Doanh nghiệp vũ khí Mỹ thu lợi lớn từ cuộc chiến Nga-Ukraine và sự lo ngại Trung Quốc

VOV.VN - Chiến tranh, như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, gây ra tổn thất và khổ đau cho rất nhiều bên. Nhưng với nhiều công ty lớn sản xuất vũ khí tại Mỹ, đây lại là cơ hội gia tăng lợi nhuận đáng kể. Phóng đại các mối đe dọa quân sự cũng giúp họ kiếm thêm nhiều tiền.

Chiến tranh Nga-Ukraine đẩy cao giá cổ phiếu các công ty vũ khí Mỹ

Xung đột quân sự Nga-Ukraine đã diễn ra được hơn một tháng (bắt đầu vào ngày 24/2/2022), gây ra những thương vong và thiệt hại kinh tế khó đong đếm hết được trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao mang lại ít kết quả.

Người ta thường nói “trong chiến tranh, chẳng có bên nào chiến thắng”. Nhưng đối với các tổ hợp công nghiệp quân sự khổng lồ của Mỹ, chiến tranh lại là cơ hội lớn để thu lợi nhuận khủng và thúc đẩy giá cổ phiếu chứng khoán của họ. Một số người nhận xét rằng các xung đột quân sự hay căng thẳng địa chính trị đã trở thành cỗ máy in tiền cho giới buôn vũ khí Mỹ.

Các công ty công nghiệp quân sự Mỹ nhìn chung đồng thuận rằng các nỗ lực ngoại giao là không đem lại lợi nhuận nhưng đằng sau đó có cơ hội kiếm lợi nhuận.

Truyền thông Mỹ đưa tin, James Taiclet – Tổng giám đốc điều hành của gã khổng lồ công nghiệp vũ khí Mỹ là Tập đoàn Lockheed Martin, phát biểu vào tháng 2/2022 rằng cạnh tranh giữa các nước lớn sẽ dẫn tới sự tăng trưởng mạnh của ngân sách quốc phòng các nước và sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm cho công ty này.

Trong khi đó, Tổng giám đốc hãng Raytheon Technologies - Gregory Hayes, cũng nói với giới đầu tư rằng căng thẳng ở Đông Âu đã chỉ cho công ty này thấy nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Theo thông tin trên báo chí, cổ phiếu các hãng quân sự lớn của Mỹ đã tăng vọt đáng kể kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ. Cho tới thời điểm này của năm 2022, cổ phiếu hãng Lockheed Martin đã tăng khoảng 25%, còn cổ phiếu của Raytheon thêm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.. Cổ phiếu của các tập đoàn như Northrop Grumman và General Dynamics đều gia tăng đột biến.

Ngay sau khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ, Mỹ công bố họ sẽ viện trợ quân sự lên tới 350 triệu USD cho Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép cung cấp thêm thiết bị quân sự trị giá 200 triệu USD cho Ukraine vào ngày 12/3 và một gói 800 triệu USD nữa vào ngày 16/3. Các quỹ mới này sẽ dựa trên một dự luật chi tiêu  mà ông Biden ký ban hành thành luật, vào ngày 11/3, trong đó có 13,6 tỷ USD viện trợ mới dành cho Ukraine.

Kể từ tháng 2/2022, chính quyền Tổng thống Biden đã cho phép hỗ trợ 1,35 tỷ USD cho Ukraine, theo một báo cáo được Quốc hội Mỹ công bố.

Đồng thời, do đối mặt với căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, Đức và các nước châu Âu khác đã điều chỉnh chính sách quốc phòng của mình, tạo ra các “cơ hội kinh doanh” mới cho các tập đoàn vũ khí Mỹ.

Điều dễ thấy là cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay sẽ thúc đẩy các nước thành viên NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng. Do khối quân sự NATO sử dụng một số lượng lớn vũ khí Mỹ, các hãng quốc phòng Mỹ sẽ giành được một tỷ lệ lớn hợp đồng quốc phòng của các nước thành viên NATO.

Chi tiêu quân sự của Mỹ đã tăng trưởng đáng kể vào 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, đặc biệt là sau loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 dẫn tới sự gia tăng buôn bán vũ khí trên toàn cầu.

Không nhiều người đặt câu hỏi ai là người thu lợi nhuận từ những diễn biến trên. Liệu người dân ở Afghanistan, ở Iraq, hoặc ở chính Mỹ hưởng lợi từ “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” trong 20 năm qua?

