Bi kịch phải làm việc quá nhiều đến chết ở thanh niên Nhật Bản

VOV.VN - Nhiều công ty Nhật chăm chăm bắt nhân viên làm thêm giờ để có thêm lợi nhuận. Lao động trẻ đối mặt nguy cơ chết sớm do sức ép phải làm việc chăm chỉ.

Nhật Bản có giờ làm việc kéo dài thuộc vào hàng nhất thế giới. Trên thực tế, một bộ phận thanh niên nước này đang lao động vắt kiệt sức mình đến chết. Hiện ở quốc gia Mặt trời Mọc này, người ta đang kêu gọi chính phủ hãy hành động thiết thực và khẩn cấp hơn nữa.

***

Michiyo Nishigaki là một bà mẹ đầy tự hào khi người con trai duy nhất của bà, Naoya, được tuyển dụng vào làm tại một công ty viễn thông lớn của Nhật Bản ngay sau khi anh tốt nghiệp đại học.

Bà Michiyo Nishigaki mất con trai duy nhất do "karoshi". Ảnh: BBC.

Cậu con trai của bà yêu máy tính và việc có chân trong công ty trên dường như là một cơ hội lớn khi xét tới tính cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm dành cho những người mới ra trường.

Nhưng chỉ hai năm sau, mọi thứ bắt đầu có vấn đề với trường hợp của Naoya.

Bà Nishigaki kể với phóng viên BBC: “Nó bắt đầu nói với tôi là nó lúc nào cũng bận, nhưng tình hình vẫn ổn. Nhưng đến khi ông ngoại nó mất, nó về nhà chịu tang thì lại không ra nổi khỏi giường. Nó bảo là “Mẹ để con ngủ một lúc, con không dậy được. Xin lỗi mẹ, con phải chợp mắt thêm”.”

Sau đó, qua dò hỏi các đồng nghiệp của Naoya, bà Nishigaki biết được rằng cậu con trai của mình đã làm việc gần như cả 24 tiếng mỗi ngày.

Nishigaki kể: “Nó thường làm việc đến khi có chuyến tàu cuối cùng. Nhưng nó bị lỡ tàu nên đã ngủ ngay tại bàn làm việc. Trong trường hợp xấu nhất, thằng bé phải làm việc qua đêm, đến tận 22h ngày hôm sau, tức là làm việc tổng cộng tới 37 tiếng đồng hồ”.

Hai năm sau, Naoya chết do dùng thuốc quá liều khi mới 27 tuổi. Cái chết của anh được xác định là “karoshi” – một thuật ngữ trong tiếng Nhật dùng để chỉ những ca tử vong do làm việc quá sức, quá nhiều.

Thời gian lao động hàng tháng

Nhật Bản có văn hóa làm việc kéo dài, và đây không phải là hiện tượng gì mới. Văn hóa này đã được ghi nhận vào thập niên 1960. Nhưng các trường hợp tử vong gần đây, được nhiều người biết đến, đã khiến “karoshi” thu hút trở lại sự quan tâm của dư luận.

Vào ngày Giáng sinh năm 2015, cô Matsuri Takahashi 24 tuổi, nhân viên tại công ty quảng cáo Nhật Bản Dentsu đã nhảy lầu tự sát.

Chủ tịch công ty Dentsu - Tadashi Ishii (thứ 2 từ phải sang) đã từ chức vào thời điểm một năm sau khi Takahashi tự tử vì làm việc quá sức. Ảnh: BBC.

Cô Takahashi đã gần như không ngủ sau khi làm việc quá thời gian tới hơn 100 tiếng đồng hồ trong một tháng trong thời kỳ trước khi cô qua đời.

Makoto Iwahashi, nhân viên tại tổ chức Posse chuyên tư vấn cho các người lao động trẻ tuổi, cho biết: hiện tượng làm quá giờ này không phải là “bất thường”, nhất là đối với những người mới đi làm tại các công ty. Anh cho biết, hầu hết các cuộc gọi đến cho tổ chức Posse đều là để phàn nàn về thời gian phải trực, thời gian lao động quá nhiều.

