Chiến thuật giúp hãng điện thoại Trung Quốc đánh bại Apple ở châu Phi

VOV.VN - Với sự cổ xúy của chính phủ Trung Quốc, nhiều hãng kinh doanh của nước này đã áp dụng những chiến thuật khôn khéo để thống lĩnh thị trường châu Phi.

Một trong các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc chưa bao giờ bán được một chiếc điện thoại ở chính nước này. Thế nhưng cách đó hàng ngàn dặm, hãng này lại thống trị thị trường trên khắp châu Phi. Không có tên tuổi ở phương Tây nhưng hãng Transsion đã bỏ xa các hãng toàn cầu như Apple ở tít phía sau tại Lục địa Đen với hơn 1 tỷ dân.

Một phụ nữ châu Phi đang sử dụng điện thoại gắn thương hiệu Tecno của hãng Transsion. Ảnh: CNN. 

Ở các thành phố như Lagos, Nairobi và Addis Ababa, các con phố đông đúc bị tràn ngập các cửa hàng với thương hiệu hàng đầu của Transsion là Tecno. Trong khi đó, ở Trung Quốc, công ty này không có nổi một cửa hàng lẻ và trụ sở của họ tại siêu thành phố Thâm Quyến gần như lạc lõng, không được mấy để ý giữa hàng loạt tòa cao ốc chọc trời mang tên của các hãng công nghệ nổi tiếng Trung Quốc.

Công ty Transsion tìm một con đường đi khác để đạt tới thành công trước các gã khổng lồ cùng nước như Huawei (Hoa Vi) và Xiaomi (Tiểu Mễ), cũng khởi nghiệp ở Trung Quốc trước khi bành trướng ra hải ngoại.

Transsion xây dựng hoạt động kinh doanh của mình ở châu Phi. Và họ không có kế hoạch “hồi hương”.

Tính năng selfie hoàn hảo

Ở trung tâm thương mại Edna trên con đường sầm uất Bole ở Addis Ababa – thủ đô của Ethiopia, chị Mesert Baru đang tạo dáng để chụp ảnh bằng chiếc Tecno Camon i. Nhân viên bán hàng 35 tuổi này ngắm bức ảnh vừa chụp và khen “chiếc điện thoại này chụp selfie cực đẹp”.

Không phải ngẫu nhiên Mesert hài lòng như vậy. Phó Chủ tịch của Transsion lý giải: Các máy ảnh mang thương hiệu Tecno đã được tối ưu hóa dành cho đối tượng khách hàng có nước da châu Phi. Ông này cho biết: “Máy ảnh của chúng tôi điều chỉnh tăng sáng thêm cho nước da tối màu hơn, nhờ đó, bức ảnh trông đẹp hơn. Đây là một trong các nguyên nhân vì sao chúng tôi lại thành công”.

Nhà sáng lập ra Transsion, George Zhu, đã dành nửa thập kỷ chu du khắp châu Phi với tư cách là trưởng bộ phận bán hàng cho một công ty điện thoại di động khác. Trong thời gian đó, ông nhận ra rằng bán cho người châu Phi những chiếc máy điện thoại vốn được thiết kế cho các thị trường phát triển là cách tiếp cận sai lầm.

Đường đi nước bước của George Zhu đã gặp đúng thời. Vào giữa thập niên 2000, chính phủ Trung Quốc với chiến lược “hướng ngoại” khuyến khích các doanh nghiệp hướng ra nước ngoài và thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia châu Phi nói riêng. Các công ty điện thoại di động khi đó đang mở rộng nhanh chóng trong lãnh thổ Trung Quốc, nhưng ở châu Phi (với dân số tương đương Trung Quốc), sản phẩm của họ là một điều xa xỉ. Nói cách khác, châu Phi khi ấy là cả một thế giới mới đối với các hãng này.

Trao cho người tiêu dùng cái họ cần

Năm 2006, Zhu lập thương hiệu Tecno ở Nigeria, đầu tiên nhắm tới đất nước đông dân nhất châu Phi. Từ đó, khẩu hiệu của hãng này là “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”, nghĩa là sản xuất các điện thoại đáp ứng nhu cầu cụ thể của châu Phi.

Chowdhury thuộc hãng Transsion nói: “Khi chúng tôi bắt đầu kinh doanh ở châu Phi, chúng tôi nhận thấy người dân có nhiều thẻ SIM ở trong ví”.

Nabila Popal, chuyên gia hãng nghiên cứu IDC chuyên theo dõi cách sử dụng các thiết bị ở châu Phi, cho biết: Họ (người dân châu Phi) khi đó sẽ vất vả đổi thẻ SIM trong ngày để tránh mức phí cao mà các công ty áp dụng cho việc gọi các mạng khác nhau.