Kể từ khi cuộc chiến Afghanistan bắt đầu vào cuối năm 2001, tổng chi tiêu của Lầu Năm Góc đã lên tới hơn 14.000 tỷ USD, với 1/3 hoặc 1/2 số tiền này rơi vào tay các nhà thầu quân sự, theo một tài liệu do Viện Các vấn đề quốc tế và công Watson tại Đại học Brown (Mỹ) xuất bản.

Năm nhà cung cấp quân sự lớn của Mỹ - Lockheed Martin, Boeing, General Dynamics, Raytheon và Northrop Grumman, đã giành được 1/4 đến 1/3 trong tất cả các hợp đồng của Lầu Năm Góc trong các năm gần đây. Không nghi ngờ gì nữa, các công ty vũ khí là bên hưởng lợi lớn nhất từ chi tiêu quân sự Mỹ gia tăng hậu sự kiện 11/9.

Nga đe dọa tấn công vũ khí của Anh vận chuyển vào Ukraine

VOV.VN - Đại sứ Nga tại Anh vừa tố chính quyền nước sở tại đang cố gắng leo thang chiến tranh ở Ukraine sau khi xuất hiện thông tin và video về máy bay Nga bị bắn hạ bằng vũ khí Anh triển khai ở miền Đông Ukraine. Ông này khẳng định các hệ thống vũ khí Anh sẽ là mục tiêu tấn công của quân đội Nga.

Trọng điểm Trung Quốc

Giới quan sát cho rằng Lầu Năm Góc và giới buôn bán vũ khí có nhiều phương tiện để tăng doanh thu, như cổ xúy chiến tranh, tạo ra các căng thẳng địa chính trị, xây dựng “các lực lượng đối lập chiến lược” đa dạng, và xây dựng các học thuyết về mối “đe dọa”.

Một số nhà quan sát nhận xét rằng nhằm duy trì một dòng chảy đều đều thu nhập từ các cuộc chiến tranh, các công ty công nghiệp quân sự Mỹ đã dành rất nhiều nỗ lực cho hoạt động vận động hành lang (lobby) với chính phủ Mỹ. Một trong các phương tiện chính được các doanh nghiệp này đưa ra là xây dựng các “thuyết đe dọa” khác nhau, trong đó có thuyết về mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc được mô tả như một mối “đe dọa hàng đầu” đối với nước Mỹ.

Trong một báo cáo về Chiến lược Quốc phòng 2022 của mình, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu các mối quan ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc và gọi “cạnh tranh đại cường” là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh và ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Nhưng người ta cho rằng các đánh giá về mối “đe dọa” nhằm thúc đẩy chi tiêu quân sự của Mỹ không dựa trên các thách thức hiện nay như chủ nghĩa khủng bố toàn cầu… mà thiên về phóng đại các rủi ro.

Năng lực thao túng chính trường

Có tới 9 trong số 12 thành viên của Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Mỹ có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, theo một báo cáo được xuất bản bởi POGO – một tổ chức độc lập phi đảng phái có trụ sở ở Washington và chuyên điều tra, phanh phui tình trạng lãng phí, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Cơ cấu trên dễ hiểu là sẽ có tác động lớn lên các tính toán và kết luận của Ủy ban này. Ngành công nghiệp vũ khí Mỹ có nhiều công cụ trong tay để gây ảnh hưởng lên các quyết định thúc đẩy chi tiêu của Lầu Năm Góc.

Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chi tới 285 triệu USD trong các chiến dịch tranh cử kể từ năm 2001, với trọng tâm là các ứng viên tổng thống, giới lãnh đạo quốc hội, và thành viên các ủy ban về lực lượng vũ trang ở hai viện của Quốc hội Mỹ, theo một báo cáo do giám đốc Dự án Vũ khí và An ninh tại tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Chính sách Quốc tế (CIP) xuất bản vào tháng 9/2021.

Ngoài ra, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ còn chi 2,5 tỷ USD để vận động hành lang trong 2 thập kỷ qua, thuê trung bình tới hơn 700 nhân viên “lobby” mỗi năm trong suốt 5 năm qua, tức là hơn 1 nhân viên lobby ứng với mỗi nghị sĩ Mỹ, theo báo cáo được xuất bản bởi Opensecrets.org – một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận cũng có trụ sở tại Washington.

