Chính quyền Syria cắt giảm phúc lợi xã hội để dồn sức cho chiến tranh

VOV.VN - Dù chiếm thế thượng phong, quân đội Syria lại đang gặp khó khăn về tài chính. Dân chúng cũng mệt mỏi khi bị cắt giảm trợ cấp xã hội.

Giới phân tích cho hay, nền kinh tế Syria đang tụt dốc trong bối cảnh chế độ của Tổng thống Bashar Assad không ngừng tìm kiếm nguồn lực để đối phó với cuộc nổi dậy tại quốc gia này trong 4 năm qua. Và do vậy, chính phủ Syria đã phải giảm bớt dần các trợ cấp cho dân chúng đối với các mặt hàng như nước và dầu đốt trong 6 tháng vừa rồi. Điều này đã gây phẫn nộ cho người Syria, vốn đã phải hứng chịu lạm phát ngất ngưởng, nạn thất nghiệp tới 50%, và những thiệt hại quy mô lớn đối với ngành công nghiệp do nội chiến.

Một người dân bán hàng trước các cửa hàng đã bị tàn phá tại Aleppo, Syria hôm 29/11 (ảnh: Reuters)
Bên cạnh đó, người dân phải đối diện với cảnh mất điện thường xuyên. Hiểm họa thiếu lương thực trầm trọng cũng rình rập họ.

Quân đội Assad chưa đủ tiền để “xơi” gọn phe đối lập

Khi phe đối lập suy yếu, quân đội Syria ở vào thế có thể giáng đòn chí mạng vào lực lượng nổi dậy. Nhưng lực lượng Assad lại đang thiếu… ngân sách để làm điều đó.

Riad Kahwaji, một nhà phân tích và giám đốc điều hành của Viện Phân tích Cận Đông và Quân sự Vùng Vịnh, cho hay: “Chúng ta đều thấy sự suy yếu và các điểm yếu của các nhóm đối lập – lực lượng  hiện đang tan rã dần, thế nhưng chế độ Assad vẫn chưa tận dụng được các yếu kém của đối thủ.”

Ông Kahwaji cho biết thêm, chế độ của ông Assad đang bị đẩy sâu thêm vào “trạng thái chỉ đủ sống” khi họ đồng thời đối mặt với nhiều vấn đề khác như là nguồn thu từ thuế giảm, nội tệ mất giá, và chi cho nhập khẩu tăng. Mặc dù các con số về ngân sách chính phủ không được công bố, giới phân tích cho rằng Damascus đã phải thay đổi các ưu tiên để có thể bỏ thêm tiền vào các hoạt động chiến tranh.

Syria đã phải cắt giảm mạnh chi tiêu dành cho phúc lợi xã hội, bao gồm cắt giảm trợ cấp đối với điện nước trong mùa hè.

Tháng trước, chính phủ Syria cũng thực hiện điều tương tự đối với dầu diesel và dầu đốt. Việc cắt giảm này một phần là để đáp lại các cuộc không kích do liên quân của Mỹ tiến hành. Các cuộc không kích này đã gây hư hại cho các cơ sở sản xuất dầu ở miền đông Syria bị rơi vào tay lực lượng IS.

Các nhà phân tích và quan chức Liên Hợp Quốc cho biết, mặc dù là kẻ thù của chính phủ Assad, IS lại bán dầu của mình cho chính phủ Syria với giá rẻ. Các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu đã làm chậm dần các giao dịch này.

Những thay đổi nói trên gây căng thẳng cho không chỉ chính quyền Syria mà còn nhiều người dân nước này. Anh Abdul Aziz, một nhà thiết kế đồ họa 29 tuổi sống cùng cha mẹ và các anh chị em mình là một ví dụ.

Cách đây 6 tháng, như nhiều người hàng xóm khác, Aziz và cả gia đình mình buộc phải bắt đầu nhận các khoản lương thực quốc tế do các tổ chức từ thiện địa phương phân phát.

“Người dân khó mà chịu đựng được thêm nữa”, Aziz nói qua mạng Skype từ nhà mình ở trung tâm Damascus. Aziz không phải là tên thật của anh này.