Chowdhury cho biết, “Họ không đủ tiền mua 2 điện thoại. Và chúng tôi mang lại cho họ giải pháp”. Và nhà sáng lập Zhu đã thiết kế tất cả điện thoại Tecno theo hướng mang được hai SIM.

Biển hiệu điện thoại Tecno mang phong cách địa phương tại thành phố Addis Ababa. Ảnh: CNN.

Ngoài ra còn có thêm các cải tiến nữa. Transsion mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc, Nigeria và Kenya để tìm ra cách thức tốt hơn trong việc phục vụ người sử dụng châu Phi. Hãng đã đưa vào chế độ gõ bàn phím thêm các ngôn ngữ địa phương như tiếng Amharic, Hausa và Swahili, cũng như thiết kế pin có thể hoạt động lâu hơn.

Dung lượng pin lớn là điều quan trọng ở đây. Chẳng hạn, ở Nigeria, Nam Phi và Ethiopia, các chính phủ tại đó thường cắt điện để tiết kiệm điện, khiến người dân nhiều khi không thể sạc pin trong hàng tiếng đồng hồ. Chowdhury cho hay, ở những thị trường kém phát triển hơn nữa, như là Cộng hòa Dân chủ Congo, người tiêu dùng có thể phải đi bộ tới 30km để sạc điện thoại tại một chợ nào đó – và khi làm vậy họ phải trả thêm tiền.

Sewedo Nupowaku, Tổng giám đốc tại Lagos của công ty giải trí Revolution Media, chia sẻ ông phải chuyển từ một chiếc điện thoại thông minh do một nước Đông Á sản xuất sang điện thoại Tecno L8  chỉ vì lý do này. “Tôi có thể đàm thoại liên tục 24 giờ, lướt web nữa, bằng điện thoại này. Nhưng với máy hãng khác thì tuyệt đối không thể”.

Thế nhưng chiêu khôn ngoan nhất của Transsion có lẽ là cách họ định giá bán của máy. Họ tung ra 3 thương hiệu: Tecno, Infinix và Itel. Hầu hết điện thoại cơ bản và điện thoại thông minh của họ được bán ra với mức giá từ 15 - 200 USD.

Chị Mesert cho biết chị mua chiếc “smartphone” Techno với giá 2.000 bir (tương đương 72 USD). Tại một cửa hàng gần nơi làm việc của Mesert, một chiếc iPhone 7 trị giá 906 USD.

Mức lương hàng tháng trung bình ở Ethiopia nằm trong khoảng từ 1.500 birr (54 USD) to 3.000 birr (108 USD). Mà đa phần các nhà cung cấp điện thoại ở châu Phi không cho phép khách hàng mua trả góp.

Mo Jia, một nhà phân tích tại hãng nghiên cứu công nghệ Canalys, nói: “Khoảng 95% điện thoại thông minh của Transsion chỉ có mức giá dưới 200 USD. Họ là vua của các loại điện thoại thông minh giá rẻ”.

Tecno: Chúng tôi là người châu Phi

Chưa đầy một thập kỷ trước, các điện thoại Trung Quốc hầu như không có mặt ở châu Phi. Năm 2010, Nokia là một trong 2 hãng thống lĩnh thị trường tại lục địa này. Nhưng vào nửa đầu năm 2018, thị phần của Nokia tại đây đã sụp đổ, còn hãng còn lại chỉ bán được một trong cứ 10 chiếc điện thoại được bán ra.

Theo Canalys, trong bối cảnh đó, Transsion bất thình lình xuất hiện rồi chiếm tới hơn 50% thị phần. Theo IDC, đối với riêng dòng điện thoại thông minh, Transsion chiếm tới gần 1/3 doanh số bán ra ở châu Phi.

Jia cho biết: Hãng công nghệ Apple tỏ ra không quan tâm lắm đến những gì họ làm ở thị trường châu Phi vì họ cho rằng lợi nhuận nhỏ từ các điện thoại giá rẻ không đáng để họ phải cạnh tranh. Trong khi đó, Transsion lại tỏ ra vui mừng với những khoản lợi nhuận khiêm tốn mà họ thu được.

Sự nổi lên của Transsion phản ánh vai trò rộng lớn hơn mà các hãng Trung Quốc đang đảm đương trong việc cung cấp các công nghệ mà người dân trên toàn châu Phi cần tới để liên lạc, kể cả mạng lưới internet tốc độ cao mà các smartphone phải dựa vào. Mặc dù Mỹ và Australia đã cảnh báo về nguy cơ an ninh thông tin từ các thiết bị của hãng Huawei và ZTE (của Trung Quốc), Jia vẫn kỳ vọng nhu cầu về sản phẩm Trung Quốc vẫn rất mạnh ở châu Phi, nơi cả chính quyền và người dân đều nhạy cảm về chuyện giá cả.