Thêm một ví dụ nữa để độc giả dễ hình dung. Cựu tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford – từng là nhân vật nhiệt tình thúc đẩy dự án chiến đấu cơ F-35 tốn kém và lắm vấn đề của hãng Lockheed Martin, đã gia nhập ban lãnh đạo của công ty này vào thời điểm 4 tháng sau khi ông rời khỏi quân ngũ.

Các tương tác kiểu này đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc lợi ích nhóm hay lợi ích quốc gia có ảnh hưởng lớn hơn trong việc quyết định chính sách quốc phòng của Mỹ và các quyết định về mua sắm quốc phòng, theo cây bút Hartung trong báo cáo của POGO.

Thêm ví dụ nữa. 4 trong 5 bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời gian qua đều xuất thân từ một trong 5 nhà thầu vũ khí hàng đầu.

Thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, các ông sau lần lượt được chỉ định làm bộ trưởng quốc phòng: James Mattis (thành viên lãnh đạo của công ty vũ khí General Dynamics), Patrick Shanahan (giám đốc điều hành tại Boeing – hãng nổi tiếng với việc chế tạo máy bay ném bom B-52), và Mark Esper (trưởng bộ phận quan hệ với chính phủ, tại hãng Raytheon). Thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin là thành viên ban lãnh đạo của hãng Raytheon Technologies, theo bài viết của Hartung.

Giới buôn vũ khí cũng gây ảnh hưởng lớn bằng việc tài trợ cho các viện, trung tâm nghiên cứu cổ xúy mạnh mẽ cho việc tăng ngân sách quốc phòng Mỹ nhưng không bao giờ tiết lộ các lợi ích tiền bạc phía sau họ.

Ít nhất 1 tỷ USD trong ngân sách chính phủ Mỹ và nhà thầu quốc phòng đã được rót vào 50 viện, trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ trong giai đoạn 2014-2019, theo báo cáo của Ben Freeman – giám đốc Sáng kiến Minh bạch Ảnh hưởng Ngoại quốc tại CIP vào tháng 10/2020.

Các cơ sở nghiên cứu nhận được nhiều tiền nhất là tổ chức “phi lợi nhuận” RAND, Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), và Quỹ Tân Mỹ (NAF).

Tất nhiên đây mới chỉ là đỉnh của tảng băng trôi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga đe dọa tấn công vũ khí của Anh vận chuyển vào Ukraine
Nga đe dọa tấn công vũ khí của Anh vận chuyển vào Ukraine

VOV.VN - Đại sứ Nga tại Anh vừa tố chính quyền nước sở tại đang cố gắng leo thang chiến tranh ở Ukraine sau khi xuất hiện thông tin và video về máy bay Nga bị bắn hạ bằng vũ khí Anh triển khai ở miền Đông Ukraine. Ông này khẳng định các hệ thống vũ khí Anh sẽ là mục tiêu tấn công của quân đội Nga.

Nga đe dọa tấn công vũ khí của Anh vận chuyển vào Ukraine

Nga đe dọa tấn công vũ khí của Anh vận chuyển vào Ukraine

VOV.VN - Đại sứ Nga tại Anh vừa tố chính quyền nước sở tại đang cố gắng leo thang chiến tranh ở Ukraine sau khi xuất hiện thông tin và video về máy bay Nga bị bắn hạ bằng vũ khí Anh triển khai ở miền Đông Ukraine. Ông này khẳng định các hệ thống vũ khí Anh sẽ là mục tiêu tấn công của quân đội Nga.

Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine
Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine

VOV.VN - Đáp trả “chiến dịch đặc biệt” của Nga ở Ukraine,  Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần trước đã tăng gấp đôi các nhóm chiến đấu của mình ở Đông Âu lên thành 8 nhóm. Họ đã gửi thêm 4 nhóm mới tới các nước thành viên của NATO nằm ở phía Đông Nam của châu Âu.

Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine

Tướng số 2 NATO tuyên bố cần tăng cường triển khai quân ở Đông Âu trước tình hình Ukraine

VOV.VN - Đáp trả “chiến dịch đặc biệt” của Nga ở Ukraine,  Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần trước đã tăng gấp đôi các nhóm chiến đấu của mình ở Đông Âu lên thành 8 nhóm. Họ đã gửi thêm 4 nhóm mới tới các nước thành viên của NATO nằm ở phía Đông Nam của châu Âu.

