Con mèo do Đức Đạt Lai Lạt Ma tặng đã nhiều lần cứu mạng nhà lãnh đạo Brezhnev

VOV.VN - Trong một chuyến thăm Ấn Độ, tại một trong những buổi chiêu đãi của Thủ tướng Indira Gandhi, Brezhnev gặp Đạt Lai Lạt Ma, người sau đó tặng nhà lãnh đạo Liên Xô một con mèo có khả năng dự cảm, nhiều lần cứu mạng chủ.

Chú mèo "ngoại cảm"

Leonid Ilyich Brezhnev lên nắm quyền vào năm 1964 và đầu tháng 1/1969, ông đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Ấn Độ. Trong chuyến viếng thăm Ấn Độ này, nhà lãnh đạo Liên Xô đã được Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Delhi giới thiệu với Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong và được Indira Gandhi che chở.

Trong khi trò chuyện, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng với khả năng chính xác đáng kinh ngạc đã chẩn đoán tất cả các bệnh cho Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và xin lỗi rồi cảnh báo, Brezhnev sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng nhiều lần trong đời.

Là một người theo thuyết duy vật và không tin vào bất kỳ thế lực huyền bí nào, Brezhnev nói đùa: “Có lẽ chiếc máy bay mà tôi sẽ bay về nhà sẽ gặp sự cố?”. Sau khi nghe lại từ người phiên dịch, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn chằm chằm vào đồng tử của người đối thoại, trả lời rằng, Brezhnev sẽ gặp nguy hiểm sinh tử không phải trên không mà là ở trên mặt đất và không phải một lần.

Sau đó, vị thượng tế Tây Tạng ra dấu cho người phiên dịch và thì thầm vào tai anh ta điều gì đó. Người phiên dịch nói với Brezhnev, Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi liệu đồng chí có dám nhận từ ngài một sinh vật được phú khả năng linh thiêng không. Như lá bùa hộ mệnh, trong tương lai, nó sẽ có thể cứu đồng chí khỏi nhiều bất hạnh. Brezhnev không từ chối và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tặng Leonid một con mèo được cho là có được khả năng dự cảm.

Khi chia tay, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc, nếu Brezhnev định đi đâu đó và con mèo bám vào ống quần của ông hoặc cư xử một cách kỳ lạ, ông cần phải ở nhà để không xảy ra điều đáng tiếc. Không những vậy, nhà lãnh đạo Liên Xô vốn có không ít kẻ thù và đối thủ, phải đưa mèo đi cùng trong các chuyến công tác nước ngoài và các chuyến công tác dài ngày khác. Mèo phải được nuôi hoàn toàn bằng thịt sống và chỉ từ chính tay Brezhnev cho ăn. Các trường sinh học của ông và mèo nên hợp nhất với nhau. Chỉ trong trường hợp này, bản năng tự bảo tồn của động vật mới truyền sang chủ nhân.

Brezhnev nhiều lần được cứu mạng

Trở về nơi ở của mình ở Zarechie, theo lời nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Brezhnev tự mình cho mèo ăn hai lần vào buổi sáng và buổi tối, đồng thời bố trí cho nó một phòng riêng. Con mèo được đặt tên Lạt Ma để vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mèo Lạt Ma không cho phép bất cứ ai ngoài Leonid và duy nhất - một ngoại lệ là cháu trai út Andrey của Brezhnev - 4 tuổi, đến gần mình.

Một tháng sau khi từ Ấn Độ trở về, ngày 22/1/1969, con mèo đột nhiên cư xử vô cùng kỳ lạ. Nó cọ vào chân, kêu rên thảm thiết và cào vào ống quần của Brezhnev. Ngày hôm đó, Leonid Ilyich có kế hoạch gặp gỡ các phi hành gia. Cả Moscow vui mừng chào đón sự trở về Trái Đất của các nhà du hành vũ trụ Vladimir Shatalov, Evgeny Khrunov, Alexey Eliseev và Boris Volynov từ sân bay Vnukovo-2 đến Điện Kremlin.

