Ảnh: Hành trình tới nơi nguy hiểm nhất của quốc gia Triều Tiên

VOV.VN - Du khách ở Triều Tiên có thể được tới thăm vùng lõi của khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, nơi được coi là rất nguy hiểm và nhạy cảm.

Cổng Thống Nhất ở phía nam thủ đô Bình Nhưỡng. Phía sau lưng người chụp bức hình này là xa lộ 6 làn dẫn tới khu phi quân sự giữa 2 miền của bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Elliott.
Đường cao tốc Bình Nhưỡng-Kaesong dẫn thẳng tới khu phi quân sự. Có 7 chốt kiểm soát quân sự trên đường từ Bình Nhưỡng tới khu phi quân sự. Ảnh: Elliott.
Nhà nghỉ Sohung, chặng dừng chân hợp pháp duy nhất giữa Bình Nhưỡng và khu phi quân sự. Ảnh: Elliott.
Binh sĩ Quân đội Nhân dân Triều Tiên hộ tống đoàn nhiếp ảnh gia phương Tây đi vào khu phi quân sự, cụ thể ở đây là tới Khu An ninh Chung và đường phân giới. Ảnh: Elliott.
Lối vào khu phi quân sự từ phía Triều Tiên. Trong khu vực này có nhiều bãi mìn và chướng ngại vật chống xe tăng. Ảnh: Elliott.
Khẩu hiệu “Triều Tiên là Một!” ở lối vào khu phi quân sự (DMZ). Ảnh: Elliott.
Phía xa xa là cờ của Hàn Quốc. Đường phân giới chính là hàng cây gần camera giám sát. Vượt qua ranh giới này có thể bị bắn hạ tức thì. Ảnh: Elliott.
Dù là khu phi quân sự nhưng nơi đây vẫn có binh sĩ của hai bên trú đóng. Trong ảnh là một chốt canh, nhiều khả năng thuộc phía Hàn Quốc. Ảnh: Wikimedia commons.
Sau Chiến tranh Triều Tiên, thỉnh thoảng vẫn xảy ra đụng độ vũ trang ở DMZ làm nhiều quân nhân tử vong. Đây là “Cây cầu không quay trở lại được”, nơi 2 sĩ quan Mỹ bị giết vào năm 1976. Ảnh: Wikimedia commons.
Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều có các ngôi làng, thị trấn bên trong khu vực phi quân sự giữa 2 nước. Ảnh: AP.
Có một cuộc đấu ngầm về cột cờ giữa 2 phe. Chẳng hạn, phía Hàn Quốc dựng cột cờ lớn cao tới 98,45m. Ảnh: Nationalgeographic.
Đáp lại, phía Triều Tiên dựng cột cờ cao hơn, tới 160m. Ảnh: Wikimedia commons.
Quốc kỳ Triều Tiên trong “cuộc chiến cột cờ” ở khu phi quân sự. Ảnh: Wikimedia commons.
Trong khu phi quân sự, làng mạc bên phía lãnh thổ Triều Tiên thường có ít người sinh sống hơn so với bên Hàn Quốc. Ảnh: Wikimedia commons.

Hai lính Triều Tiên đứng gác ở giữa Khu An ninh Chung (JSA) ở lõi vùng phi quân sự. Ảnh: Barcroft.
Quân nhân Triều Tiên đứng gác bên trong một ngôi nhà xanh ở giữa JSA. Nhà xanh này là nơi gặp gỡ, thương lượng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: Internet.
Ảnh và hiện vật tại Bảo tàng Hòa bình Triều Tiên ở làng Panmunjom (Bàn Môn Điếm) bên trong DMZ. Ảnh: Elliott.
Cờ của Liên Hợp Quốc tại bảo tàng nói trên. Đây có lẽ là cờ của quân Liên Hợp Quốc tham gia cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Elliott.
“Bằng chứng” về việc quân Mỹ “đầu hàng”. Có cả tờ đô la Mỹ ở góc trái phía trên. Ảnh: Elliott.
Các chiến lợi phẩm khác mà Triều Tiên thu của quân đội Mỹ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Elliott.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những hình ảnh chưa từng thấy về quốc gia “bí ẩn” Triều Tiên
Những hình ảnh chưa từng thấy về quốc gia “bí ẩn” Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên có thể sẽ thử bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương. Bên trong quốc gia bí ẩn sở hữu bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo này có những gì?

Những hình ảnh chưa từng thấy về quốc gia “bí ẩn” Triều Tiên

Những hình ảnh chưa từng thấy về quốc gia “bí ẩn” Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên có thể sẽ thử bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương. Bên trong quốc gia bí ẩn sở hữu bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo này có những gì?

Ảnh: Nơi nguy hiểm và canh phòng cẩn mật nhất của Triều Tiên “bí ẩn”
Ảnh: Nơi nguy hiểm và canh phòng cẩn mật nhất của Triều Tiên “bí ẩn”

VOV.VN - Vùng lõi khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là nơi được canh phòng cẩn mật, giám sát an ninh chặt chẽ. Tại đây, binh sĩ 2 nước đối mặt nhau.

Ảnh: Nơi nguy hiểm và canh phòng cẩn mật nhất của Triều Tiên “bí ẩn”

Ảnh: Nơi nguy hiểm và canh phòng cẩn mật nhất của Triều Tiên “bí ẩn”

VOV.VN - Vùng lõi khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là nơi được canh phòng cẩn mật, giám sát an ninh chặt chẽ. Tại đây, binh sĩ 2 nước đối mặt nhau.