Dân tộc Nga thống nhất ra đời sau trận chiến Kulikovo lịch sử

VOV.VN - Trước đây có nhiều xứ Nga nhỏ và tách biệt. Trận chiến Kulikovo đã đoàn kết người Nga lại về mặt văn hóa và tinh thần. Dân tộc Nga ra đời từ đó.

Trận chiến Kulikovo năm 1380 đối với người Nga cũng giống như trận chiến Patay đối với người Pháp hay trận chiến Anh Quốc đối với người Anh.

Sử gia Nga thế kỷ 20 Lev Gumilev viết: “Người Nga bước ra chiến trường Kulikovo như các công dân của các công quốc khác nhau và trở về với tư cách một dân tộc thống nhất”.

tran chien Kulikovo -global look press.jpg

Trận chiến Kulikovo (Tranh: Sergey Prisekin)

Hai thế hệ không hề sợ hãi

Năm 1380, người Nga thuộc các vùng khác nhau của lãnh thổ Nga dưới sự cai quản của Thân vương Moscow Dmitry đã đánh bại quân đội của Hãn Mamai – một viên tư lệnh quyền lực và tuyên bố sẽ kế thừa ngai vàng của Hãn quốc Kim Trướng – một quốc gia lớn do người Mông Cổ lập ra vào thế kỷ 13. Các thân vương Nga bị các thủ lĩnh đến từ Hãn quốc Kim Trướng cai trị trong 150 năm - họ phải cống nộp và chỉ có chủ quyền hạn chế.

Cuộc xâm lược tàn bạo của Mông Cổ vào giữa thế kỷ 13 đã tàn phá các vùng lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, như sử gia Vasily Klyuchevsky chỉ ra, vào năm 1380, thời gian đã làm mờ đi ký ức sợ hãi – hai thế hệ đã trưởng thành mà không kinh hoàng trước sự xâm lược của người Mông Cổ.

“Chiến thắng trước châu Á”

Tất nhiên vì trận chiến Kulikovo đã xảy ra lâu rồi nên nhiều sử gia tranh cãi về ý nghĩa của nó.

Theo cách tiếp cận chủ lưu, người ta cho rằng tại chiến trường Kulikovo, người Nga lần đầu tiên trong 150 năm đã đánh lại những kẻ xâm lược đến từ Mông Cổ, đánh dấu sự bắt đầu của phong trào giải phóng dân tộc.

Sử gia Sergey Solovyev tin rằng trận chiến trên có ý nghĩa lớn hơn. Ông nói rằng đó là “dấu hiệu của việc châu Âu chiến thắng châu Á”. Ông so sánh thắng lợi này với trận chiến Chalons, khi người La Mã và người Visigoth đánh bại người Hung của Quốc vương Atilla.

Cũng có quan điểm cho rằng Thân vương Dmitry không muốn thách thức sự chi phối của Mông Cổ đối với các công quốc Nga mà chỉ muốn đưa danh hiệu Đại Thân vương Vladimir tới Moscow một cách lâu dài (để giúp Moscow có vị thế công quốc chính), theo sử gia Anton Gorsky.

Trên tinh thần của cách tiếp cận này, Dmitry chiến đấu với Hãn Mamai là do Mamai không chịu nhường danh hiệu trên cho người cai trị Moscow. Chiến thắng của Dmitry giúp các thân vương Moscow thế hệ sau được truyền lại danh hiệu này và nhờ đó Moscow tiếp tục là công quốc chính trong vùng lãnh thổ Nga.

than_vuong_dmitry_-yuriy_kaver.jpg

Thân vương Dmitry (Tranh: Yuriy Kaver)

Dmitry đã chiến thắng như thế nào trong trận Kulikovo

Các sử gia cũng tranh luận về vị trí chính xác của trận chiến này. Quan điểm chung cho rằng Thân vương Dmitry đã giành lợi thế trước kẻ thù ở cánh đồng Kulikovo, khiến cho các đồng minh của Mamai – thân vương Litva và người đứng đầu công quốc Ryazan, không thể phối hợp lực lượng với người Mông Cổ. Kết quả là, Dmitry chỉ phải đối mặt với quân Mamai sau khi vượt sông Don.

Một trận chiến dữ dội diễn ra sau đó, với sự tham chiến của hàng chục ngàn người lính ở mỗi bên. Quân Mông Cổ được bộ binh Genoa đến từ Crimea hỗ trợ và Mamai đã xoay sở được để phá vỡ đội hình quân Nga bên cánh trái và bắt đầu tấn công đội hình chính của quân Nga từ phía sau.

Đúng lúc quân Mông Cổ chắc mẩm đã tới bờ thắng lợi lịch sử, một trung đoàn dự bị (mà Dmitry giữ làm dự phòng) nhập cuộc và gây bất ngờ cho quân Mông Cổ, buộc Mamai phải rút lui trong hoảng loạn. Dmitry đích thân chiến đấu ở tuyến trước, sử dụng áo giáp của một trong các quý tộc của mình, và được gọi là Donskoy sau chiến thắng này.

