5 loại vũ khí sát thương hàng đầu của Liên Xô

VOV.VN - Vũ khí của Liên Xô đã ghi dấu ấn trong lịch sử quân sự thế giới nhờ vào mức độ sát thương, độ bền và rẻ, cùng mức độ phổ biến.

LTS: Liên bang Xô viết ngừng tồn tại đúng một phần tư thế kỷ về trước. Nhưng di sản to lớn của nó thì vẫn còn. Trong lĩnh vực quân sự, Liên Xô đã để lại cả một lịch sử thiết kế và sản xuất vũ khí đồ sộ.

Trên trang National Interest, chuyên gia Michael Peck đã có bài viết về 5 loại vũ khí “chết người” nhất mà Liên Xô từng chế tạo. VOV.VN xin giới thiệu với độc giả bài viết này:

Tiểu liên AK-47 (trên) và súng chống tăng B-41. Ảnh: Moddb.

Liên Xô đã chế tạo được nhiều vũ khí ấn tượng, trong đó một số loại đã trở thành huyền thoại, vẫn được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột trên thế giới hiện nay.

Vũ khí của đất nước Xô viết phản ánh một triết lý thiết kế khác biệt. Phương Tây ưa thích các loại vũ khí phức tạp, đắt tiền, thậm chí là được thiết kế quá cầu kỳ. Dù là xe tăng Tiger của Đức hay máy bay F-35 của Mỹ, phương Tây luôn ưu tiên chất lượng trên số lượng. Ngược lại, Liên Xô ưa thích các loại vũ khí rẻ hơn, thô hơn, có thể sản xuất hàng loại và có thể thay thế dễ dàng. Đối với Liên Xô, mức độ tốt vừa phải có ưu thế hơn mức độ rất tốt, miễn là vũ khí có ưu thế số lượng.

AK-47

Khẩu tiểu liên này giờ đây không chỉ là một khẩu súng trường tấn công. Nó đã trở thành một biểu tượng, một tuyên bố chính trị, thậm chí nó còn xuất hiện trên quốc kỳ Mozambique và là vũ khí ưa thích của các lực lượng du kích trong Chiến tranh Lạnh. Đã có hơn 100 triệu khẩu AK-47 được chế tạo.

Khẩu AK này lấy cảm hứng từ khẩu súng trường tấn công Stg-44 của Đức. Còn gọi là súng Kalashnikov, súng có ưu điểm đơn giản, bền và rẻ - loại vũ khí hoàn hảo cho binh sĩ Liên Xô thời đó và cho quân đội các nước Thế giới Thứ 3 được huấn luyện kém. Xét về mặt thương vong gây ra trong hơn 60 năm qua, khẩu AK-47 có lẽ là vũ khí chết người nhất hành tinh.

Xe tăng T-34

Liệu xe tăng T-34 có phải là xe tăng tốt nhất Thế chiến 2?

Với pháo 76,2mm, lớp giáp nghiêng dày 5cm, và xích to bản để đi qua bùn lầy nước Nga, chiếc T-34 hơn hẳn các xe tăng Đức lúc đó về hỏa lực, giáp và mức độ cơ động.

Bộ binh Đức Quốc xã từng kinh hãi chứng kiến cảnh đạn súng chống tăng của mình văng ra như đạn giấy của ống phốc trước khi bị khối thép 30 tấn T-34 đè bẹp. Một chiếc xe tăng T-34 trúng 23 phát đạn súng chống tăng 37mm nhưng chỉ bị “xây xát nhẹ”. Nỗi sợ mà T-34 gây ra cho bộ binh Đức tương tự như nỗ sợ mà xe tăng Tiger của Đức gây ra cho binh sĩ Anh và Mỹ.

Tuy nhiên, T-34 có một số khiếm khuyết.

Không giống xe tăng phương Tây có chỉ huy và pháo thủ tách biệt, trên xe T-34, chỉ huy cũng đồng thời là pháo thủ - điều này có nghĩa là anh ta phải bắn pháo khi chỉ huy kíp xe. Phiên bản sau đó (T-34/85) có thêm vị trí pháo thủ riêng.

Bên cạnh đó, buồng bên trong xe T-34 chật chội và không thuận tiện, khiến kíp xe chóng mệt mỏi. Xe lại không có điện đài và hay bị hỏng hóc về cơ khí.

