Hé lộ bí mật Liên Xô đưa CNXH vào châu Phi

VOV.VN - Sau khi chế độ thực dân sụp đổ ở châu Phi, Liên Xô đã nỗ lực nhiều để thuyết phục các nước châu Phi đi theo con đường XHCN.

Một chuyên gia quân sự Nga kể lại rằng Liên Xô đã cung cấp nhiều viện trợ cho chính quyền XHCN của Angola trong thời kỳ nội chiến ở nước này thập niên 1970. “Trong một cuộc khủng hoảng nọ ở Angola, chúng tôi thường phải vận chuyển vũ khí tới đó thông qua máy bay và tàu thủy, có tới hàng tấn hàng...”.

Một phái đoàn Angola đặt vòng hoa viếng Lăng Lenin ở Liên Xô. Ảnh: TASS.

Theo Sergei Kolomnin - cựu phiên dịch viên quân sự phục vụ ở Angola từ năm 1975-1991, đã có 105 vị tướng và đô đốc cùng 7.211 sĩ quân Liên Xô hiện diện ở quốc gia châu Phi này với tư cách cố vấn quân sự.

Angola không phải là nước duy nhất ở châu Phi mà Liên Xô săn đón. Từ thập niên 1960 đến cuối thập niên 1980, Moscow đã gửi sĩ quan, kỹ sư, và chuyên gia kỹ thuật tới giúp châu Phi xây mới hoặc xây lại cơ sở hạ tầng, đón sinh viên châu Phi sang học tại các trường đại học của Liên Xô, và chi hàng tỷ USD dưới dạng viện trợ tài chính trực tiếp.

Liên Xô không nhận lại được nhiều về mặt tài chính. Tổng thống Nga Putin lưu ý vào tháng 10/2019 rằng Nga (kế thừa Liên Xô) đã xóa khoản nợ 20 tỷ USD mà châu Phi nợ Liên Xô.

Thuở ban đầu

Sử gia Irina Filatova cho hay Liên Xô bắt đầu quan tâm tới châu Phi từ khi có Quốc tế Cộng sản (do Liên Xô đứng đầu), hoạt động giai đoạn 1919-1943. “Tổ chức này quan tâm đến phong trào cộng sản ở Nam Phi và muốn tạo ra một quốc gia bộ lạc độc lập ở đó”.

Tuy nhiên cho đến trước các năm 1958-1960, Liên Xô vẫn chưa chú ý nhiều lắm tới châu Phi và các vấn đề của lục địa này. Một số sinh viên châu Phi theo học ở Moscow, và Liên Xô có gửi một lượng tiền nhất định cho các đảng cộng sản ở châu Phi nhưng tất cả những thứ này đều khiêm tốn, chỉ như muối bỏ bể. Filatova giải thích, “họ thậm chí còn không hiểu lắm về châu Phi”.

Bước ngoặt

Mọi thứ thay đổi vào thập niên 1940-1950 khi các nước thực dân châu Âu (chủ yếu là Anh và Pháp) bắt đầu đánh mất quyền kiểm soát đối với các cựu thuộc địa của mình. Với việc các quốc gia mới xuất hiện trên bản đồ và phong trào cánh tả gia tăng trên khắp thế giới, Liên Xô nỗ lực hết mình để “nhuộm đỏ” châu Phi.

Liên Xô bắt đầu trước tiên với các nước Arab ở phía bắc châu Phi. Chẳng hạn Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser là một trong những người bạn thân nhất của Liên Xô và được Moscow hậu thuẫn trong các cuộc xung đột với Israel. Ai Cập là nước châu Phi đầu tiên mà Liên Xô ký hiệp định thương mại, sau đó là Tunisia (1957), Marốc (1958), Ghana, Ethiopia và Guinea (đều năm 1959).

Các binh sĩ Ethiopia thân Liên Xô. Ảnh: Getty.

Sau này Liên Xô thể hiện sự quan tâm đến cả vùng cận Sahara của châu Phi. Lãnh đạo Liên Xô giai đoạn 1953-1964 Nikita Khrushchev đã phát biểu trên diễn đàn Liên Hợp Quốc kêu gọi độc lập cho châu Phi thuộc địa và hoan nghênh tiến trình phi thực dân hóa. Thông tấn xã TASS của Nga cho biết, Liên Xô thiết lập quan hệ đặc biệt gần gũi với các nước theo mô hình phát triển XHCN như Guinea, Ghana, Cộng hòa Congo, Mali, Ethiopia, Angola, Mozambique, và Benin.

Vấn đề tài chính

Alexey Salnikov, một sĩ quan cấp cao của KGB, nhớ lại phát biểu sau của lãnh đạo Khrushchev: “Chúng ta đang cơ bản xuất khẩu chủ nghĩa cộng sản sang châu Phi. Nhưng trên thực tế, chúng ta phải trả tiền để người châu Phi mua học thuyết này”.

Ý của Khrushchev là hầu hết người châu Phi chưa sẵn sàng theo đuổi lý tưởng cộng sản nếu không có trợ giúp kinh tế đáng kể.

Liên Xô đã ký văn kiện hợp tác với 37 nước châu Phi và tham gia xây dựng khoảng 600 xí nghiệp và nhà máy. Trong số đó có con đập Aswan đóng vai trò thiết yếu đối với ngành nông nghiệp và năng lượng của Ai Cập, và đập thủy điện Capanda cung cấp điện cho hầu hết Angola...

Liên Xô còn cung cấp tín dụng cho nhiều khách hàng châu Phi, trong đó có một số trường hợp là viện trợ không hoàn lại.