Cắt giảm trợ cấp vào tháng trước đã đẩy giá dầu đốt từ 73% lên 85% một lít, tương ứng với mức tăng từ 2,76 USD lên 3,22 USD mỗi gallon. Dầu diesel tăng 12% mỗi lít lên mức mức 48 cent, tương đương 1,82 USD một gallon.

Điều này đã kéo theo sự đội giá của một loạt hàng hóa. Ngay cả quần áo cũng trở nên xa xỉ đối với nhiều người Syria. Cư dân ở thủ đô cho biết quần jeans xanh được bán với giá gấp 8 lần trước chiến tranh.

Một kỹ sư phần mềm tên là Amjad 24 tuổi sống cùng với em gái ở thủ đô chia sẻ: “Thay vì ăn thịt lợn hay thịt gà mỗi ngày như thường lệ, giờ chúng tôi chỉ ăn các món đó một hoặc hai lần một tuần”. Anh này cũng yêu cầu không đăng họ tên của anh ta, do lo ngại về an toàn của bản thân.

Một điều hiếm hoi là giờ đây người dân Syria đã tổ chức biểu tình ở một số nơi thuộc quyền kiểm soát của chính phủ vì bực tức trước giá nhiên liệu tăng cao. Điều này đã làm tăng áp lực lên chính phủ Syria, vốn đang đối mặt với các bất mãn về lượng thương vong lớn mà người thiểu số Alawite hứng chịu (người Alawite chiếm tỷ lệ áp đảo trong quân đội Syria). Khoảng 200.000 người đã tử trận từ khi nội chiến Syria bắt đầu.

“Quân đội bị căng mỏng”

Một năm trước, chính quyền Assad lật ngược tình thế trên chiến trường, đẩy lui phiến quân ở nhiều vị trí chiến lược như là khu vực Qalamoun gần biên giới với Lebanon.

Lực lượng vũ trang Assad (ảnh: Reuters)
Tuy vậy, có vẻ lực lượng của ông Assad đang bị sa lầy ở một số mặt trận. Phiến quân vẫn bám chắc nhiều khu vực của Aleppo và thủ đô, trong khi ở miền nam, lực lượng vũ trang đối lập đang tiến quân mạnh.

“Quân đội Syria đang bị căng mỏng”, Fawaz A. Gerges, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế và Chính trị học London, nói.

>> Xem thêm: Quân đội và mật vụ của chế độ Tổng thống Assad

Nhiều nguồn thu của chính phủ bị mất đi. Các lực lượng đối lập kiểm soát gần như một nửa đất nước Syria và hầu hết các cơ sở dầu của nước này. Một số ngành nghề như du lịch đã bị xóa sổ.

Jihad Yazigi, tổng biên tập của trang Báo cáo Syria - một website tin tức kinh tế, cho biết tổng thu nhập quốc dân của Syria đã giảm xuống chỉ còn bằng một nửa mức trước chiến tranh (xấp xỉ 60 tỷ USD).

Ngành công nghiệp địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do nội chiến, nên chính phủ Syria phải dựa nhiều hơn vào việc nhập các sản phẩm như là dầu và lúa mì. Nhưng đồng bảng Syria đã mất tới 3/4 giá trị trong 4 năm qua, nên các mặt hàng nói trên lại càng khó mua.

Một khi hàng nhập khẩu đến, lại có một vấn đề khác là khó đưa hàng ra chợ. Các phiến quân thường xuyên phục kích các tuyến cung cấp, tạo nên tình trạng thường xuyên thiếu bột làm bánh mì và thiếu khí tự nhiên để sản xuất điện.

Ở cả các khu vực do phiến quân và chính chính phủ kiểm soát, tình trạng thiếu điện đã kéo dài tới tận 23 tiếng mỗi ngày.

Hai phe đối nghịch tạm thời bắt tay nhau

Các khó khăn đã buộc hai bên phải “hợp tác” với nhau. Phiến quân kiểm soát nguồn cung cấp nước cho Damascus, còn chính phủ nắm giữ nguồn nước chảy vào thủ đô với các nhượng bộ trong các vấn đề như là thả tù nhân.