Moscow và số phận nước Nga

Theo Lev Gumilev, trận chiến Kulikovo không chỉ là một trận đánh vì lãnh thổ - nó còn bảo vệ văn hóa và truyền thống Nga. Ông cho biết, Mamai hiện thân cho mối đe dọa từ cả chủ nghĩa Hồi giáo (Mông Cổ) và Công giáo (Genoa và Litva).

Chiến thắng tại Kulikovo mang lại cho Nga cơ sở thống nhất trong nhiều thời kỳ. Trận chiến đã thay đổi Nga.

Gumilev viết: “Do hành động quả cảm và xả thân, Moscow đã trỗi dậy chống lại Hãn quốc Kim Trướng và các đồng minh của nó”. Theo Gumilev, trận chiến đã thay đổi cách nghĩ của người dân, họ bắt đầu xem mình như một thực thể thống nhất – nước Nga.

100 năm sau, vào năm 1480, con cháu của Dmitry là Ivan Đệ tam được ghi công tạo ra nhà nước Nga tập quyền, chấm dứt sự thống trị của Mông Cổ đối với Nga. Sử sách Nga ghi rằng, Ivan Đệ tam làm vậy với ký ức về trận chiến Kulikovo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảng Bolshevik cải cách chính tả tiếng Nga thế nào sau khi nắm quyền?
Đảng Bolshevik cải cách chính tả tiếng Nga thế nào sau khi nắm quyền?

VOV.VN - Đảng Bolshevik không chỉ thay đổi trật tự chính trị, lật đổ chế độ Sa hoàng mà còn đưa ra các quy tắc chính tả tiếng Nga mới, thanh lọc một số chữ cái.

Đảng Bolshevik cải cách chính tả tiếng Nga thế nào sau khi nắm quyền?

Đảng Bolshevik cải cách chính tả tiếng Nga thế nào sau khi nắm quyền?

VOV.VN - Đảng Bolshevik không chỉ thay đổi trật tự chính trị, lật đổ chế độ Sa hoàng mà còn đưa ra các quy tắc chính tả tiếng Nga mới, thanh lọc một số chữ cái.

Vì sao Đế chế Nga có nhiều người Đức, ở cả những vị trí quan trọng?
Vì sao Đế chế Nga có nhiều người Đức, ở cả những vị trí quan trọng?

VOV.VN - Người Đức từng một thời cải cách quân đội đế chế Nga, sáng lập ra khoa học Nga, thậm chí cai quản cả nước Nga. Một số hoàng đế Nga có gốc gác Đức.

Vì sao Đế chế Nga có nhiều người Đức, ở cả những vị trí quan trọng?

Vì sao Đế chế Nga có nhiều người Đức, ở cả những vị trí quan trọng?

VOV.VN - Người Đức từng một thời cải cách quân đội đế chế Nga, sáng lập ra khoa học Nga, thậm chí cai quản cả nước Nga. Một số hoàng đế Nga có gốc gác Đức.

Ba Lan từng suýt chinh phục được nước Nga
Ba Lan từng suýt chinh phục được nước Nga

VOV.VN - Vào đầu thế kỷ 17, người Ba Lan từng có cơ hội đè bẹp Nga - đối thủ chính của mình, để trở thành người thống trị Đông Âu.

Ba Lan từng suýt chinh phục được nước Nga

Ba Lan từng suýt chinh phục được nước Nga

VOV.VN - Vào đầu thế kỷ 17, người Ba Lan từng có cơ hội đè bẹp Nga - đối thủ chính của mình, để trở thành người thống trị Đông Âu.

Tư liệu: Quân đội Nga bị đè bẹp hoàn toàn trong 4 trận đánh lịch sử
Tư liệu: Quân đội Nga bị đè bẹp hoàn toàn trong 4 trận đánh lịch sử

VOV.VN - Các trận đánh quan trọng sau đây là các thảm họa đối với quân đội Nga trong lịch sử quốc gia rộng lớn nhất thế giới này.

Tư liệu: Quân đội Nga bị đè bẹp hoàn toàn trong 4 trận đánh lịch sử

Tư liệu: Quân đội Nga bị đè bẹp hoàn toàn trong 4 trận đánh lịch sử

VOV.VN - Các trận đánh quan trọng sau đây là các thảm họa đối với quân đội Nga trong lịch sử quốc gia rộng lớn nhất thế giới này.

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng
10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

VOV.VN - Thủ lĩnh đế chế Mông Cổ bao la Thành Cát Tư Hãn vô cùng tàn bạo với đối thủ chống đối nhưng lại khoan dung với tôn giáo và rất trọng người tài.

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

10 điều ít biết về thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn khét tiếng

VOV.VN - Thủ lĩnh đế chế Mông Cổ bao la Thành Cát Tư Hãn vô cùng tàn bạo với đối thủ chống đối nhưng lại khoan dung với tôn giáo và rất trọng người tài.

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người
5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người

VOV.VN - Lịch sử nhân loại đã sản sinh ra hàng trăm đế chế khác nhau, trong đó có 5 đế chế hùng mạnh nhất nổi bật hẳn lên xét về tổng thể.

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người

VOV.VN - Lịch sử nhân loại đã sản sinh ra hàng trăm đế chế khác nhau, trong đó có 5 đế chế hùng mạnh nhất nổi bật hẳn lên xét về tổng thể.