Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

VOV.VN - Những biện pháp chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Tại Tây An – điểm nóng dịch bệnh mới đây, người ta đã tiến hành phong tỏa gắt gao và cư dân thành phố phải bước qua chuỗi ngày gian khó. Bù lại, Covid-19 từng bước bị đẩy lùi.

Áp lực chồng lên áp lực

Các cư dân thành phố Tây An (Trung Quốc) đăng nhập ứng dụng phân phát lương thực thực phẩm Hema vào sáng 8/1/2022 thì nhận được tin nhắn như sau: “Chúng tôi rất tiếc phải thông báo cho quý vị rằng theo yêu cầu của chính phủ về kiểm soát đại dịch, cửa hàng Daduhui của Siêu thị Hema sẽ ngừng cung cấp dịch vụ mua hàng trực tuyến vào hôm nay”.

Hema Xiansheng (thuộc sở hữu của hãng Alibaba) là một trong vài cửa hàng tạp hóa cung cấp lương thực ở một số quận của Tây An cho các cư dân bị kẹt tại nhà trong hàng tuần lễ. Việc ngừng dịch vụ phân phối lương thực này diễn ra chỉ một ngày sau khi giới chức kết luận rằng nhánh địa phương của siêu thị này không bảo đảm vệ sinh trong quá trình vận hành. Nhiều chi nhánh khác của siêu thị Hema trên khắp đất nước Trung Quốc cũng bị tố vi phạm quy định về vệ sinh trong suốt năm 2021.

Một người sử dụng mạng Weibo ở Trung Quốc cảm thấy bức xúc vì trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát ở Tây An gần đây, người ta lại đi điều tra “công ty duy nhất cung cấp lương thực cho chúng tôi”.

Tây An đã bị phong tỏa từ ngày 23/12/2021. Các cư dân không được phép rời khỏi nhà riêng vì bất cứ lý do gì ngoại trừ thực hiện các cuộc xét nghiệm Covid-19 bắt buộc. Cả việc tự mua tạp hóa cũng bị cấm. Và giờ đây khi một trong số ít ỏi các ứng dụng giao hàng bị đóng cửa, các cư dân càng phải phụ thuộc hơn nữa vào chính quyền để nhận hàng hóa.

Zhang – một cử nhân đại học đang sống cùng bà, nói: “Ở một số quận, chính quyền tiếp tế rất nhanh. Ở các quận khác thì lâu hơn. Chúng tôi nhận lô hàng phân phát đầu tiên cách đây 2 ngày”.

Gia đình Zhang không bị áp lực lắm vì đã tích trữ lương thực thực phẩm khá dồi dào từ trước khi có lệnh cấm mua hàng (lệnh cấm này được ban hành vào thời điểm việc phong tỏa được diễn ra 5 ngày); tuy nhiên, những gia đình khác phải nhận hàng hóa theo khẩu phần. 

Tự giúp đỡ nhau lúc khó khăn thiếu thốn

Trước tình hình này, cư dân các khu chung cư lớn thường trao đổi hoặc cung cấp thêm lương thực cho hàng xóm. Zhang chia sẻ một tin nhắn từ một nhóm chat, trong đó một cư dân đề nghị giúp đỡ các láng giềng kém may mắn hơn.

Đoạn tin có nội dung như sau: “Có ai thiếu lương thực không? Công ty chỗ tôi làm vừa cung cấp thêm lương thực cho tôi, thành thử bây giờ tôi có quá nhiều, ăn không xuể. Tôi sẽ cung cấp miễn phí cho bất cứ ai. Các bác nhìn vào các bức ảnh này nhé, nếu có món các bác cần thì cứ việc đến đây và lấy đi nhé”.

Kang – một cư dân người Hàn Quốc/Triều Tiên ở Tây An, cho biết các siêu thị Hàn Quốc/Triều Tiên đang cung cấp lương thực cho nhiều người Hàn Quốc/Triều Tiên sống trong thành phố này.