Iwahashi nói với phóng viên: “Thật buồn vì những người lao động trẻ thấy họ không có sự lựa chọn nào khác. Nếu mà bạn không muốn bỏ việc thì bạn phải làm thêm 100 tiếng đồng hồ. Nhưng nếu bỏ việc, thì bạn không có tiền để sống”.

Iwahashi cho biết, công việc bấp bênh làm cho tình hình này tệ hại thêm. Anh nói: “Ở nước Nhật chúng tôi, hiện tượng karoshi đã có từ thập niên 1960 và thập niên 1970. Sự khác biệt lớn là thời trước họ phải lao động trong thời gian dài nhưng nghề nghiệp được bảo đảm suốt đời, bây giờ thì khác rồi”.

Sợ bị mang tiếng là lười và sợ mất việc

Các con số chính thức cho thấy có hàng trăm vụ tử vong vì làm quá sức ở Nhật mỗi năm. Nguyên nhân là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, và tự tử. Nhưng những nhà hoạt động xã hội cho rằng con số thực sự còn cao hơn nữa.

Người lao động Nhật tranh thủ chợp mắt ở nơi công cộng. Ảnh: Getty.

Theo một nghiên cứu mới đây, gần 1/4 các công ty Nhật Bản bắt nhân viên làm việc với thời gian quá giờ là hơn 80 tiếng đồng hồ mỗi tháng, thường là không được trả thêm tiền. Và 12% số nhân viên vượt ngưỡng làm thêm 100 tiếng đồng hồ một tháng.

Các con số này rất quan trọng. Thời gian quá giờ 80 tiếng đồng hồ mỗi tháng được xem là ngưỡng mà nếu bạn vượt qua, nguy cơ tử vong của bạn sẽ tăng cao.

Chính phủ Nhật Bản đang chịu áp lực ngày càng lớn là phải hành động để xử lý vấn đề này. Nhưng việc phá tan văn hóa tồn tại trong nhiều thập kỷ là một thách thức không hề nhỏ. Trong nền văn hóa này, bạn sẽ bị người khác dị nghị, cau có nếu rời công sở trước sếp hoặc đồng nghiệp khác.

Đầu năm 2017, chính phủ Nhật giới thiệu “Ngày Thứ Sáu ưu đãi”, theo đó họ khuyến khích các công ty để cho nhân viên được về sớm, từ lúc 15h, vào Ngày Thứ Sáu cuối cùng của mỗi tháng. Chính phủ Nhật cũng muốn người lao động nước này được hưởng nhiều ngày nghỉ hơn. Cụ thể, người lao động được hưởng tới 20 ngày nghỉ phép mỗi năm. Thế nhưng hiện nay có tới 35% số người lao động không hề nghỉ phép ngày nào trong năm.

Tắt đèn công sở

Tại văn phòng chính quyền địa phương quận Toshima, Tokyo, người ta đã dùng đến giải pháp tắt đèn cơ quan vào lúc 19h nhằm thúc người lao động về nhà sớm.

Ông Hitoshi Ueno. Ảnh: BBC.

Nhà quản lý Hitoshi Ueno nói: “Chúng tôi muốn làm một việc gì đó cụ thể, trông thấy được... Vấn đề không chỉ là cắt giảm giờ làm. Chúng tôi muốn mọi người hiệu quả hơn, năng suất hơn, để họ có thể gìn giữ và tận hưởng thời gian rảnh rỗi của họ. Chúng tôi muốn thay đổi tổng thể môi trường làm việc”.

Ở một chừng mực nào đó, ông Ueno có lý khi nói về việc tập trung vào hiệu suất. Mặc dù Nhật Bản có thời gian làm việc vào loại dài nhất thế giới, Nhật lại là nước có năng suất thấp nhất khối các nước phát triển G7.

