Cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và những con số đáng kinh ngạc

VOV.VN - Tính đến thời điểm hiện tại, Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn là cuộc chiến đắt đỏ nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

Mặc dù chỉ kéo dài 6 năm, nhưng cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hơn 70 triệu người trên toàn thế giới. Và dù được gọi là Thế chiến “thứ 2” song nó thực sự đứng đầu về quy mô quân đội, số lượng máy bay, xe tăng, thậm chí là số lượng vũ khí nhỏ được triển khai. Mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực, đều tham gia cuộc chiến này. Các trận đánh không chỉ diễn ra trên đất liền mà còn ở trên không và trên biển.

Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945) tiêu tốn 4,1 nghìn tỷ USD. Trong Thế chiến thứ 2, các quốc gia không chỉ huy động các lực lượng quân đội có quy mô lớn và còn sản xuất một số lượng lớn vũ khí phục vụ cho chiến đấu.

Quân đội lớn nhất

Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, số cựu chiến binh tại Liên Xô thậm chí còn nhiều hơn dân số của Mexico. Quân đội Liên Xô được biết đến là một lực lượng “đa dân tộc”, bao gồm không chỉ người Nga mà còn người Ukraine, Armenia, Do Thái, Gruzia, Belarus, Litva, Ba Lan và vô số các dân tộc khác.

Trong khoảng 190 triệu người, có hơn 11% phục vụ trong quân đội, và đa phần trong số đó đứng trong hàng ngũ Hồng quân. Trong chiến tranh, có thêm khoảng 30 triệu nam giới nhập ngũ ở Liên Xô bên cạnh 4,8 triệu người đang tại ngũ khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào năm 1941.

Liên Xô cũng là một trong số ít các quốc gia có phụ nữ đảm nhận vai trò chiến đấu ở tiền tuyến. Ước tính, số phụ nữ Liên Xô phục vụ trong Hồng quân còn cao hơn số binh sỹ Pháp dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle.

Thương vong lớn nhất

Dù sở hữu lực lượng quân đội có quy mô lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng Liên Xô lại là quốc gia chịu tổn thất nghiêm trọng nhất. Khoảng 10,7 triệu binh sỹ hy sinh và khoảng 24 triệu công dân Liên Xô bị thiệt mạng trong cuộc chiến này.

Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin từng được cho là có câu nói rất nổi tiếng rằng: “Để đánh bại chủ nghĩa phát xít, Anh hy sinh thời gian, Mỹ hy sinh tiền bạc và Liên Xô hy sinh xương máu”.

Xe tăng, máy bay được sản xuất với số lượng lớn chưa từng có

M4 Sherman là loại xe tăng nổi tiếng của Mỹ trong thế chiến thứ hai, sở hữu hỏa lực khá tốt, tốc độ nhanh và độ tin cậy cao. Mỹ đã sản xuất hơn 50.000 chiếc xe tăng M4 Sherman từ năm 1942 đến 1945. Đây cũng là loại xe tăng duy nhất sử dụng trong tất cả các trận đánh.

Không chỉ riêng Mỹ, mà Anh, Pháp, Canda, thậm chí cả Trung Quốc và Liên Xô đều sử dụng xe tăng này. Dù lỗi thời và thua kém về hỏa lực so với các xe tăng được sản xuất ở giai đoạn cuối cuộc chiến tranh của phát xít Đức, nhưng M4 Sherman lại dễ bảo trì và có thể được sửa chữa ngay trên chiến trường.

Trong chiến dịch ném bom chống lại phát xít Đức và phát xít Nhật, máy bay ném bom hạng nặng B-24 đã phát huy hiệu quả tối đa và được mệnh danh là “những chú ngựa thồ trên chiến trường” . Trong suốt Thế chiến thứ 2, có khoảng 12.000 chiếc B-24 phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ. Giống như xe tăng M4 Sherman – máy bay này cũng được sử dụng trong mọi chiến dịch.

Về phần mình, Liên Xô cũng cho ra đời loại máy bay chiến đấu tối tân nhất thời bấy giờ là Illyushin IL-2. Giai đoạn sản xuất bắt đầu năm 1941 và gần 250 chiếc đã được chế tạo ở thời điểm Phát xít Đức xâm lược Liên Xô ngày 22/6/1941.

