Hàn Quốc trước nguy cơ diệt vong do vấn đề giới và tỷ lệ sinh thấp

VOV.VN - Về lý thuyết, Hàn Quốc có thể bị diệt vong nếu tỷ lệ sinh rất thấp hiện nay của nước này vẫn duy trì như vậy trong nhiều thế kỷ tới.

Hàn Quốc có tỷ lệ sinh rất thấp. Điều này có thể khiến quốc gia này trở thành quốc gia già nhất thế giới vào năm 2045, với độ tuổi trung bình là 50. Nếu cứ duy trì đà này thì Hàn Quốc có thể bị diệt vong vào năm 2750.

Một nữ ca sĩ K-Pop của Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.

Hiện tượng già hóa cũng đang đặt ra nhiều thách thức kinh tế cho nước này.

Việc giải quyết bài toán nhân khẩu này có lẽ không thể chỉ dừng lại ở việc khuyến khích người ta sinh đẻ nhiều hơn.

Richard Jackson, Chủ tịch Viện Lão hóa Toàn cầu phi lợi nhuận, lập luận rằng có thể phải cần đến một sự thay đổi căn bản ở nơi làm việc và hình thế động lực giới.

Ông này viết: “Chính sách giúp phụ nữ (và nam giới) cân bằng giữa công việc và con cái là cột trụ của bất cứ chiến lược sau sinh hiệu quả nào”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tech Insider, Jackson viết: Điều này đúng với Hàn Quốc hơn bất cứ nơi nào khác trong thế giới phát triển.

Đẻ con thì mất việc

Nói một cách đơn giản, hầu hết các phụ nữ Hàn Quốc bị buộc phải lựa chọn giữa một bên là con cái và một bên là công việc ổn định lâu dài. Xu hướng này thể hiện rõ trong vô số các thống kê.

Phụ nữ ở Hàn Quốc chỉ có thu nhập bằng 65% của nam giới. Quốc gia này xếp thứ 115 trong tổng số 145 nước theo Chỉ số chênh lệch giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào năm 2015. Trên danh sách này, Hàn Quốc nằm kẹp giữa hai quốc gia châu Phi là Burkina Faso và Zambia.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là sự khác biệt của phụ nữ trước và sau khi sinh con. Một cuộc điều tra năm 2012 đối với các em gái tuổi 15 cho thấy, các cô gái Hàn Quốc thường mong muốn có công việc vị thế cao hơn so với các chàng trai.

Ở độ tuổi 20-29, phụ nữ Hàn Quốc tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn nam giới. Nhưng mức độ này giảm đi sau khi nhiều phụ nữ rút khỏi lực lượng lao động khi họ ở vào độ tuổi từ 30-39. Theo tờ The Economist, khi họ bước sang độ tuổi 40, họ có xu hướng làm những công việc ít tính cạnh tranh.

Theo Viện Lao động Hàn Quốc, phụ nữ dành nhiều thời gian chăm sóc trẻ em và làm việc nhà hơn nam giới tới 5 lần.

Nhà kinh tế học Jisoo Hwang nói với tờ The Economist: “Không có đủ đàn ông hiện đại cho những phụ nữ được học hành đàng hoàng kết hôn”.

Áp lực công việc ở Hàn Quốc là rất lớn. Văn hóa làm việc tại Hàn Quốc – từng vươn mình từ hàng ngũ những nước nghèo nhất thế giới thành giàu nhất thế giới – thuộc vào nhóm khắc nghiệt nhất thế giới.

Người Hàn Quốc có số thời gian làm việc dài thứ 3 trong các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Tối đến những người lao động thường bù khú nhậu nhẹt và thư giãn, nên ít thời gian dành cho gia đình.

Trước thực tế đó, không lạ gì khi ngày càng có nhiều phụ nữ Hàn Quốc không quan tâm đến kết hôn và sinh con cái.

Giải pháp?

Jackson chỉ ra hai mô hình có thể ứng dụng vào các nước phát triển.

Phố mua sắm ở Seoul. Ảnh: Shuttercock.

Thứ nhất là mô hình “nhà nước vú em”, giống như ở Pháp và Thụy Điển. Ở các nước này, bạn được bảo đảm việc làm sau khi nghỉ đẻ.

Bình đẳng giới ở Thụy Điển được bảo đảm như sau: Khi vợ đẻ đứa thứ nhất, vợ được nghỉ đẻ. Khi chị này sinh đứa thứ 2, chồng của chị sẽ được nghỉ để chăm sóc con cái.

