Đêm Giáng sinh kỳ lạ nhất trong Thế chiến I

VOV.VN - Vào giai đoạn ác liệt của Thế chiến I, những người lính ở 2 đầu chiến tuyến đã cùng nhau tham gia lễ Giáng sinh kỳ lạ nhất trong lịch sử.

Vào Giáng sinh năm 1914, trong những con hào đầy bùn đất và ẩm ướt ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, một điều phi thường đã xảy ra. Điều kỳ diệu ấy mang tên Hiệp định đình chiến Giáng sinh. Cho tới nay, sự kiện này vẫn là một trong những khoảnh khắc lạ lùng nhất và thường được kể lại nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất cũng như trong bất kỳ cuộc chiến nào trong lịch sử.

Những người lính chơi bóng đá với nhau ở "Vùng đất không người" trong Hiệp định đình chiến Giáng sinh năm 1914. Ảnh: Getty

Pháo thủ Anh Bruce Bairnfather sau này là một họa sĩ phim hoạt hình đã ghi lại sự kiện này trong cuốn hồi ký của ông. Giống như hầu hết những người đồng đội trong tiểu đoàn số 1 thuộc Trung đoàn Warwickshire Hoàng gia, Bairnsfather đã có một đêm Giáng sinh run rẩy trong những con hào ẩm ướt, cố gắng làm mọi cách để giữ ấm cơ thể. Ông đã làm tốt phần việc của mình trong cuộc giao tranh với quân Đức những tháng qua và bây giờ, tại một khu vực của Bỉ có tên là Bois de Ploegsteert, chỉ sâu và rộng gần 1 mét, mỗi ngày của ông trôi qua trong vòng lặp bất tận của những cơn mất ngủ và nỗi sợ hãi, cùng với những chiếc bánh quy mốc và những điếu thuốc lá quá ẩm ướt để có thể dùng.

"Tôi đã ở đây trong cái khe đất kinh khủng này, cách xa nhà mình nhiều cây số. Cái lạnh và sự ẩm ướt thấm qua da thịt trong khi bao quanh tôi chỉ toàn là bùn đất. Dường như không có cơ hội nào, dù là nhỏ nhất để rời đi, ngoại trừ nằm trong một chiếc xe cứu thương", Bairnsfather viết trong cuốn hồi ký của mình.

Khoảng 22h, Bairnfather nghe thấy một tiếng ồn. "Tôi đã nghe thấy, ở chỗ nào đó trên cánh đồng tối đen, là những tiếng thì thầm", Bairnsfather nhớ lại. Sau đó, ông đã quay sang người đồng đội trong con hào này và nói: "Cậu có nghe thấy những người Đức đang phát ra tiếng ồn ào gì đó ở phía kia không?"

"Có, thỉnh thoảng họ đã ở đó", người này đáp lại.

Những người Đức đang hát những bài thánh ca và ngày hôm đó là Giáng sinh. Trong bóng tối, một vài người lính Anh cũng bắt đầu hát lại.

"Đột nhiên, chúng tôi nghe thấy một tiếng hét từ phía bên kia. Tất cả chúng tôi đều dừng lại lắng nghe. Tiếng hét ấy lại cất lên. Giọng nói ấy đến từ một người lính phía kẻ thù, nói tiếng Anh nhưng đặc giọng Đức. Anh ta đang nói: "Hãy đến đây đi".

Một trong những người lính Anh đã trả lời rằng: "Các anh đi một nửa. Chúng tôi đi một nửa”.

Những điều xảy ra sau đó, cho tới nhiều năm về sau, người ta vẫn còn ngạc nhiên. Sau lời mời từ đối phương, những người lính bên này bắt đầu rụt rè trèo ra khỏi những con hào của họ và gặp nhau tại "Vùng đất không người" đầy dây thép gai chia tách lực lượng của hai bên. Bình thường, người Anh và người Đức "nói chuyện" với nhau bằng súng đạn ở Vùng đất không người và chỉ thỉnh thoảng nơi này mới yên ắng khi hai bên nhận được sự cho phép để thu lượm thi thể của đồng đội. Tuy nhiên, giờ đây, thay vì súng đạn và khói lửa chiến tranh, họ dành cho nhau những cái bắt tay và những lời tốt đẹp. Những người lính ở hai đầu chiến tuyến cùng nhau hát ca, hút thuốc, uống rượu và tham gia một bữa tiệc Giáng sinh trong màn đêm lạnh giá.

Bairnsfather không tin vào mắt mình.

"Họ đã ở đây, những người lính Đức bằng xương bằng thịt. Không có bất kỳ sự thù ghét nào".