Thế nhưng các nhà hoạt động đã phản bác lại, nói rằng các giải pháp nêu trên không căn cơ, không có tính hệ thống, và chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi, đó là các lao động trẻ đang chết dần chết mòn vì phải làm việc quá vất vả và quá nhiều.

Theo các nhà hoạt động, giải pháp duy nhất là đặt ra giới hạn pháp lý đối với thời lượng quá giờ mà nhân viên được phép làm.

Đầu năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã đề xuất giới hạn thời gian làm việc quá giờ trung bình xuống còn 60 tiếng đồng hồ mỗi tháng mặc dù các công ty có thể được phép đẩy con số này lên mức 100 tiếng trong các dịp “thời vụ bận rộn”, tức là đã lọt vào ngưỡng giới hạn đỏ “karoshi”.

Người lao động vẫn cần được cứu giúp

Các nhà phê bình cho rằng chính phủ Nhật đang ưu tiên cho các lợi ích kinh tế và thương mại và để đạt được điều đó, họ chấp nhận hy sinh phúc lợi của người lao động.

Koji Morioka, một viện sĩ hàn lâm đã nghiên cứu hiện tượng “karoshi” trong 30 năm, nói: “Người dân Nhật trông cậy vào chính phủ nhưng mong mỏi của họ đã không được đáp ứng”.

Trong khi đó, vẫn có thêm nhiều thanh niên tử vong vì phải lao động quá sức và các nhóm hỗ trợ gia đình nạn nhân tiếp tục có thêm nhiều thành viên.

Bà Michiyo Nishigaki, người đã mất cậu con trai tên Naoya, nói đất nước đang đẩy chính người lao động của mình vào chỗ chết mà lẽ ra là họ phải được che chở.

Bà Nishigaki thở dài: “Các công ty chỉ chăm chăm vào lợi ích ngắn hạn. Con trai tôi và các lao động trẻ khác không hề thù ghét công việc. Họ có năng lực và muốn được làm tốt công việc.”.

“Hãy cho họ cơ hội lao động với thời lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Nếu làm được điều này, chính đất nước sẽ được hưởng lợi nhiều hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động
Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới.

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới.

Âm mưu đảo chính lật đổ Nhật hoàng để tiếp tục Thế chiến 2
Âm mưu đảo chính lật đổ Nhật hoàng để tiếp tục Thế chiến 2

VOV.VN - Cảm thấy nhục nhã về thất bại, một nhóm sĩ quan Nhật Bản đã lên kế hoạch lật đổ Nhật hoàng và tiếp tục Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Âm mưu đảo chính lật đổ Nhật hoàng để tiếp tục Thế chiến 2

Âm mưu đảo chính lật đổ Nhật hoàng để tiếp tục Thế chiến 2

VOV.VN - Cảm thấy nhục nhã về thất bại, một nhóm sĩ quan Nhật Bản đã lên kế hoạch lật đổ Nhật hoàng và tiếp tục Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức
Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản vừa công bố các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nhân viên làm việc quá sức, gây căng thẳng kéo dài dẫn đến nhiều ca tử vong.

Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức

Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn tình trạng làm việc quá sức

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản vừa công bố các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nhân viên làm việc quá sức, gây căng thẳng kéo dài dẫn đến nhiều ca tử vong.

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản
Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN - Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Hạ viện Nhật Bản thông qua dự luật về việc thoái vị của Nhật hoàng
Hạ viện Nhật Bản thông qua dự luật về việc thoái vị của Nhật hoàng

VOV.VN - Thời gian thoái vị của Nhật Hoàng sẽ được quyết định trong vòng 3 năm sau khi luật được ban hành.

Hạ viện Nhật Bản thông qua dự luật về việc thoái vị của Nhật hoàng

Hạ viện Nhật Bản thông qua dự luật về việc thoái vị của Nhật hoàng

VOV.VN - Thời gian thoái vị của Nhật Hoàng sẽ được quyết định trong vòng 3 năm sau khi luật được ban hành.