Đạo luật RICO là gì và vì sao được sử dụng để chống lại ông Trump?

VOV.VN - Trong số 13 tội danh cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố theo quyết định của Đại bồi thẩm đoàn ở bang Georgia có tội danh vi phạm đạo luật RICO. Vậy đạo luật này là gì và vì sao được sử dụng để chống lại ông Trump?

Đại bồi thẩm đoàn bang Georgia của Mỹ đã quyết định truy tố cựu Tổng thống Donald Trump với 13 tội danh trong đó có vi phạm Đạo luật RICO; đưa ra các tuyên bố và bài viết sai lệch; âm mưu phạm tội giả mạo ở cấp độ đầu tiên; nộp hồ sơ giả... Các tội danh này liên quan nghi vấn ông can thiệp kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 tại bang Georgia.

Công tố viên quận Fulton, Fani Willis, đã mở cuộc điều tra của mình về Donald Trump sau khi công bố đoạn ghi âm cuộc điện thoại vào tháng 1/2021 giữa ông Trump và quan chức phụ trách bầu cử bang Georgia, ông Brad Raffensperger.

Trong cuộc điện thoại, ông Trump đã gợi ý ông Raffensperger, quan chức bầu cử hàng đầu của bang và là một thành viên của đảng Cộng hòa, giúp “tìm” số phiếu cần thiết để lật ngược thất bại sít sao của ông trước Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ.

Đạo luật RICO là gì?

Các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua Đạo luật về các tổ chức tham nhũng và những ảnh hưởng của xã hội đen (RICO) năm 1970 để kết tội các ông trùm mafia khét tiếng trong quá khứ. Hầu hết các bang đều ban hành luật tương tự với một số khác biệt.

Đạo luật RICO được xem như một công cụ để chống lại tội phạm có tổ chức. Luật cho phép các công tố viên nhắm mục tiêu vào những người có chức vụ quyền lực trong một tổ chức tội phạm, chứ không chỉ những người cấp dưới làm công việc bẩn thỉu.

Đạo luật không chỉ áp dụng giới hạn cho tội phạm có tổ chức. Tòa án Tối cao Mỹ năm 1989 nói rằng luật đã được soạn thảo “đủ rộng để bao gồm một loạt các hoạt động tội phạm, dưới nhiều hình thức khác nhau”.

Hầu hết các tiểu bang của Mỹ đã thông qua đạo luật tương tự, nhưng có những khác biệt nhất định.

Đạo luật RICO của bang Georgia quy định như thế nào?

Đạo luật RICO của Georgia, được thông qua vào năm 1980, quy định việc tham gia vào hoặc kiểm soát một “tổ chức” thông qua các “hành động gian lận” hoặc âm mưu gian lận là phạm tội. Điều quan trọng cần lưu ý là kế hoạch bị cáo buộc không nhất thiết phải thành công thì mới bị tính là vi phạm đạo luật RICO.

“Tổ chức” được nói đến có thể là một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân có liên quan với một mục tiêu chung. “Hành động gian lận” có nghĩa là thực hiện, cố gắng thực hiện hoặc lôi kéo, ép buộc hoặc đe dọa người khác thực hiện - một trong các tội danh được liệt kê trong đạo luật RICO của tiểu bang Georgia.

Theo đạo luật RICO liên bang, các hành vi bị cáo buộc phải có tính liên tục, diễn ra trong một thời gian dài chứ không chỉ vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Georgia nói rằng luật của tiểu bang không quy định như vậy.

Đạo luật RICO của bang Georgia không quy định các tổ chức tội phạm phải hoạt động liên tục trong thời gian dài và liệt kê tới 50 tội đủ có thể coi là lừa đảo/gian lận theo đạo luật của tiểu bang trong khi đạo luật liên bang chỉ liệt kê 35 tội.

Cần có ít nhất 2 hành vi trong danh sách này để đáp ứng tiêu chuẩn của “mô hình hoạt động lừa đảo”, nghĩa là các công tố viên phải chứng minh rằng một người đã thực hiện hai hoặc nhiều hành vi tội phạm có liên quan như là một phần của việc họ tham gia vào một tổ chức để bị kết án theo đạo luật RICO.

Ở Georgia, người vi phạm đạo luật RICO có thể bị phạt tù từ 5 đến 20 năm; phạt tiền 25.000 USD hoặc gấp ba lần số tiền thu được từ hoạt động tội phạm, tùy theo số tiền nào lớn hơn; hoặc vừa phạt tù vừa phạt tiền.

Đạo luật RICO được sử dụng ra sao?

Các tổ chức mafia ở Mỹ phần lớn đã bị triệt phá và việc áp dụng đạo luật RICO đã được mở rộng sang nhiều loại hoạt động tội phạm có tổ chức khác.

Các công tố viên đã áp dụng đạo luật này đối với tất cả các nhóm mà họ coi là tổ chức tội phạm, bao gồm cả các ngân hàng và thương nhân Phố Wall tham gia thao túng thị trường.

Bà Willis, một thành viên đảng Dân chủ, người đã đưa ra các cáo buộc chống lại ông Trump, từng sử dụng đạo luật RICO để chống lại một nhóm giáo viên trường công lập Atlanta trong một vụ bê bối gian lận.