Và điều kỳ diệu này không chỉ giới hạn ở một trận đánh. Vào Giáng sinh năm đó, ở một số khu vực, quân Pháp, Đức, Bỉ và Anh đã có những hiệp định đình chiến tạm thời trên khắp Mặt trận phía Tây và ở Mặt trận phía Đông cũng ghi nhận một vài sự kiện tương tự. Một số tài liệu cho thấy có những hiệp định đình chiến không chính thức đã kéo dài tới vài ngày.

Với những người tham gia đêm Giáng sinh kỳ diệu này, điều đó chẳng khác nào một khoảnh khắc hiếm hoi thoát khỏi cái địa ngục kinh khủng mà họ đang chịu đựng. Khi chiến tranh nổ ra chỉ 6 tháng trước đó, hầu hết những người lính đều nghĩ rằng cuộc chiến sẽ trôi qua nhanh và họ sẽ sớm được đoàn tụ cùng gia đình trong kỳ nghỉ này. Tuy nhiên, cuộc chiến đó không chỉ kéo dài tới 4 năm mà còn là cuộc chiến đẫm máu nhất cho tới thời điểm đó.

Khi mùa đông đến vào năm 1914, Mặt trận phía Tây đã trải dài trên hàng trăm km. Nhiều người lính phải sống trong tình trạng vô cùng tồi tệ trong những con hào trong khi hàng chục nghìn đồng đội của họ đã chết.

Những miêu tả về Hiệp định đình chiến Giáng sinh xuất hiện trong nhiều cuốn nhật ký và những bức thư vào thời điểm đó. Một người lính Anh tên là J.Reading đã viết trong bức thư gửi về nhà cho vợ mình miêu tả trải nghiệm năm 1914 rằng: "Buổi sáng Giáng sinh hôm đó, người Đức bắt đầu hát hò, tất cả đều biết tiếng Anh. Họ đã hét lên: "Các anh có phải Lữ đoàn Súng trường không? Các anh có cái chai rỗng nào ở đó không? Chúng tôi sẽ tiến đến nửa đường và các anh cũng vậy nhé".

"Sau đó họ tiến về phía bọn anh. Và bọn anh cũng tiến về phía họ... Anh đã bắt tay một vài người trong số họ rồi họ đưa cho bọn anh thuốc lá và xì gà. Bọn anh đã không bắn nhau ngày hôm đó. Mọi thứ đều yên ắng như thể một giấc mơ", Reading viết trong thư.

Một người lính Anh khác tên là John Ferguson nhớ lại: “Chúng tôi đã ở đó, cười đùa và trò chuyện với những người mà chỉ vài giờ trước đó chúng tôi còn đang cố gắng để giết họ".

Những cuốn nhật ký và những bức thư khác miêu tả rằng những người lính Đức đã dùng nến để thắp sáng cây Giáng sinh trong những con hào của họ. Một người lính bộ binh Đức đã miêu tả một người lính Anh sắp xếp một "tiệm cắt tóc" tạm thời ra sao với chi phí là vài điếu thuốc cho một kiểu đầu. Những bài báo khác thì miêu tả cả cảnh tượng những người lính đã giúp kẻ thù của mình thu lượm lại các thi thể trên chiến trường.

Dần dần, tin tức về Hiệp định đình chiến Giáng sinh đã xuất hiện trên những tờ báo. "Giáng sinh đến rồi đi nhưng chắc chắn đây là một trong những lễ Giáng sinh đáng nhớ nhất mà bất kỳ ai trong chúng tôi từng trải qua", một người lính viết trong bức thư gửi tới tờ The Irish Times ngày 15/1/1915.

Bằng một cách nào đó mà nhiều người lính đã kể về những giây phút đình chiến như vậy trong những chiến hào của họ. Tờ Time nhận định rằng đã có khoảng 100.000 người tham gia những sự kiện như vậy.

Tuy nhiên, những hiệp định đình chiến bột phát như vậy không kéo dài lâu khi các lãnh đạo của quân đội 2 bên biết được việc này. Một số hồ sơ về Hiệp định đình chiến Giáng sinh cho thấy những người lính đã bị phạt vì việc này và những chỉ huy cấp cao đã ban hành mệnh lệnh để đảm bảo điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Trong suốt thời gian còn lại của Thế chiến I, cuộc chiến đã khiến 15 triệu người chết, không có Hiệp định đình chiến Giáng sinh nào diễn ra nữa. Tuy nhiên, hiệp định tạm thời năm 1914 khi những người lính ở 2 đầu chiến tuyến ngồi lại với nhau đã nhắc nhở chúng ta rằng, vượt qua những giới hạn bạn - thù, chúng ta đều là con người với khát vọng hòa bình sâu thẳm trong trái tim.