Dẫu vậy, Liên Xô đã chế tạo được 84.000 chiếc T-34. Chính người Đức cũng bị ấn tượng về xe T-34 nên đã xem xét chế tạo phiên bản xe tăng riêng tương ứng (nhưng cuối cùng họ dừng lại ở loại xe tăng Panther có năng lực mạnh hơn nhưng đắt hơn).

Mặc dù vậy, trong giai đoạn đầu (1941), quân Đức đã gần chinh phục được Liên Xô. Thất bại quân sự của Liên Xô trong giai đoạn này chủ yếu là do chiến thuật và huấn luyện của Hồng quân khi đó kém. Đến khi Hồng quân xốc lại được đội hình, hàng loạt xe T-34 bắt đầu rầm rập tiến về Berlin.

Pháo phản lực Katyusha

Trong tiếng Nga, Katyusha là một cái tên nữ trìu mến (“Katherine bé nhỏ”). Cái tên này lại được đặt cho một trong những loại pháo chết người nhất trong lịch sử. Về sau Katyusha đã trở thành một danh từ chung dùng để nói tắt về các loại pháo phản lực.

Bộ Katyusha BM-13 gốc là một dàn phóng rocket đa nòng đặt trên xe tải. Tương tự như T-34, pháo Katyusha gây sốc cho binh lính Đức Quốc xã vào năm 1941.

Chỉ trong 7-10 giây, dàn Katyusha sẽ trút 4,35 tấn thuốc nổ xuống một khu vực rộng 40.000m2.

Tuy nhiên, loại rocket không dẫn đường này lại không chính xác. Nếu địch ở ngay trên đầu mình thì không nên gọi Katyusha bắn chi viện. Nhưng học thuyết quân sự Xô viết lựa chọn phương án này để làm tê liệt hệ thống phòng thủ của đối phương trước khi tung lính xung kích lên. Dù không chính xác nhưng các loạt Katyusha bắn cấp tập cũng khiến đối phương kinh hãi và mất tinh thần kháng cự.

Máy bay tiêm kích MiG-15

Các phi công Mỹ vốn quen với việc có ưu thế trên không trong các năm cuối của Thế chiến 2 nên khi thấy phi cơ MiG-15 trên bầu trời Triều Tiên, họ đã bị sốc thực sự. Các tiêm kích này của Liên Xô hiệu quả đến mức các máy bay ném bom B-29 của Mỹ dù được đông đảo tiêm kích hộ tống vẫn phải chuyển từ bay ngày sang bay đêm trên vùng trời Triều Tiên.

Tiêm kích MiG-15 dựa trên công nghệ thu được của Đức và các động cơ phản lực mà người Anh bán cho Moscow. Máy bay này bay nhanh, cơ động cao và vũ trang mạnh. Các chiến đấu cơ phản lực đời đầu của Mỹ (như là P-80 và F-84) bị áp đảo trước MiG-15. Mãi đến khi có tiêm kích F-86 Sabres, các phi công Mỹ mới có khả năng đối đầu ngang cơ với MiG-15.

Hơn 18.000 chiếc máy bay MiG-15 đã được chế tạo bởi Liên Xô, Trung Quốc, và các nước trong khối Hiệp ước Warsaw. Loại phi cơ này phục vụ trong không quân của hơn 40 quốc gia.

Súng chống tăng B-41

Nếu nói rằng B-41 cách mạng hóa phương thức tác chiến chống tăng thì sẽ là không đúng. Ở nửa sau Thế chiến 2, việc sử dụng rocket chống tăng trở nên phổ biến, bao gồm cả bazooka của Mỹ, súng PIAT của Anh và đặc biệt là khẩu Panzerfaust của Đức.

Thế nhưng lại hoàn toàn đúng khi khẳng định B-41 đã trở thành trường hợp tiêu biểu của loại rocket vác vai.

Súng B-41 không chỉ đơn thuần là vũ khí chống tăng. Khẩu này đã trở thành loại pháo hạng nhẹ, đa năng của binh sĩ các nước nghèo hơn, dùng để phá boong-ke và bắn máy bay bay thấp (như bắn hạ trực thăng Blackhawk của Mỹ ở Somalia) và phục vụ nhiều mục đích khác.