Sau một phiên tòa kéo dài nhiều tháng, một bồi thẩm đoàn vào tháng 4/2015 đã kết án 11 cựu giáo viên về tội gian lận vì vai trò của họ trong một âm mưu thổi phồng điểm số của học sinh trong các kỳ thi tiêu chuẩn.

Luật sư của các giáo viên cho rằng Công tố viên Willis đã đi quá xa khi coi hệ thống trường công lập của Atlanta là một “tổ chức tội phạm”. Tuy nhiên, khi kháng cáo, bản án vẫn được giữ nguyên.

Những thách thức trong việc sử dụng đạo luật RICO

Đạo luật RICO được soạn thảo nhằm giúp các công tố viên kết tội các trùm mafia khét tiếng vốn chỉ đứng sau ra lệnh cho cấp dưới phạm tội chứ không trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, các vụ việc như vậy rất phức tạp, thường mất nhiều năm mới hoàn tất và cũng như cần phải có sự phê duyệt của lãnh đạo Bộ Tư pháp.

“Đạo luật RICO được thiết kế nhằm đối phó với các ông trùm – những người thường đứng sau và không để tay mình nhúng chàm. Đạo luật này chỉ dùng để để truy bắt những kẻ chủ mưu đằng sau”, Jeffrey Grell, một luật sư chuyên về đạo luật RICO cho biết.

Đạo luật không yêu cầu các công tố viên phải chứng minh rằng các bị cáp trực tiếp tham gia vào hoạt động phạm tội, chỉ cần họ là một phần của tổ chức lớn hơn đã thực hiện hành vi phạm tội đó. Điều này có nghĩa là các công tố viên không nhất thiết phải chứng minh cá nhân ông Trump đã vi phạm luật, và cố ý phối hợp với những người đã phạm luật.

Tuy nhiên, việc sử dụng đạo luật này cũng gặp nhiều thách thức.

J. Tom Morgan đã sử dụng đạo luật RICO của bang Georgia để truy tố một cảnh sát trưởng tham nhũng khi ông còn là luật sư quận ở DeKalb, gần Fulton. Ông cho biết một thách thức là giải thích cho bồi thẩm đoàn biết luật RICO là gì và nó hoạt động như thế nào.

“Ai cũng biết thế nào là án giết người, thế nào là hiếp dâm, thế nào là trộm cắp. Nhưng RICO không phải là điều phổ biến. Mọi người thường sẽ không biết về RICO trong một chương trình truyền hình về tội phạm”, ông nói.

Các trường hợp sử dụng đạo luật RICO vốn rất phức vì trước tiên các công tố viên phải chứng minh sự tồn tại của một tổ chức tội phạm.

Bản cáo trạng của ông Trump nêu tên 18 đồng phạm, trong đó có các luật sư của ông là John Eastman và Rudy Giuliani, cũng như cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows. 

Các công tố viên sẽ cần chứng minh rằng ông Trump và các đồng phạm đã làm việc cùng nhau vì một mục đích tội phạm chung. Điều này không phải lúc nào cũng đơn giản.

Tuy nhiên, mỗi đồng đồng phạm có thể là người khác mà các công tố viên có thể thuyết phục để làm chứng chống lại những người khác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump có đủ điều kiện trở thành Tổng thống Mỹ nếu bị kết tội?
Ông Trump có đủ điều kiện trở thành Tổng thống Mỹ nếu bị kết tội?

VOV.VN - Ông Trump, ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2024, có thể trở thành tổng thống nếu bị kết tội hay không?

Ông Trump có đủ điều kiện trở thành Tổng thống Mỹ nếu bị kết tội?

Ông Trump có đủ điều kiện trở thành Tổng thống Mỹ nếu bị kết tội?

VOV.VN - Ông Trump, ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2024, có thể trở thành tổng thống nếu bị kết tội hay không?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ tư bị truy tố hình sự trong năm 2023
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ tư bị truy tố hình sự trong năm 2023

VOV.VN - Hôm 14/8 (giờ địa phương), tại Georgia, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số đồng minh bị truy tố với các cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ tư bị truy tố hình sự trong năm 2023

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ tư bị truy tố hình sự trong năm 2023

VOV.VN - Hôm 14/8 (giờ địa phương), tại Georgia, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số đồng minh bị truy tố với các cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.

Cựu Tổng thống Trump tiếp tục ra tòa với cáo buộc can thiệp bầu cử năm 2020
Cựu Tổng thống Trump tiếp tục ra tòa với cáo buộc can thiệp bầu cử năm 2020

VOV.VN - Cựu Tổng thống Trump đã ra trình diện tại Tòa án liên bang tại thủ đô Washington chiều 3/8, nơi đang xét xử hầu hết những người bị truy tố liên quan đến vụ tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ hồi đầu năm 2021.

Cựu Tổng thống Trump tiếp tục ra tòa với cáo buộc can thiệp bầu cử năm 2020

Cựu Tổng thống Trump tiếp tục ra tòa với cáo buộc can thiệp bầu cử năm 2020

VOV.VN - Cựu Tổng thống Trump đã ra trình diện tại Tòa án liên bang tại thủ đô Washington chiều 3/8, nơi đang xét xử hầu hết những người bị truy tố liên quan đến vụ tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ hồi đầu năm 2021.