Ở Pháp chính phủ sẽ cấp “trợ cấp gia đình” cho các gia đình nào sinh thêm con. Ở nước này không có dị nghị xã hội về việc một người mẹ sinh con nhỏ quay trở lại làm việc. Lũ trẻ sẽ được gửi vào nhà trẻ công cộng (nhà nước trả phí). Đây là một phần trong công tác “xã hội hóa” (khái niệm này ngược với “xã hội hóa” ở Việt Nam – ND).

Mô hình thứ hai là “lao động linh hoạt”, như là ở Mỹ. Ở Mỹ không có sự hỗ trợ của nhà nước giống như ở Pháp hay Thụy Điển. Tuy nhiên, văn hóa nước này coi việc tham gia lao động trở lại sau sinh là một điều hoàn toàn bình thường. Người ta chủ trương kết hợp giữa tham vọng nghề nghiệp và gia đình.

“Lao động linh hoạt” ở đây tồn tại dưới hình thức làm việc bán thời gian, khả năng quay lại trường lớp, học và lấy bằng cấp qua mạng internet, hay khởi đầu một công việc mới. Mặc dù bạn vẫn mất sức lực và phải chấp nhận chi phí cơ hội việc làm khi chuyển đổi, tình hình vẫn tốt hơn so với Hàn Quốc hay Nhật Bản, nơi mà nếu bạn bước ra khỏi chiếc thang sự nghiệp thì không quay trở lại được nữa.

Theo Jackson, xã hội Hàn Quốc và Nhật Bản có lẽ thích hợp với mô hình “nhà nước vú em” hơn.

Giải pháp thứ 3 là nhập cư. Nhiều người dân - đa phần là phụ nữ - từ các quốc gia như Trung Quốc và Philippines đang di cư sang Hàn Quốc để kết hôn, tới mức số gia đình đa dân tộc tăng 700% từ năm 2006 đến năm 2014.

Năm 2030 ước tính 10% dân số nước này sẽ là các gia đình sinh ra ở nước ngoài, so với chỉ hơn 2% hiện nay. Điều này đồng nghĩa với các thay đổi lớn trong các chuẩn mức văn hóa của xã hội Hàn Quốc vốn rất coi trọng tình thuần khiết của dòng máu Hàn/Triều.

Để cải thiện tình hình, Hàn Quốc còn phải nỗ lực thiết lập chuẩn mực xã hội mới xung quanh vấn đề làm mẹ đơn thân, chống lại sự kỳ thị đối với những người mẹ không chồng mà có con.

Trong một thông cáo vào tháng 12/2015, Bộ Tài chính Hàn Quốc tuyên bố họ có kế hoạch “thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với nhiều hình thức gia đình khác nhau nhằm thúc đẩy mức sinh”.

Có lẽ ẩn số lớn nhất của Hàn Quốc là nước láng giềng phía bắc – CHDCND Triều Tiên.

Eberstadt nói, nếu Hàn Quốc và Triều Tiên thống nhất, thì dân số của quốc gia mới này sẽ trẻ hơn một chút và tỷ lệ sinh có thể tăng vọt lên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghề huấn luyện yêu đương và tán tỉnh ở Hàn Quốc
Nghề huấn luyện yêu đương và tán tỉnh ở Hàn Quốc

VOV.VN - Cuộc sống bận rộn cùng tâm lý nhút nhát khiến một số nam giới Hàn Quốc dù có ngoại hình ổn và mức lương tốt vẫn không tìm được bạn gái.

Nghề huấn luyện yêu đương và tán tỉnh ở Hàn Quốc

Nghề huấn luyện yêu đương và tán tỉnh ở Hàn Quốc

VOV.VN - Cuộc sống bận rộn cùng tâm lý nhút nhát khiến một số nam giới Hàn Quốc dù có ngoại hình ổn và mức lương tốt vẫn không tìm được bạn gái.

Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con
Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con

VOV.VN - Những “tổn thương” từ chính sách một con vẫn đeo đẳng trong tâm trí không ít cặp vợ chồng Trung Quốc.

Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con

Trung Quốc: Nỗi ám ảnh đeo đẳng về chính sách một con

VOV.VN - Những “tổn thương” từ chính sách một con vẫn đeo đẳng trong tâm trí không ít cặp vợ chồng Trung Quốc.

Chính sách một con: Thế khó của Trung Quốc
Chính sách một con: Thế khó của Trung Quốc

(VOV) - Quả bom dân số khiến Trung Quốc theo đuổi chính sách 1 con. Tuy nhiên, nước này đang phải đối diện với nhiều hệ lụy không mong muốn.

Chính sách một con: Thế khó của Trung Quốc

Chính sách một con: Thế khó của Trung Quốc

(VOV) - Quả bom dân số khiến Trung Quốc theo đuổi chính sách 1 con. Tuy nhiên, nước này đang phải đối diện với nhiều hệ lụy không mong muốn.