Hé lộ thông tin về trùm tình báo Adnani của tổ chức khủng bố IS

VOV.VN - Adnani ban đầu làm tuyên truyền, sau được cơ cấu vào vị trí trùm tình báo IS. Y phụ trách mở các cuộc tấn công khủng bố ở nước ngoài.

Tin tức mới đây cho hay tên Abu Mohammad al-Adnani – trưởng ban tuyên truyền và phát ngôn viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã được bổ nhiệm làm thủ lĩnh đơn vị tình báo IS chuyên về tiến hành các cuộc tấn công ở nước ngoài.

Tên khủng bố IS Adnani. Ảnh: NBCNews.

Một điều tra của tờ New York Times phát hiện ra rằng đơn vị tình báo của IS (được gọi là Emni trong tiếng Arab) đã xây dựng một đội ngũ với cơ cấu hình tháp gồm các nhân viên mật vụ và các công dân nước ngoài “được sử dụng để lên kế hoạch mở các cuộc tấn công ở nhiều khu vực trên thế giới”.

Theo New York Times, các hồ sơ cho thấy các nhóm nhỏ điệp viên - được lựa chọn theo quốc tịch - đã được phái tới các nước Đức, Tây Ban Nha, Áo, Malaysia, Indonesia, Lebanon, Tunisia và Bangladesh.

Các học viên tình báo được cho là đã chỉ huy các cuộc tấn công ở Paris (Pháp) vào tháng 11/2015 và tạo ra các quả bom dùng trong loạt tấn công khủng bố ở Brussels (Bỉ) vào tháng 3/2016.

Đứng ở vị trí chóp của cơ cấu tình báo Emni này là nhân vật Adnani luôn ẩn giật. Y đã thoát khỏi các vụ vây bắt của lực lượng liên minh chống IS và là một trong các tình báo viên cao cấp người Syria trong lực lượng IS.

Dưới đây là một số thông tin mật mà báo Time thu lượm được về tên trùm tình báo IS này:

Những năm tháng đầu

Gã IS 39 tuổi này có tên khai sinh là Taha Sobhi Falaha. Y sinh ra ở thị trấn Binnish gần thành phố Idlib ở miền bắc Syria. Y đã chiến đấu chống lại liên quân do Iraq lãnh đạo ở Iraq. Người ta cũng tin rằng y đã bị bắt trong khoảng thời gian diễn ra xung đột Iraq từ 2005 đến 2010. Báo cáo cho hay, trong thời gian ngồi trong nhà tù Mỹ Bucca, y đã lần đầu tiên gặp tên Abu Bakr al-Baghdadi - đương kim thủ lĩnh tối cao và caliph tự phong của tổ chức IS.

Trở thành tiếng nói của IS

Adnani tiết lộ mục tiêu của tổ chức IS là trở thành một thực thể chính quyền hơn là một nhóm khủng bố vào tháng 6/2014 khi y lần đầu tiên tuyên bố IS là một vương quốc caliphate với Baghdadi là người đứng đầu. Y bắt đầu được biết đến với tư cách là phát ngôn viên chính thức của tổ chức IS, và Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức coi hắn là một tên khủng bố vào tháng 8/2014.

Cờ của IS. Ảnh: Time.

Vào tháng 9/2014, Adnani viết trên tạp chí Dabiq của IS kêu gọi những kẻ cảm tình với IS hay các tên khủng bố đơn độc hãy mở các cuộc tấn công nhằm vào phương Tây.

Adnani từng viết thế này: “Nếu các anh em không thể làm điều đó, thì hãy đốt nhà, đốt ô tô hay đốt doanh nghiệp của hắn. Hoặc phá hủy mùa màng của hắn. Nếu vẫn không làm được cả những điều này thì hãy phỉ nhổ vào mặt hắn”.

Bị thương trên chiến trường

Vào tháng 1/2016, các báo cáo khẳng định Adnani đã bị thương trong một cuộc không kích ở thị trấn Barwanah của Iraq. Bộ chỉ huy liên hợp của Iraq cho biết, y đã mất “rất nhiều máu” và được đưa tới thành phố Hit (cũng của Iraq) để điều trị.

Người ta vẫn treo giải thưởng 5 triệu USD cho cái đầu của Adnani. Theo một đoạn audio được phát tán vào ngày 22/5, y được cho là đã kêu gọi những kẻ theo mình hãy mở các cuộc tấn công ở châu Âu và Mỹ.

Trùm truyền thông thành trùm gián điệp

Chiến binh thánh chiến Harry Sarfo bị tống giam đã kể cho tờ Times về cách thức Emni tuyển dụng và phân bổ nhân lực để mở các cuộc tấn công khủng bố ở hải ngoại.

Sarfo là một công dân Đức. Y cho biết “gã lớn đứng đằng sau mọi thứ là Abu Muhammad al-Adnani”.

Sarfo cũng cho biết các tân binh sẽ gặp Adnani một khi chúng trải qua đủ 10 cấp độ huấn luyện và chúng sẽ tuyên thệ trung thành với y./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015
Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.

Tấn công khủng bố tại Bangladesh: Sự thay đổi chiến thuật của IS
Tấn công khủng bố tại Bangladesh: Sự thay đổi chiến thuật của IS

VOV.VN - Sau hàng loạt các vụ tấn công tại châu Âu, vụ tấn công của IS tại Bangladesh đánh dấu sự mở rộng ảnh hưởng của tổ chức này sang khu vực Nam Á.

Tấn công khủng bố tại Bangladesh: Sự thay đổi chiến thuật của IS

Tấn công khủng bố tại Bangladesh: Sự thay đổi chiến thuật của IS

VOV.VN - Sau hàng loạt các vụ tấn công tại châu Âu, vụ tấn công của IS tại Bangladesh đánh dấu sự mở rộng ảnh hưởng của tổ chức này sang khu vực Nam Á.

Thắng lợi bất ngờ của Iraq ở Fallujah: IS suy yếu hay đang gài bẫy?
Thắng lợi bất ngờ của Iraq ở Fallujah: IS suy yếu hay đang gài bẫy?

VOV.VN - Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 17/6 tuyên bố đã chiến thắng IS ở Falluja sau khi giành lại quyền kiểm soát trung tâm thành phố.

Thắng lợi bất ngờ của Iraq ở Fallujah: IS suy yếu hay đang gài bẫy?

Thắng lợi bất ngờ của Iraq ở Fallujah: IS suy yếu hay đang gài bẫy?

VOV.VN - Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 17/6 tuyên bố đã chiến thắng IS ở Falluja sau khi giành lại quyền kiểm soát trung tâm thành phố.

Nhật Bản: vụ cuồng sát bằng dao không liên quan tới IS
Nhật Bản: vụ cuồng sát bằng dao không liên quan tới IS

VOV.VN -Cảnh sát Nhật Bản không thu thập được bất kỳ thông tin nào cho thấy vụ việc trên có liên quan tới chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Nhật Bản: vụ cuồng sát bằng dao không liên quan tới IS

Nhật Bản: vụ cuồng sát bằng dao không liên quan tới IS

VOV.VN -Cảnh sát Nhật Bản không thu thập được bất kỳ thông tin nào cho thấy vụ việc trên có liên quan tới chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?