Để giải quyết các vấn đề khó khăn, các cộng đồng và doanh nghiệp nhỏ tiến hành tổ chức hoạt động của mình trên mạng xã hội WeChat. Một công dân Trung Quốc thuộc tộc người Triều Tiên quản lý một chợ Triều Tiên ở Tây An đã phải làm việc cật lực gần như 24/7 để đóng gói và chuyển (ship) hàng tới những người đặt hàng trong nhóm chat. Không có ứng dụng (app) chính thức, lương thực thực phẩm từ chợ nhỏ này được bỏ vào các túi nhựa và phân phát bằng xe máy.

Kang tâm sự: “Quả thực rất khó khăn. Chẳng đi làm được, cũng không ra ngoài được”.

Đây cũng là cảm nhận chung của nhiều công dân mạng ở Trung Quốc. Họ chia sẻ về các khó khăn của mình trên mạng Weibo – một tiểu blog của Trung Quốc. Họ đều xác nhận rằng chính quyền thực hiện các biện pháp xét nghiệm và giãn cách xã hội vô cùng nghiêm ngặt.

Các cán bộ của bệnh viện Gaoxin đã bị cách chức sau khi bệnh viện này từ chối việc tiếp nhận một thai phụ bị sảy thai trong thời kỳ phong thành. Chính quyền Trung Quốc cũng cách chức và kỷ luật hàng loạt quan chức của thành phố Tây An sau khi có lệnh phong tỏa. Họ bị xử lý vì các lý do liên quan đến đà lây nhiễm của dịch bệnh và việc thực thi phong tỏa.

Chương trình phân phát lương thực ở Tây An đã được xé lẻ ra, do nhiều bên thực hiện và được áp dụng một cách khác nhau ở các khu khác nhau của thành phố.

Trái ngọt từ những nỗ lực

Nhiều cư dân Tây An may mắn tích trữ đủ lương thực từ trước thì cảm thấy cuộc sống phong tỏa hơi buồn chán một chút. Nhưng một số người lại cảm thấy đây là dịp để nghỉ ngơi và dành thời gian cho riêng mình.

Một kỹ sư Hàn Quốc/Triều Tiên làm việc ở Tây An nói với phóng viên: “Thực tế, tôi rất hài lòng với cuộc sống của mình khi bị phong tỏa như thế này. Tôi có nhiều thời gian hơn, vì vậy tôi tranh thủ học cái tôi muốn học và dành thời gian xem những bộ phim mà tôi rất yêu thích. Tôi vốn rất bận rộn khi sống ở Trung Quốc. Coi như dành thời gian cách ly 1 tháng này làm thời gian dành riêng cho mình”.

Zhang - người Trung Quốc, bật máy vi tính để xem phim sitcom High Kick từng phát sóng trên kênh MBC của Hàn Quốc. Zhang là một fan của phim truyền hình Hàn Quốc. Cô ước tính mình đã dành 10 tiếng mỗi ngày để xem phim trong thời kỳ cách ly phong tỏa.

“Ngoài ăn và ngủ, tôi chỉ xem ti-vi thôi”, cô nói. Dịch vụ phim trực tuyến Youku (cũng của hãng Alibaba) đang được cung cấp miễn phí cho các cư dân tỉnh Thiểm Tây (tỉnh lỵ là Tây An) trong thời gian phong tỏa.

Kể từ ngày 1/1/2022, các ca nhiễm SARS-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19) đã giảm đáng kể ở Tây An. Vào ngày 8/1 vừa qua, chỉ còn 30 ca mắc được thông báo trong toàn tỉnh Thiểm Tây. Chính quyền địa phương đã ăn mừng diễn biến này, coi đó như một dấu hiệu thành công. Một thông báo của chính quyền được phát trên truyền hình địa phương ca ngợi bước ngoặt này và hối thúc người dân hãy “tin tưởng rằng chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ quay trở lại cuộc sống sản xuất bình thường”.

Lần phong thành lớn nhất trước đó trong năm 2021 là tại thành phố Thạch Gia Trang, trong 24 ngày.

Zhang kể: “Ở khu dân cư chúng tôi, chúng tôi trước đây được xét nghiệm cứ 2 ngày một lần, nhưng giờ thì tình hình đã cải thiện, đã 5 ngày rồi mà chưa phải xét nghiệm”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”
Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

VOV.VN - Ngược dòng với thế giới hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược không khoan nhượng với Covid-19 (zero Covid). Quốc gia này vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao trên quy mô lớn.