Giống với nhiều loại máy bay và phương tiện chiến tranh khác do Liên Xô thiết kế, Ilyushin Il-2 nổi tiếng với độ lỳ đòn và khả năng sống sót mãnh liệt qua các cuộc chiến với không quân Đức thời bấy giờ. Với số lượng hơn 36.000 chiếc, đây là loại máy bay quân sự được sản xuất nhiều nhất trên thế giới cho đến nay.

Đánh dấu giai đoạn phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí nhỏ

Chiến tranh Thế giới thứ 2 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí nhỏ mới, trong đó súng trường bán tự động M1 Garand của Mỹ và "súng trường tấn công" StG-44 của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, súng trường Mosin-Nagent của Liên Xô vẫn là vũ khí được sử dụng nhiều nhất trong suốt thế chiến thứ 2. Ước tính có gần 20 triệu khẩu súng Mosin-Nagent được sản xuất trong thời gian này. Uy lực lớn, cấu tạo đơn giản, độ chính xác cao khiến súng trường Mosin-Nagant của Hồng quân trở thành nỗi ám ảnh với lính phát xít Đức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

20 bức ảnh ấn tượng nhất về phụ nữ Anh trong Thế chiến II
20 bức ảnh ấn tượng nhất về phụ nữ Anh trong Thế chiến II

VOV.VN - Trước khi Thế chiến II (1939-1945) bùng nổ, hầu hết phụ nữ Anh đều ở nhà chăm sóc tổ ấm của mình, và thường làm những công việc mà sau đó được coi là “công việc của phụ nữ”, như điều dưỡng viên, nhân viên cửa hàng, hoặc làm người nội trợ gia đình…, nhưng chiến tranh đã thay đổi công việc và nghề nghiệp của nhiều người trong số họ.

20 bức ảnh ấn tượng nhất về phụ nữ Anh trong Thế chiến II

20 bức ảnh ấn tượng nhất về phụ nữ Anh trong Thế chiến II

VOV.VN - Trước khi Thế chiến II (1939-1945) bùng nổ, hầu hết phụ nữ Anh đều ở nhà chăm sóc tổ ấm của mình, và thường làm những công việc mà sau đó được coi là “công việc của phụ nữ”, như điều dưỡng viên, nhân viên cửa hàng, hoặc làm người nội trợ gia đình…, nhưng chiến tranh đã thay đổi công việc và nghề nghiệp của nhiều người trong số họ.

Cuộc tiến công lớn cuối cùng của quân Đức Quốc xã trước khi bị đánh bại trong Thế chiến II
Cuộc tiến công lớn cuối cùng của quân Đức Quốc xã trước khi bị đánh bại trong Thế chiến II

VOV.VN - Bất chấp việc quân Liên Xô vào mùa xuân 1945 chỉ cách thủ đô Berlin có vài chục dặm, trùm phát xít Đức Hitler vẫn quyết định tập trung lực lượng tiến công chủ lực của mình ở một nơi hoàn toàn khác để cố đánh lại Hồng quân.

Cuộc tiến công lớn cuối cùng của quân Đức Quốc xã trước khi bị đánh bại trong Thế chiến II

Cuộc tiến công lớn cuối cùng của quân Đức Quốc xã trước khi bị đánh bại trong Thế chiến II

VOV.VN - Bất chấp việc quân Liên Xô vào mùa xuân 1945 chỉ cách thủ đô Berlin có vài chục dặm, trùm phát xít Đức Hitler vẫn quyết định tập trung lực lượng tiến công chủ lực của mình ở một nơi hoàn toàn khác để cố đánh lại Hồng quân.

Nữ điệp viên nguy hiểm nhất của Đồng minh trong Thế chiến II
Nữ điệp viên nguy hiểm nhất của Đồng minh trong Thế chiến II

VOV.VN - Virginia Hall được biết đến như “Người đàn bà đi khập khiễng”, đã tổ chức mạng lưới điệp viên, các hoạt động phá hoại và giải cứu khắp Vichy nước Pháp, mở đường cho cuộc can thiệp của Đồng minh, nhưng đã sống rất âm thầm cho đến cuối đời.

Nữ điệp viên nguy hiểm nhất của Đồng minh trong Thế chiến II

Nữ điệp viên nguy hiểm nhất của Đồng minh trong Thế chiến II

VOV.VN - Virginia Hall được biết đến như “Người đàn bà đi khập khiễng”, đã tổ chức mạng lưới điệp viên, các hoạt động phá hoại và giải cứu khắp Vichy nước Pháp, mở đường cho cuộc can thiệp của Đồng minh, nhưng đã sống rất âm thầm cho đến cuối đời.