Hé lộ nguyên nhân sâu xa Trung Quốc khó bỏ rơi Nga trong khủng hoảng Ukraine
Hé lộ nguyên nhân sâu xa Trung Quốc khó bỏ rơi Nga trong khủng hoảng Ukraine

VOV.VN - Giới chức Trung Quốc đang đối diện với các áp lực lớn về đối ngoại khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ khó bỏ rơi đồng minh địa chính trị Nga trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Hé lộ nguyên nhân sâu xa Trung Quốc khó bỏ rơi Nga trong khủng hoảng Ukraine

Hé lộ nguyên nhân sâu xa Trung Quốc khó bỏ rơi Nga trong khủng hoảng Ukraine

VOV.VN - Giới chức Trung Quốc đang đối diện với các áp lực lớn về đối ngoại khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ khó bỏ rơi đồng minh địa chính trị Nga trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ
Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Các đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga đang phản lại chính đồng USD và đặt ra hoài nghi về tính hợp lý của hệ thống tài chính hiện nay. Nga đang tích cực liên thủ tài chính với các nước thân thiện với mình (như Ấn Độ...) để ứng phó với Mỹ.

Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ

Nga liên thủ với Ấn Độ về tiền tệ để phản công trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Các đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga đang phản lại chính đồng USD và đặt ra hoài nghi về tính hợp lý của hệ thống tài chính hiện nay. Nga đang tích cực liên thủ tài chính với các nước thân thiện với mình (như Ấn Độ...) để ứng phó với Mỹ.

Quân đội Anh gửi thêm vũ khí sát thương sang Ukraine
Quân đội Anh gửi thêm vũ khí sát thương sang Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Anh cho biết, lô vũ khí sát thương mới được họ gửi sang Ukraine bao gồm pháo, đạn dược và tên lửa phòng không.

Quân đội Anh gửi thêm vũ khí sát thương sang Ukraine

Quân đội Anh gửi thêm vũ khí sát thương sang Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Anh cho biết, lô vũ khí sát thương mới được họ gửi sang Ukraine bao gồm pháo, đạn dược và tên lửa phòng không.

Ngoại trưởng Lavrov: Mỹ muốn chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài càng lâu càng tốt
Ngoại trưởng Lavrov: Mỹ muốn chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài càng lâu càng tốt

VOV.VN - Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, Lavrov, cho rằng Mỹ muốn Nga ở trong trạng thái chiến tranh với Ukraine kéo dài càng lâu càng tốt. Ông cũng chỉ trích nền văn minh phương Tây bị ám ảnh bởi chứng sợ Nga.

Ngoại trưởng Lavrov: Mỹ muốn chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài càng lâu càng tốt

Ngoại trưởng Lavrov: Mỹ muốn chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài càng lâu càng tốt

VOV.VN - Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, Lavrov, cho rằng Mỹ muốn Nga ở trong trạng thái chiến tranh với Ukraine kéo dài càng lâu càng tốt. Ông cũng chỉ trích nền văn minh phương Tây bị ám ảnh bởi chứng sợ Nga.

Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu
Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu

VOV.VN - Quân đội Myanmar phụ thuộc nhiều vào vũ khí của Nga. Chiến sự giữa Nga và Ukraine hiện nay đang khiến cho Myanmar ngày càng khó khăn trong vấn đề nhập khẩu vũ khí.

Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine khiến Myanmar rơi vào thế khó, nhất là về vũ khí nhập khẩu

VOV.VN - Quân đội Myanmar phụ thuộc nhiều vào vũ khí của Nga. Chiến sự giữa Nga và Ukraine hiện nay đang khiến cho Myanmar ngày càng khó khăn trong vấn đề nhập khẩu vũ khí.

Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine
Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine

VOV.VN - Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang lo Nga sẽ ra tay quyết liệt với Ukraine. Các chuyên gia Mỹ đã dự báo kịch bản Tổng thống Putin can thiệp quân sự và gợi ý các đối sách.

Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine

Chuyên gia Mỹ gợi ý đối sách ngăn Tổng thống Nga Putin ra tay quyết liệt với Ukraine

VOV.VN - Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang lo Nga sẽ ra tay quyết liệt với Ukraine. Các chuyên gia Mỹ đã dự báo kịch bản Tổng thống Putin can thiệp quân sự và gợi ý các đối sách.