Cuộc chiến bí mật

Các “cố vấn quân sự” Xô viết đóng vai trò quan trọng trong ít nhất 3 cuộc chiến tranh sau đây ở châu Phi: 1- Nội chiến Angola (1975-1992), trong đó Liên Xô ủng hộ Phong trào Nhân dân cánh tả Giải phóng Angola; 2- Nội chiến Mozambique (1977-1992), với Liên Xô đứng về phe tả; và 3- Cuộc chiến Ogaden giữa Ethiopia và Somalia (1977-1978). Trong cuộc chiến thứ 3 này, cả hai bên đều thân CNXH và cùng tranh chấp vùng Ogaden ở Tây Phi. Liên Xô nghiêng về Ethiopia nên Somalia cuối cùng đã theo Mỹ.

Một chuyên gia Liên Xô đang hướng dẫn một học viên châu Phi sửa khóa. Ảnh: Sputnik.

Trong các cuộc chiến tranh như thế này, các nước châu Phi giống như một bàn cờ mà tại đó Moscow và Washington ủng hộ các phe khác nhau. Tất nhiên mọi thứ khi ấy đều nằm trong vòng bí mật.

Phiên dịch viên quân sự Liên Xô Sergei Kolomnin giải thích: “Chẳng ai gửi quân đội Liên Xô sang đó cả. Nhưng các cố vấn, chuyên gia, bác sĩ, phi công... của chúng tôi đều có mặt ở đó cả”. Sự giúp đỡ quân sự mang lại tác dụng thấy rõ: phe thân Liên Xô giành chiến thắng trong các xung đột này.

Giáo dục

Ngoài kinh tế và chính trị, Liên Xô còn đầu tư nhiều cho việc gây dựng một tầng lớp tinh hoa châu Phi mới thân Liên Xô. Họ đã mời sinh viên châu Phi sang Liên Xô học. Từ năm 1949-1991, khoảng 60.000 sinh viên châu Phi đã học tại Liên Xô. Trường đại học lớn nhất đón nhận các sinh viên này là trường Đại học Hữu nghị Nhân dân (UDN) ở thủ đô Moscow.

Cũng có một vài sự cố nhưng nhìn chung Liên Xô là mảnh đất thân thiện với các sinh viên từ châu Phi. Edward Na đến từ Ghana nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với BBC: “Hầu hết người Xô viết rất thân thiện với chúng tôi, họ mời chúng tôi về nhà họ... Một vài người trong số chúng tôi thậm chí còn kết hôn với các phụ nữ Liên Xô”.

Nhiều người tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Liên Xô đã tạo nên giới tinh hoa ở nước họ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và công nghiệp.

Tình hình thay đổi

Sự chú ý của Liên Xô tới châu Phi là ở góc độ ý thức hệ. Nên vào năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ còn nước Nga (tách ra từ Liên Xô) lại có những vấn đề riêng thì mức độ ảnh hưởng của Nga ở lục địa Đen giảm hẳn.

Năm 2012, chuyên gia châu Phi học Alexander Zheltov viết: “Những năm hậu Xô viết được đánh dấu bởi sự suy giảm chú ý của Nga vào châu Phi. Vai trò của Nga ở lục địa này thu hẹp lại”.

Tuy nhiên nước Nga ngày nay bắt đầu chú ý trở lại châu Phi và tăng cường vai trò của mình tại đây. Có thể thấy được điều này qua hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở Sochi gần đây. Nhưng bây giờ Nga phải bắt đầu lại gần như từ con số 0./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi
“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân
Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Chúng ta đã nghe tới những lần Mỹ và Liên Xô suýt bị kéo vào chiến tranh hạt nhân với nhau. Giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng từng có nguy cơ đó.

Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân

Trung Quốc và Liên Xô từng suýt bước vào chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Chúng ta đã nghe tới những lần Mỹ và Liên Xô suýt bị kéo vào chiến tranh hạt nhân với nhau. Giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng từng có nguy cơ đó.

Giải mã nguyên nhân kinh tế Liên Xô chao đảo và sụp đổ
Giải mã nguyên nhân kinh tế Liên Xô chao đảo và sụp đổ

VOV.VN - Từng là siêu cường thứ 2 thế giới với nhiều thành tựu về khoa học-công nghệ nhưng Liên Xô đã phải nhiều lần chật vật trên mặt trận kinh tế rồi sụp đổ.

Giải mã nguyên nhân kinh tế Liên Xô chao đảo và sụp đổ

Giải mã nguyên nhân kinh tế Liên Xô chao đảo và sụp đổ

VOV.VN - Từng là siêu cường thứ 2 thế giới với nhiều thành tựu về khoa học-công nghệ nhưng Liên Xô đã phải nhiều lần chật vật trên mặt trận kinh tế rồi sụp đổ.

Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ
Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ

VOV.VN - Số nữ quân nhân Liên Xô trực tiếp lái xe tăng không nhiều nhưng họ đã thực sự gây khiếp sợ cho các đối thủ bên phía phát xít Đức trong Thế chiến 2.

Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ

Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ

VOV.VN - Số nữ quân nhân Liên Xô trực tiếp lái xe tăng không nhiều nhưng họ đã thực sự gây khiếp sợ cho các đối thủ bên phía phát xít Đức trong Thế chiến 2.

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế
Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang tích cực xâm nhập vào Trung Đông trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, quân sự) nhưng vấn đề này chưa được đề cập nhiều.

Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang tích cực xâm nhập vào Trung Đông trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, quân sự) nhưng vấn đề này chưa được đề cập nhiều.