginia của Mỹ. Xem xét ưu, nhược điểm của tàu ngầm Nga so với đối thủ nước ngoài của nó là việc làm thú vị.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga ưu việt hơn lớp Virginia của Mỹ ở những điểm nào?

Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga ưu việt hơn lớp Virginia của Mỹ ở những điểm nào?

VOV.VN - Tàu ngầm hạt nhân thuộc dòng Yasen-M của Nga nhìn chung tương ứng với tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư SSN-774 lớp Virginia của Mỹ. Xem xét ưu, nhược điểm của tàu ngầm Nga so với đối thủ nước ngoài của nó là việc làm thú vị.

Tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Nga lần đầu phóng loạt 4 ICBM
Tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Nga lần đầu phóng loạt 4 ICBM

VOV.VN - Một trong những tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân lớp Borei hiện đại của Nga, Vladimir Monomakh, lần đầu tiên thử nghiệm phóng loạt 4 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong cuộc tập trận quân sự gần đây.

Tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Nga lần đầu phóng loạt 4 ICBM

Tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Nga lần đầu phóng loạt 4 ICBM

VOV.VN - Một trong những tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân lớp Borei hiện đại của Nga, Vladimir Monomakh, lần đầu tiên thử nghiệm phóng loạt 4 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong cuộc tập trận quân sự gần đây.