Với tư cách là rocket chống tăng, B-41 không được chính xác cho lắm. Dẫu súng này thành công cao ở chiến trường Việt Nam và trong cuộc chiến tháng 10/1973 ở Trung Đông, ngày nay khẩu này thích hợp cho nhiệm vụ  tấn công xe quân sự hạng nhẹ hơn là các loại xe tăng tiên tiến.

Tuy nhiên, B-41 vẫn rất phổ biến và có tính biểu tượng cao như khẩu AK-47. Hình ảnh B-41 đã xuất hiện gần như trong mọi xung đột vũ trang trong hơn 50 năm qua. Súng B-41 của Liên Xô và “hàng nhái” của Trung Quốc, Iran và một số nước khác đã có mặt trong mọi xung đột quân sự từ đầu thập niên 1960./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xe tăng - Sức mạnh đột kích chính của Hồng quân Liên Xô
Xe tăng - Sức mạnh đột kích chính của Hồng quân Liên Xô

VOV.VN - Thế chiến 2 đặc trưng bởi việc sử dụng trên quy mô lớn (cấp sư đoàn) các xe tăng và xe pháo tự hành. Bên nào có nhiều xe tăng hơn sẽ giành lợi thế.

Xe tăng - Sức mạnh đột kích chính của Hồng quân Liên Xô

Xe tăng - Sức mạnh đột kích chính của Hồng quân Liên Xô

VOV.VN - Thế chiến 2 đặc trưng bởi việc sử dụng trên quy mô lớn (cấp sư đoàn) các xe tăng và xe pháo tự hành. Bên nào có nhiều xe tăng hơn sẽ giành lợi thế.

20 điều ít biết về khẩu AK-47 và “cha đẻ” của nó
20 điều ít biết về khẩu AK-47 và “cha đẻ” của nó

VOV.VN - Với ưu điểm vượt trội, súng AK phổ biến nhất thế giới và là một biểu tượng của các lực lượng cách mạng thế kỷ 20.

20 điều ít biết về khẩu AK-47 và “cha đẻ” của nó

20 điều ít biết về khẩu AK-47 và “cha đẻ” của nó

VOV.VN - Với ưu điểm vượt trội, súng AK phổ biến nhất thế giới và là một biểu tượng của các lực lượng cách mạng thế kỷ 20.

Trận đấu tăng Liên Xô - Đức lớn nhất lịch sử ở Kursk: Lửa, thép và máu
Trận đấu tăng Liên Xô - Đức lớn nhất lịch sử ở Kursk: Lửa, thép và máu

VOV.VN - Hàng trăm xe tăng của quân Đức và Liên Xô bắn phá và đâm va trực diện ở mặt trận Prokhorovka (Kursk) trong Thế chiến 2. Khói, bụi, và lửa kín trời.

Trận đấu tăng Liên Xô - Đức lớn nhất lịch sử ở Kursk: Lửa, thép và máu

Trận đấu tăng Liên Xô - Đức lớn nhất lịch sử ở Kursk: Lửa, thép và máu

VOV.VN - Hàng trăm xe tăng của quân Đức và Liên Xô bắn phá và đâm va trực diện ở mặt trận Prokhorovka (Kursk) trong Thế chiến 2. Khói, bụi, và lửa kín trời.

Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên
Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên

VOV.VN - Trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã mở một cuộc tâm lý chiến để dụ dỗ các phi công Triều Tiên đào tẩu cùng với máy bay MiG-15.

Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên

Chiến dịch tâm lý của Mỹ mua chuộc các phi công MiG-15 Triều Tiên

VOV.VN - Trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã mở một cuộc tâm lý chiến để dụ dỗ các phi công Triều Tiên đào tẩu cùng với máy bay MiG-15.

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên
Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

VOV.VN - Là tư lệnh không đoàn, phi công Mỹ Gabby trực tiếp ra trận nhiều lần để nghiên cứu chiến thuật đối phó với tiêm kích MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

VOV.VN - Là tư lệnh không đoàn, phi công Mỹ Gabby trực tiếp ra trận nhiều lần để nghiên cứu chiến thuật đối phó với tiêm kích MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.