Bi kịch của người phụ nữ chuyển giới ở Pakistan

VOV.VN - Mới đây vụ sát hại một phụ nữ chuyển giới Pakistan đã làm hé lộ cảnh ngộ và bi kịch của cộng đồng chuyển giới ở quốc gia Nam Á này.

“Họ giết chết Alisha. Tôi biết tôi có thể là nạn nhân tiếp theo” – nhân vật Paro nói trong một đoạn video trên truyền thông xã hội.

Người phụ nữ chuyển giới Alisha tạo dáng chụp hình trong căn phòng của mình. Ảnh: Liên minh KP.

Là một trong các thành viên tích cực nhất của của tổ chức Liên minh Hành động của người Chuyển giới (KP), cô Paro tỏ ra buồn bã và lạc lõng vào thời điểm cô gặp tác giả bài viết này ở Peshawar sau cái chết của Alisha.

Bị từ chối điều trị

Alisha là điều phối viên ở Peshawar và là một trong 8 thành viên điều hành của Liên minh KP nói trên – một hiệp hội của các nhóm chuyển giới đấu tranh cho quyền lợi của mình. Kẻ sát nhân đã bắn cô tới 8 phát, khiến cô thập tử nhất sinh.

Khi được đưa tới bệnh viện Lady Reading để cấp cứu, các bác sĩ từ chối chữa trị ngay cho Alisha. Họ từ chối đưa cô vào khoa điều trị do giới tính của cô. Nhân viên và bệnh nhân ở cả buồng bệnh nam lẫn nữ đều từ chối cho cô sử dụng giường bệnh. Trong suốt ngày hôm đó, các thành viên của liên minh KP liên tục khẩn cầu bác sĩ cứu giúp cô Alisha nhưng vô ích.

Khi một số người chuyển giới tụ tập tại bệnh viện, họ lập tức trở thành tâm điểm của đám đông – những người này bắt đầu chụp ảnh và chế giễu họ, đây cũng là hiện tượng phổ biển ở nhiều nơi trên đất Pakistan.

Farzana Jan, người đứng đầu chi nhánh Khyber Pakhtunkhwa của Liên minh KP, kể lại vụ này với tác giả.

“Khi chúng tôi tụ tập ở bệnh viện để yêu cầu các bác sĩ điều trị cho Alisha, thì đám đông gồm chủ yếu nam giới, bao vây chúng tôi, bình luận về ngoại hình của chúng tôi” – Jan nói.

“Nhiều người hỏi chúng tôi là tính bao tiền một đêm, số khác hỏi địa chỉ nhà của chúng tôi. Một số thậm chí hỏi liệu ngực của chúng tôi là tự nhiên hay đồ giả”.

Nạn nhân Alisha bị bắn trọng thương và sau đó qua đời vì không được cấp cứu kịp thời. Ảnh: inquisitr.com.

Hầu hết phụ nữ chuyển giới ở Pakistan bị gia đình bỏ rơi vì họ coi đó là sự sỉ nhục đối với thanh danh gia đình. Khi phát hiện ra giới tính thật của những người này, thường các bậc cha mẹ ép họ phải làm “đàn ông”.

Qamar Naseem, một điều phối viên dự án của nhóm Blue Veins (một tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền của cộng đồng chuyển giới”) nhận thấy đây là một điều kinh khủng. Ông nói: “Bạo lực để lại dấu ấn rất nặng, khiến họ mất hết sự tự tin... Bị đánh đập ở nhà, lại bị bạn bè bắt nạt, họ có cảnh ngộ rất khó khăn”.

Bị ruồng bỏ ở cả gia đình lẫn nhà trường, họ thường không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán dâm hoặc làm gái nhảy.

Tranh đấu

Trong vụ án nổi tiếng Khaki v. Rawalpindi năm 2009, Tòa án Tối cao Pakistan lần đầu tiên trao các quyền có tính bước ngoặt cho cộng đồng chuyển giới ở Pakistan. Tòa Tối cao yêu cầu tất cả các tỉnh báo cáo chi tiết về vị thế của cộng đồng chuyển giới.

Sau đó người ta đã soạn một dự thảo về “nhu cầu bảo vệ quyền và phúc lợi của phụ nữ chuyển giới từ góc độ phân biệt, kỳ thị và ruồng bỏ”.

Lần đầu tiên tòa án trao cho cộng đồng chuyển giới quyền thừa kế. Tòa Tối cao chính thức công nhận họ là giới tính thứ 3, hướng dẫn chính quyền đưa họ vào danh sách bầu cử. Tòa cũng lệnh cho giới chức bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ bản và quyền được bảo vệ.

Qamar Naseem, điều phối viên chương trình Blue Veins, tin rằng dù đây là bước phát triển tích cực, nhưng nếu thiếu sự ủng hộ của xã hội dân sự, cộng đồng chuyển giới vẫn không thể có thêm quyền lợi.

Naseem giải thích thêm: “Tòa Tối cao chỉ thị cấp chứng minh thư theo 2 tiêu chí – “nam chuyển giới” và “nữ chuyển giới”. Tuy nhiên không phải ai cũng thuộc vào hai nhóm này – một số người có đặc điểm của cả hai nhóm”.