Trong nghệ thuật marketing, Transsion cố gắng giảm gốc gác Trung Quốc của mình. Chowdhury giải thích: “Ở châu Phi, chúng tôi nói rằng chúng tôi là người châu Phi”. Đó là lý do vì sao các cửa hàng của Tecno không gắn các Hán tự hay dấu hiệu cho thấy đây là hàng Trung Quốc.

Trong một báo cáo về 100 Thương hiệu châu Phi giai đoạn 2017-2018, do tạp chí African Business xuất bản, Tecno được xếp hạng thứ 7 trong số các thương hiệu được ưa thích nhất tại đây. Đây là mức tăng ngoạn mục từ bậc 14 vào năm trước đó, dù vẫn đứng sau một hãng của Đông Á (thứ 2) và Apple (thứ 5). Máy iPhone vẫn được xem là xa xỉ phẩm mà nhiều người châu Phi ao ước sở hữu.

Ở Ethiopia, Transsion tiến thêm một bước xa nữa để hòa mình vào môi trường bản địa. Kể từ năm 2011, mỗi điện thoại do họ bán ra ở nước đông dân thứ 2 châu Phi này được lắp ráp tại các cơ sở ở ngoại ô thủ đô Addis Ababa. Khoảng 700 công nhân lắp ráp các màn hình sản xuất ở Thâm Quyến, các bo vi mạch, và pin để tạo ra mỗi ngày 2.000 chiếc điện thoại thông minh và 4.000 chiếc điện thoại cơ bản.

Transsion cho biết, họ có tổng cộng 10.000 nhân viên người địa phương ở châu Phi, và 6.000 nhân viên người địa phương ở Trung Quốc. Lực lượng lao động giá rẻ của châu Phi đã giúp hãng giữ cho giá các mặt hàng của họ ở mức thấp, theo Jia. Điều này cũng khiến cho chiếc điện thoại trở nên hấp dẫn hơn đối với một số khách hàng bản địa. Như chị Mesert chia sẻ: “Tôi thích điều này, điện thoại của tôi là Made in Ethiopia”.

Đối thủ đối với hãng lớn Spotify

Nigeria, với dân số 186 triệu người, là thị trường lớn nhất của Transsion. Hãng này đã kết nối với người tiêu dùng tại đây thông qua một trong niềm đam mê lớn nhất của họ: âm nhạc.

Oye Akideinde, một tay rapper nghiệp dư trở thành nhà phát triển phần mềm, đã được Tecno tuyển về vào năm 2015 để mở một ứng dụng âm nhạc có tên gọi Boomplay – đối thủ bản địa của hãng lớn như iTunes và Spotify. Hầu hết các người dùng internet Nigeria đều từng tải nhạc trái phép hoặc nghe stream miễn phí trên YouTube, theo Akideinde – một cư dân Lagos 40 tuổi.

Tầm nhìn Tecno là thu hút những người đam mê âm nhạc bằng việc kết nối các nghệ sĩ châu Phi và quốc tế trên một nền tảng chung, cung cấp các gói download (tải) có thể chấp nhận được về giá và các đoạn streaming kèm quảng cáo. Hãng Tecno cài trước ứng dụng này lên mọi điện thoại thông minh của hãng và đặt nó làm phần mềm nghe nhạc mặc định. Ứng dụng này giờ có 32 triệu người sử dụng.

Hướng tới cả Ấn Độ

Đối với Transsion, tương lai sự phát triển của họ nằm ở cả các khu vực bên ngoài châu Phi, tại các thị trường đang phát triển như là Nga, Indonesia và Bangladesh.

Năm 2017, hãng đưa thương hiệu Tecno vào Ấn Độ, và chỉ trong một năm đã đánh chiếm được 5% thị trường khổng lồ này, theo IDC.

Nhờ đâu mà Tecno tăng trưởng nhanh chóng như vậy? Chowdhury thuộc Transsion cho biết, họ đã có một cải tiến khác giúp họ tiếp cận người dân Ấn Độ.

Ông Chowdhury nói: “Người dân Ấn Độ sử dụng tay để cầm trực tiếp thức ăn và ăn. Cho nên tay họ bị nhờn. Chuyện gì nếu đang ăn trưa thì sếp gọi tới? Bạn cố nhận cuộc gọi nhưng ngón tay của không kích hoạt được điện thoại?”

Giải pháp của Transsion là chế ra màn hình đọc được cả đốt ngón tay dính dầu mỡ!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi
“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á
Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế riêng rất mạnh ở Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực này sẽ là một “trò chơi” dài lâu.

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế riêng rất mạnh ở Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực này sẽ là một “trò chơi” dài lâu.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc
Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.