Lat Ma nhảy lên giường khi Brezhnevs đang ngủ với đôi mắt vàng như trăng nhìn chằm chằm vào ông và kêu meo meo. Cả buổi sáng, Lạt Ma không rời Brezhnev một bước nào, cọ vào chân ông và thỉnh thoảng phát ra những âm thanh ai oán. Trước khi ông chủ đi đến Điện Kremlin, con mèo bắt đầu nổi cơn thịnh nộ - nó dùng răng và móng ngoạm vào ống quần của ông, dai dẳng đến mức phải bị xích cổ.

Bối rối suốt quãng đường và sau đó, nhớ lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Brezhnev đã ra lệnh cho người lái xe thay đổi vị trí của chiếc "Hải Âu" của mình trong đoàn xe. Thường thì xe của Brezhnev đi ở vị trí thứ hai, nhưng lần này nó lại ở phía sau. Và đúng lúc những chiếc xe đi qua cổng Borovitsky, một người đàn ông mặc đồng phục cảnh sát đã nã 14 phát súng súng lục vào chiếc xe thứ hai được cho là chở Brezhnev, lúc đó đáng chở các phi hành. Người lái xe đã thiệt mạng và hai phi hành gia Beregovoy và Nikolaev bị thương.

Một năm sau, vào ngày 20/2/1970, các hành vi bất ngờ của con mèo lặp lại với chính chủ nhân của nó. Lạt Ma lại xông vào phòng ngủ của chủ nhân, bắt đầu cọ vào chân ông và mỗi khi Brezhnev cố gắng rời khỏi phòng, nó dùng răng giữ chặt lấy quần ông. Tin tưởng vào món quà của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông hủy mọi cuộc hẹn và ở nhà.

Con mèo đã không sai. Một chiếc xe tải quân sự đã đâm vào xe của Brezhnev. Người bảo vệ ngồi tại vị trí của Brezhnev đã bị vạt mất một nửa đầu. Leonid Ilyich ngay sau đó yêu cầu kết nối ông với điện thoại Thủ tướng Ấn Độ. Không giải thích bất cứ điều gì, ông yêu cầu Indira Gandhi tìm một cái cớ và thưởng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma một huân chương của Ấn Độ.

Năm 1971, trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Liên Xô tới Pháp, những kẻ khủng bố của tổ chức SLA hoạt động bất hợp pháp ở Algeria và Pháp đã lên kế hoạch thực hiện một vụ ám sát Tổng thống Pháp Georges Pompidou và Brezhnev. Trước chuyến bay, con mèo lại tỏ ra vô cùng lo lắng. Khi Leonid chuẩn bị lên xe đến Vnukovo-2 để đáp chuyến bay đến Paris, con mèo ngay lập tức trở nên vô cùng căng thẳng.

Như trước đó, Lạt Ma dùng răng cắn gấu quần của Brezhnev, giận dữ, và đột nhiên bình tĩnh lại, nhìn chằm chằm vào ông chủ bằng đôi mắt màu vàng của mình. Nó thậm chí còn không cho phép đeo một chiếc vòng cổ mà như mọi khi đi cùng Brezhnev trong những chuyến ra nước ngoài. Tình huống này đã gây tò mò và buộc Brezhnev phải tăng cường cảnh giác. Ông triệu tập Andropov, khi đó là người đứng đầu Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) Liên Xô và hỏi liệu có bất kỳ thông tin đáng lo ngại nào từ Pháp hay không.

Hóa ra là tình báo Liên Xô biết về một âm mưu ám sát có thể xảy ra, đã lên kế hoạch ngăn chặn. Brezhnev, người tin tưởng vào con mèo của mình, đã hoãn chuyến thăm Pháp. Hai ngày sau, những kẻ chủ mưu đã bị bắt và các tờ báo của Pháp đã công bố về âm mưu ám sát nhằm vào Brezhnev và Pompidou.

Lời tiên tri đã thành sự thật?

Ngày 23/3/1982, theo chương trình, trong chuyến thăm Tashkent, dự các lễ hội, và trao Huân chương Lenin cho Lực lượng quân đội tại Uzbekistan, Brezhnev được cho là đến thăm một số địa điểm, bao gồm nhà máy hàng không. Trong khi các quan chức cho rằng chương trình chuyến thăm nhà máy sẽ khiến Leonid mệt mỏi, nên đã hủy nhưng Brezhnev giục Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Uzbekistan Sharaf Rashidov lên đường.

