Ảnh: Các cột mốc lớn trong 37 năm cầm quyền của Tổng thống Mugabe

VOV.VN - Tổng thống Zimbabwe Mugabe vừa từ chức dưới sức ép của quân đội và người dân. Ông đã cầm quyền ở đất nước châu Phi này trong suốt 37 năm.

Thập niên 1970, Mugabe (bìa trái, phía trước) là lãnh tụ phong trào giành độc lập dân tộc cho Zimbabwe. Ảnh: Daily Mail.
Năm 1980, Mugabe (đeo kính) được bầu làm Thủ tướng nước này. Ảnh: Getty.
Năm 1982, quân đội Zimbabwe đã tiến hành các chiến dịch trấn áp cứng rắn đối với nguy cơ nổi dậy của tộc người thiểu số Matabeleland. Ảnh: AFP.
Năm 1987, Mugabe thay đổi hiến pháp và trở thành Tổng thống Zimbabwe. Ảnh: Daily Mail.
Tổng thống Mugabe quan hệ gần gũi với Triều Tiên. Trong ảnh, Tổng thống Mugabe (trái) gặp gỡ lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành vào năm 1993. Ảnh: AP.
Năm 1994, ông Mugabe được Nữ hoàng Anh phong tước hiệu Hiệp sĩ danh dự. Ảnh: Getty.
Năm 2000, Tổng thống Mugabe xúc tiến quá trình tước đoạt đất đai của các chủ trang trại da trắng. Phương Tây cắt đứt viện trợ cho Zimbabwe. Trong ảnh là một người da trắng bị tước đoạt đất đai. Ảnh: Reuters.
Năm 2005, Mỹ gọi là Zimbabwe là “tiền đồn của chế độ chuyên chế”. Ảnh: AP.
Tháng 2/2006, Zimbabwe hứng chịu đợt lạm phát cao nhất thế giới. Một ổ bánh mì có giá tới 45.000 đô la Zimbabwe (tương đương 0,45 USD). Ảnh: Reuters.
Năm 2008, ông Mugabe và ứng viên đối lập Morgan Tsvangirayi đồng ý chia sẻ quyền lực sau cuộc bầu cử. Nữ hoàng Anh Elizabeth II hủy tước hiệu hiệp sĩ danh dự đã trao cho ông trước đó. Ảnh: Newsweek.
Mugabe gặp nhà lãnh đạo Libya Gaddafi ở Nam Phi năm 2009. Ảnh: Getty.
Năm 2011, Thủ tướng Tsvangirayi tuyên bố việc chia sẻ quyền lực là một điều thất bại trong bối cảnh bạo lực ở Zimbabwe. Ảnh: CNN.
Năm 2013, ông Mugabe giành chiến thắng để trở thành lãnh đạo nhiệm kỳ thứ 7. Phe đối lập cáo buộc có gian lận trong bầu cử. Ảnh: Reuters.

Năm 2016, rộ lên phong trào biểu tình phản đối Mugabe. Các cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh giành độc lập đã công kích Mugabe, gọi ông là “độc tài”. Ảnh: Quartz.
6/11/2017, Tổng thống Mugabe cách chức Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa và có nhiều động thái được cho là để đưa vợ mình vào vị trí Phó Tổng thống. Ảnh: BusinessLive.
Tổng thống Robert Mugabe và người vợ Grace Mugabe (bìa phải) nhiều tai tiếng. Ảnh: Africa cradle.
Ngày 15/11/2017, quân đội Zimbabwe tuyên bố nằm toàn quyền ở thủ đô Harare, quản thúc cả Tổng thống Mugabe và phu nhân ông này. Quân đội ép ông Mugabe phải chuyển giao quyền lực. Ảnh: Reuters.

Người dân ở thủ đô Zimbabwe ăn mừng việc Tổng thống Mugabe từ chức vào hôm 21/11. Ảnh: AP./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hé lộ hình ảnh Zimbabwe khi còn là “giỏ bánh mì” của toàn châu Phi
Hé lộ hình ảnh Zimbabwe khi còn là “giỏ bánh mì” của toàn châu Phi

VOV.VN - Loạt ảnh dưới đây được chụp khi Zimbabwe còn là “giỏ bánh mì” của châu Phi, là mảnh đất trù phú về nông nghiệp và giàu tài nguyên.

Hé lộ hình ảnh Zimbabwe khi còn là “giỏ bánh mì” của toàn châu Phi

Hé lộ hình ảnh Zimbabwe khi còn là “giỏ bánh mì” của toàn châu Phi

VOV.VN - Loạt ảnh dưới đây được chụp khi Zimbabwe còn là “giỏ bánh mì” của châu Phi, là mảnh đất trù phú về nông nghiệp và giàu tài nguyên.

Ông Mnangagwa sẽ làm nốt nhiệm kỳ của Tổng thống Zimbabwe Mugabe
Ông Mnangagwa sẽ làm nốt nhiệm kỳ của Tổng thống Zimbabwe Mugabe

VOV.VN - Phó Tổng thống Mnangagwa, người bị ông Mugabe cách chức 2 tuần trước, nhiều khả năng sẽ trở thành Tổng thống thứ hai trong lịch sử Zimbabwe.

Ông Mnangagwa sẽ làm nốt nhiệm kỳ của Tổng thống Zimbabwe Mugabe

Ông Mnangagwa sẽ làm nốt nhiệm kỳ của Tổng thống Zimbabwe Mugabe

VOV.VN - Phó Tổng thống Mnangagwa, người bị ông Mugabe cách chức 2 tuần trước, nhiều khả năng sẽ trở thành Tổng thống thứ hai trong lịch sử Zimbabwe.