Chính phủ Assad đang chịu sức ép lớn từ các chế tài trừng phạt kinh tế của phương Tây. Syria đang ngày càng phải dựa vào sự giúp đỡ của Nga và Iran.

Từ khi phong trào nổi dậy bắt đầu, viện trợ của Iran cho Damascus có thể đã lên tới mức tổng cộng là 10 tỷ USD, theo Karim Sadjadpour, một chuyên gia về Iran.

“Nếu không có sự trợ giúp của Iran, ông Assad sẽ không thể có tiền để chi tiêu như hiện nay”.

Thế nhưng IS đã chiếm được nhiều vùng của Iraq trong mùa hè qua khiến các tuyến cung ứng quan trọng mà Iran sử dụng bị cắt đứt. Iran là chỗ đồng minh thân cận của chính quyền Baghdad do người Shiite kiểm soát.

Gerges phân tích: “Con đường qua Baghdad rất quan yếu đối với ông Assad. Tuyến đường này  mang đến không chỉ hàng hóa và dịch vụ từ Iran, mà còn cả dầu, tiền mặt và vũ khí”.

Quay trở lại Damascus, các cư dân tỏ thái độ hoài nghi các viện trợ lương thực của quốc tế có thể giúp chế độ của ông Assad tập trung vào chuyện chiến tranh. Tuy vậy, đối với người dân, các nguồn viện trợ lương thực vẫn là thứ thiết yếu.

Abdul Aziz nói: “Người dân sẽ không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết nếu thiếu nguồn viện trợ này; mọi thứ sẽ còn tệ hại hơn nữa”./.

>> Xem thêm: Gian nan cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội và mật vụ: Điểm tựa vững chắc cho chế độ Assad
Quân đội và mật vụ: Điểm tựa vững chắc cho chế độ Assad

(VOV) - Hai lực lượng này là yếu tố quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Assad trụ vững trong suốt 2 năm qua.

Quân đội và mật vụ: Điểm tựa vững chắc cho chế độ Assad

Quân đội và mật vụ: Điểm tựa vững chắc cho chế độ Assad

(VOV) - Hai lực lượng này là yếu tố quan trọng giúp chính quyền Tổng thống Assad trụ vững trong suốt 2 năm qua.

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng
“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

Tổng thống Obama: Phiến quân Hồi giáo IS sẽ không có chốn dung thân
Tổng thống Obama: Phiến quân Hồi giáo IS sẽ không có chốn dung thân

VOV.VN - Khi đề cập tới tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ông Obama nhấn mạnh: “Kẻ đe dọa nước Mỹ sẽ không có chốn dung thân”.

Tổng thống Obama: Phiến quân Hồi giáo IS sẽ không có chốn dung thân

Tổng thống Obama: Phiến quân Hồi giáo IS sẽ không có chốn dung thân

VOV.VN - Khi đề cập tới tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ông Obama nhấn mạnh: “Kẻ đe dọa nước Mỹ sẽ không có chốn dung thân”.

Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?
Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?

VOV.VN - Nhóm Hồi giáo cực đoan man rợ IS thèm khát sự chú ý của công luận thế giới. Chúng thích chặt đầu 1 người riêng lẻ hơn là đánh bom đám đông.

Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?

Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?

VOV.VN - Nhóm Hồi giáo cực đoan man rợ IS thèm khát sự chú ý của công luận thế giới. Chúng thích chặt đầu 1 người riêng lẻ hơn là đánh bom đám đông.

Lộ hồ sơ mật về yếu điểm của nhóm cực đoan IS
Lộ hồ sơ mật về yếu điểm của nhóm cực đoan IS

VOV.VN - Ở Bắc Mỹ chỉ có duy nhất một hãng truyền thông được tiếp cận thông tin này, trong đó có sổ sách kế toán và chi tiết đãi ngộ với “chiến sĩ”.

Lộ hồ sơ mật về yếu điểm của nhóm cực đoan IS

Lộ hồ sơ mật về yếu điểm của nhóm cực đoan IS

VOV.VN - Ở Bắc Mỹ chỉ có duy nhất một hãng truyền thông được tiếp cận thông tin này, trong đó có sổ sách kế toán và chi tiết đãi ngộ với “chiến sĩ”.

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS
Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp.

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại
Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.