Naseem cho biết thêm, Tòa Tối cao công bố hạn ngạch 2% cho các cá nhân chuyển giới ở tất cả các cơ quan chính phủ và phi chính phủ nhưng trên thực tế họ không bao giờ được nhận hạn ngạch này.

Mặc dù có vài nhóm chuyển giới từng tồn tại ở Pakistan trước đây, đa phần đều không hoạt động hiệu quả hoặc có quy mô quá nhỏ nên không tạo ra tác động đáng kể.

Naseem muốn huy động cả cộng đồng chuyển giới đứng lên bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Ông nói: “Tôi không thể cổ xúy cho hành động của họ nếu tự họ không quan tâm đến vấn đề này, bởi nếu chúng tôi nói thẳng ra vấn đề của họ thì chúng tôi lại bị tố là làm việc theo chỉ đạo của phương Tây. Chúng tôi đã thông báo cho các đại diện của họ rằng chúng tôi sẵn sàng ủng hộ họ, cả về mặt kỹ thuật và tinh thần, nhưng họ phải đi tiên phong”.

Một số vấn đề lớn mà cộng đồng chuyển giới đối mặt hiện nay bao gồm bạo lực tình dục và thể xác, thiếu tiếp cận dịch vụ y tế và thiếu ngân sách dành cho các dự án phúc lợi xã hội trong cộng đồng chuyển giới.

Người chuyển giới có thể kiếm tiền kha khá nhờ vào niềm yêu thích ca múa của dân địa phương ở Pashtun. Người chuyển giới thường được thuê nhảy múa tại các đám cưới.

Tuy nhiên trớ trêu thay, dù dân địa phương thích xem người chuyển giới nhảy múa, họ vẫn kỳ thị người chuyển giới.

Nhiều phụ nữ chuyển giới - cũng đồng thời là gái mại dâm, thường bị cưỡng hiếp ngay tại các đám cưới mà họ phục vụ.

Farzana Jan nói: “Ở nơi này chẳng có khái niệm đồng thuận. Nếu một gái mại dâm thỏa thuận qua đêm với một ai đó, nhiều khả năng gã đó rủ bạn bè đến cùng cưỡng hiếp tập thể cô gái”.

Trong vài năm qua có hàng trăm vụ bạo lực với các gái mại dâm chuyển giới. Trong các vụ này có cả các vụ mà thủ phạm là cảnh sát./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị
Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Phận nữ múa cột ở Macau
Phận nữ múa cột ở Macau

(VOV) - Đặc khu hành chính Macau nổi tiếng không chỉ bởi những sòng bạc mà còn cả công nghiệp giải trí dành cho quý ông.

Phận nữ múa cột ở Macau

Phận nữ múa cột ở Macau

(VOV) - Đặc khu hành chính Macau nổi tiếng không chỉ bởi những sòng bạc mà còn cả công nghiệp giải trí dành cho quý ông.

Philippines tuyên án với lính thủy đánh bộ Mỹ giết phụ nữ chuyển giới
Philippines tuyên án với lính thủy đánh bộ Mỹ giết phụ nữ chuyển giới

VOV.VN - Lính thủy đánh bộ Mỹ qua đêm với một phụ nữ trong khách sạn ở Philippines hiện đối mặt với án tù do làm cô này chết ngạt, đầu rúc trong toilet.

Philippines tuyên án với lính thủy đánh bộ Mỹ giết phụ nữ chuyển giới

Philippines tuyên án với lính thủy đánh bộ Mỹ giết phụ nữ chuyển giới

VOV.VN - Lính thủy đánh bộ Mỹ qua đêm với một phụ nữ trong khách sạn ở Philippines hiện đối mặt với án tù do làm cô này chết ngạt, đầu rúc trong toilet.

Nữ tù nhân chuyển giới bị hiếp dâm hơn 2.000 lần trong trại giam nam
Nữ tù nhân chuyển giới bị hiếp dâm hơn 2.000 lần trong trại giam nam

VOV.VN - Một phụ nữ chuyển giới bị đưa vào trại giam của nam giới cho biết, đây là “địa ngục trần gian” nơi cô bị hiếp dâm hơn 2.000 lần. 

Nữ tù nhân chuyển giới bị hiếp dâm hơn 2.000 lần trong trại giam nam

Nữ tù nhân chuyển giới bị hiếp dâm hơn 2.000 lần trong trại giam nam

VOV.VN - Một phụ nữ chuyển giới bị đưa vào trại giam của nam giới cho biết, đây là “địa ngục trần gian” nơi cô bị hiếp dâm hơn 2.000 lần. 

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực
Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị.

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

Thi Hoa hậu: Phụ nữ nước mình đang ngày càng quyền lực

VOV.VN - Đằng sau các sự kiện hoa hậu Việt Nam là cả một chặng đường chuyển đổi văn hóa và xã hội, tuy lâu dài nhưng đầy thú vị.