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

Trung Quốc chống Covid-19 một cách gắt gao và khoa học thông qua chính sách zero “động”

VOV.VN - Ngược dòng với thế giới hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược không khoan nhượng với Covid-19 (zero Covid). Quốc gia này vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao trên quy mô lớn.

Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)
Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Mặc dù có quyền tự trị nhất định, Đặc khu hành chính Hong Kong vẫn lựa chọn chiến lược zero Covid (giống như Trung Quốc đại lục) để ứng phó với đại dịch toàn cầu. Thành phố này triển khai chiến lược đó một cách hết sức nghiêm ngặt, thậm chí đến tận bây giờ.

Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)

Chiến lược zero Covid cứng rắn và hiệu quả của Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Mặc dù có quyền tự trị nhất định, Đặc khu hành chính Hong Kong vẫn lựa chọn chiến lược zero Covid (giống như Trung Quốc đại lục) để ứng phó với đại dịch toàn cầu. Thành phố này triển khai chiến lược đó một cách hết sức nghiêm ngặt, thậm chí đến tận bây giờ.

Trung Quốc kiên định “zero Covid”, chờ đợi các loại thuốc và vaccine mới hiệu quả hơn
Trung Quốc kiên định “zero Covid”, chờ đợi các loại thuốc và vaccine mới hiệu quả hơn

VOV.VN - Cách tiếp cận “không ca mắc Covid-19” của Trung Quốc có khả năng sẽ khiến cho biến thể Omicron không bùng nổ bên trong lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cảnh báo Trung Quốc cần một chiến lược dài hơi trong bối cảnh Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu.

Trung Quốc kiên định “zero Covid”, chờ đợi các loại thuốc và vaccine mới hiệu quả hơn

Trung Quốc kiên định “zero Covid”, chờ đợi các loại thuốc và vaccine mới hiệu quả hơn

VOV.VN - Cách tiếp cận “không ca mắc Covid-19” của Trung Quốc có khả năng sẽ khiến cho biến thể Omicron không bùng nổ bên trong lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cảnh báo Trung Quốc cần một chiến lược dài hơi trong bối cảnh Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu.

Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?
Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?

VOV.VN - Chính quyền Trung Quốc vẫn đang triển khai cách ly, phong tỏa, và đóng cửa biên giới một cách chặt chẽ để ngăn ngừa các ca bệnh nhập cảnh. Thậm chí ban lãnh đạo cấp cao của nước này cũng chưa xuất ngoại trong 2 năm qua.

Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?

Trung Quốc tự cách ly chống Covid-19 một cách khắc nghiệt như thế nào?

VOV.VN - Chính quyền Trung Quốc vẫn đang triển khai cách ly, phong tỏa, và đóng cửa biên giới một cách chặt chẽ để ngăn ngừa các ca bệnh nhập cảnh. Thậm chí ban lãnh đạo cấp cao của nước này cũng chưa xuất ngoại trong 2 năm qua.

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?
Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?

Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?
Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm biến đổi thị trường lao động của Trung Quốc. Nền kinh tế của đất nước Đông Á này có lẽ phải tìm các cách thức mới để tạo tăng trưởng.

Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Đại dịch Covid-19 giáng đòn mạnh và biến đổi kinh tế Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm biến đổi thị trường lao động của Trung Quốc. Nền kinh tế của đất nước Đông Á này có lẽ phải tìm các cách thức mới để tạo tăng trưởng.

Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch
Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch

VOV.VN - Chính quyền Triều Tiên mới đây đã từ chối lời đề nghị cung cấp cho nước này 3 triệu liều vaccine do hãng dược Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển để ngừa Covid-19. Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi hoàn thiện hơn nữa hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh theo kiểu riêng của nước này.

Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch

Triều Tiên từ chối vaccine Covid-19 của Trung Quốc, khẳng định có cách riêng để chống dịch

VOV.VN - Chính quyền Triều Tiên mới đây đã từ chối lời đề nghị cung cấp cho nước này 3 triệu liều vaccine do hãng dược Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển để ngừa Covid-19. Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi hoàn thiện hơn nữa hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh theo kiểu riêng của nước này.