Nhiều năm sau này, Hiệp định này vẫn còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh và các ca khúc nổi tiếng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh hiếm lột tả chân thực những trận chiến khốc liệt trong Thế chiến I
Ảnh hiếm lột tả chân thực những trận chiến khốc liệt trong Thế chiến I

VOV.VN-Các bức ảnh dưới đây đem tới cái nhìn chân thực về những trận chiến khốc liệt trong Thế chiến I-cuộc chiến tranh cướp đi sinh mạng của hơn 19 triệu người

Ảnh hiếm lột tả chân thực những trận chiến khốc liệt trong Thế chiến I

Ảnh hiếm lột tả chân thực những trận chiến khốc liệt trong Thế chiến I

VOV.VN-Các bức ảnh dưới đây đem tới cái nhìn chân thực về những trận chiến khốc liệt trong Thế chiến I-cuộc chiến tranh cướp đi sinh mạng của hơn 19 triệu người

Ảnh màu hiếm ghi lại khoảnh khắc Thế chiến I kết thúc
Ảnh màu hiếm ghi lại khoảnh khắc Thế chiến I kết thúc

VOV.VN - Những bức ảnh dưới đây ghi lại những khoảnh khắc lịch sử quý giá khi Thế chiến I kết thúc với việc Hiệp định Đình chiến được ký kết ngày 11/11/1918.

Ảnh màu hiếm ghi lại khoảnh khắc Thế chiến I kết thúc

Ảnh màu hiếm ghi lại khoảnh khắc Thế chiến I kết thúc

VOV.VN - Những bức ảnh dưới đây ghi lại những khoảnh khắc lịch sử quý giá khi Thế chiến I kết thúc với việc Hiệp định Đình chiến được ký kết ngày 11/11/1918.

Những bức ảnh từ trên cao lột tả sự khốc liệt của Thế chiến I
Những bức ảnh từ trên cao lột tả sự khốc liệt của Thế chiến I

VOV.VN - Thế chiến I đã thay đổi đáng kể cục diện thế giới. Dưới đây là những bức ảnh từ trên cao tái hiện chân thực sự khốc liệt của cuộc đại chiến này.

Những bức ảnh từ trên cao lột tả sự khốc liệt của Thế chiến I

Những bức ảnh từ trên cao lột tả sự khốc liệt của Thế chiến I

VOV.VN - Thế chiến I đã thay đổi đáng kể cục diện thế giới. Dưới đây là những bức ảnh từ trên cao tái hiện chân thực sự khốc liệt của cuộc đại chiến này.

Nhan sắc quyến rũ của vũ nữ thoát y là điệp viên lừng danh Thế chiến I
Nhan sắc quyến rũ của vũ nữ thoát y là điệp viên lừng danh Thế chiến I

VOV.VN - Sở hữu nhan sắc nóng bỏng và tài năng thiên bẩm nhưng nữ điệp viên huyền thoại Mata Hari lại có cuộc sống truân chuyên và kết thúc bi thảm.

Nhan sắc quyến rũ của vũ nữ thoát y là điệp viên lừng danh Thế chiến I

Nhan sắc quyến rũ của vũ nữ thoát y là điệp viên lừng danh Thế chiến I

VOV.VN - Sở hữu nhan sắc nóng bỏng và tài năng thiên bẩm nhưng nữ điệp viên huyền thoại Mata Hari lại có cuộc sống truân chuyên và kết thúc bi thảm.

Đức có thực sự phá hoại chiến hạm hàng đầu của Nga trong Thế chiến I?
Đức có thực sự phá hoại chiến hạm hàng đầu của Nga trong Thế chiến I?

VOV.VN - Khi chiến hạm lớn của một bên trong chiến tranh bất ngờ nổ tung, điều này sẽ dấy lên rất nhiều nghi ngờ.

Đức có thực sự phá hoại chiến hạm hàng đầu của Nga trong Thế chiến I?

Đức có thực sự phá hoại chiến hạm hàng đầu của Nga trong Thế chiến I?

VOV.VN - Khi chiến hạm lớn của một bên trong chiến tranh bất ngờ nổ tung, điều này sẽ dấy lên rất nhiều nghi ngờ.

Thế chiến I: Những bức ảnh xưa và nay
Thế chiến I: Những bức ảnh xưa và nay

VOV.VN - Những bức ảnh so sánh xưa và nay về các địa điểm trong Thế chiến I để lại nhiều suy tư cho người xem 

Thế chiến I: Những bức ảnh xưa và nay

Thế chiến I: Những bức ảnh xưa và nay

VOV.VN - Những bức ảnh so sánh xưa và nay về các địa điểm trong Thế chiến I để lại nhiều suy tư cho người xem