Tướng Alexander Ryabenko, người đứng đầu bộ phận an ninh đã can thiệp, mèo Tây Tạng trong đêm trước của chuyến đi đã báo điềm, nhưng Tổng Bí thư CPSU bất chấp. Lực lượng an ninh buộc phải điều trở lại nhà máy. Đại tá Kotov, cựu Cục trưởng Cục 2 của Ủy ban An ninh Nhà nước Uzbekistan kể lại, khi Leonid gần như đã ra khỏi máy bay lắp ráp gần xong, đột nhiên có một tiếng kêu kinh hoàng. Các xà nhà xung quanh công trình máy bay, không thể chịu đựng được và một bệ gỗ khổng lồ - dài hơn máy bay và rộng bốn mét bị sụp đổ.

Brezhnev may mắn không hề hấn gì. Vệ sĩ với khó khăn lắm mới dìu được vị Tổng Bí thư về xe. Brezhnev từ chối đến bệnh viện, các vệ sĩ đã bắt ông ngồi vào ghế sau của chiếc "ZIL" chống đạn, lao về dinh thự. Tưởng mọi việc đã ổn, nhưng ông lại rơi vào một bi kịch mới. Lạt Ma cắn đứt sợ dây có một vòng kim loại và cắn những người ngăn cản nó chảy máu rồi chạy ra đường và lao vào bánh của một chiếc ô tô chạy qua.

Khi các vệ sĩ thông báo cho Leonid Ilyich về hành vi của Lạt Ma trước khi xảy ra sự cố tại nhà máy lắp ráp máy bay và cho thấy xác chết biến dạng của "nhà ngoại cảm", Brezhnev đã ôm lấy Tướng Ryabenko, rơi lệ và nói: "Cậu đúng, không nên đi đến nhà máy lắp ráp máy bay!". Cái chết của con mèo có liên quan đến cái chết của Tổng Bí thư hay không là điều khó nói. Sau cái chết của Lạt Ma, sức khỏe của Brezhnev giảm sút nghiêm trọng. Ngày 10/11 cùng năm 1982, Brezhnev qua đời. Lời tiên tri của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành sự thật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?
Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?

VOV.VN - Có nhiều lời kêu gọi xét xử những người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định giải thể Liên Xô, tuy nhiên, không có bất cứ tiến triển nào. Dưới đây là bài viết về chủ đề này của tác giả Sergey Marzhetsky đăng trên trang topcor.ru

Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?

Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?

VOV.VN - Có nhiều lời kêu gọi xét xử những người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định giải thể Liên Xô, tuy nhiên, không có bất cứ tiến triển nào. Dưới đây là bài viết về chủ đề này của tác giả Sergey Marzhetsky đăng trên trang topcor.ru

Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản
Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản

VOV.VN - Cuối Thế chiến II, rất quan tâm đến hậu quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Cơ quan tình báo quân đội GRU Liên Xô đã ngay lập tức phái hai sĩ quan tình báo sang Nhật thu thập thông tin về thảm kịch do loại vũ khí khủng khiếp này gây ra.

Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản

Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản

VOV.VN - Cuối Thế chiến II, rất quan tâm đến hậu quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Cơ quan tình báo quân đội GRU Liên Xô đã ngay lập tức phái hai sĩ quan tình báo sang Nhật thu thập thông tin về thảm kịch do loại vũ khí khủng khiếp này gây ra.

Giải mật việc Liên Xô quyết định đưa quân vào Afghanistan
Giải mật việc Liên Xô quyết định đưa quân vào Afghanistan

VOV.VN - Quyết định của Liên Xô đưa quân vào cuộc chiến kéo dài 10 năm ở Afghanistan được đưa ra dựa trên các thông tin không xác thực đã và vẫn là đề tài tranh luận của các chuyên gia mặc dù các tài liệu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa được giải mật hoàn toàn.

Giải mật việc Liên Xô quyết định đưa quân vào Afghanistan

Giải mật việc Liên Xô quyết định đưa quân vào Afghanistan

VOV.VN - Quyết định của Liên Xô đưa quân vào cuộc chiến kéo dài 10 năm ở Afghanistan được đưa ra dựa trên các thông tin không xác thực đã và vẫn là đề tài tranh luận của các chuyên gia mặc dù các tài liệu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa được giải mật hoàn toàn.