Iran giải tán lực lượng cảnh sát đạo đức

VOV.VN - Truyền thông Iran ngày 4/12 cho hay, Iran đã bãi bỏ lực lượng cảnh sát đạo đức sau hơn 2 tháng xảy ra biểu tình phản đối việc bắt giữ người phụ nữ tên Mahsa Amini vì vi phạm quy định ăn mặc của nữ giới.

Quy tắc nghiêm ngặt về ăn mặc

Kể từ khi Cách mạng Hồi giáo năm 1979 lật đổ chế độ quân chủ do Mỹ hậu thuẫn, giới chức Iran đã giám sát việc tuân thủ bộ quy tắc về trang phục dành cho cả nam lẫn nữ.

Dưới thời Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad theo đường lối cứng rắn, lực lượng cảnh sát đạo đức (tiếng Iran gọi là Gasht-e Ershad, nghĩa “Tuần tra Hướng dẫn”) đã được thiết lập để “lan truyền văn hóa kín đáo và hijab” và “bảo đảm an ninh đạo đức”.

Các đơn vị cảnh sát này do Hội đồng Tối cao về Cách mạng Văn hóa của Iran lập ra. Hội đồng này hiện nay do Tổng thống Ebrahim Raisi đứng đầu.

Lực lượng cảnh sát đạo đức bắt đầu tuần tra vào năm 2006 để thực thi bộ quy tắc ăn mặc - bộ quy tắc này đòi hỏi phụ nữ phải mặc quần áo dài, cấm mặc quần soóc, quần jeans rách te tua và các loại trang phục được cho là thiếu kín đáo, lịch sự.

Khăn hijab trở thành yêu cầu bắt buộc vào năm 1983. Các nhân viên cảnh sát đạo đức ban đầu đưa ra các lời cảnh báo, sau đó bắt đầu bắt giữ các phụ nữ vi phạm cách đây 15 năm. Các đội cảnh sát này gồm các nam giới mặc đồng phục màu xanh và phụ nữ mặc đồ chador màu đen (trang phục che đầu và phần trên của cơ thể). Họ thường đi bằng các xe van màu trắng và xanh., nhắc nhở phụ nữ trên phố chỉnh sửa lại khăn che đầu. Nếu cần thiết, họ sẽ đưa các phụ nữ vi phạm tới các trung tâm “cải tạo”.

Vai trò của các đơn vị cảnh sát này gia tăng theo thời gian và luôn gây tranh cãi.

Các chuẩn mực trang phục ở Iran cũng thay đổi, đặc biệt là dưới thời Tổng thống ôn hòa Hassan Rouhani, khi người ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh phụ nữ mặc quần jeans bó sát hoặc đội những chiếc khăn trùm đầu sặc sỡ.

Nhưng tình hình thay đổi vào tháng 7/2022 khi người kế nhiệm ông Rouhani  - đương kim Tổng thống Raisi theo đường lối bảo thủ, kêu gọi huy động “tất cả các thể chế nhà nước để thực thi luật về khăn trùm đầu”.

Khi đó, ông Raisi cáo buộc rằng “kẻ thù của Iran và đạo Hồi nhắm tới các giá trị văn hóa và tôn giáo của xã hội bằng việc lan truyền sự trụy lạc”.

Động thái bất ngờ

Hãng thông tấn ISNA (Iran) dẫn lời Tổng Công tố Iran Mohammad Jafar Montazeri phát biểu: “Cảnh sát đạo đức không liên quan gì đến tư pháp và đã bị bãi bỏ”.

Tuyên bố trên của ông Montazeri được đưa ra tại một hội nghị tôn giáo, khi ông được hỏi vì sao “lực lượng cảnh sát đạo đức bị giải thể”.

Động thái đặc biệt này xuất hiện vào thời điểm Iran trước đó đã trải qua hơn 2 tháng biểu tình rầm rộ liên quan đến cái chết của cô Amini.

Các cuộc biểu tình này, do phụ nữ lãnh đạo và bị giới chức gọi là “bạo loạn”, đã tràn ngập Iran kể từ khi người phụ nữ Iran gốc Kurd 22 tuổi nói trên tử vong vào ngày 16/9 - 3 ngày sau khi bị cảnh sát đạo đức ở thủ đô Tehran bắt giữ.

Những người biểu tình đã đốt khăn choàng đầu Hồi giáo hijab và hô vang các khẩu hiệu chống chính phủ. Ngày càng có nhiều phụ nữ tránh choàng hijab, đặc biệt là ở một số khu vực của thủ đô Tehran.

Iran tố cáo Mỹ và đồng minh, bao gồm Anh và Israel, các lực lượng người Kurd, đã xúi giục biểu tình.

Hôm 5/12, một viên tướng Iran cho hay, hơn 300 người đã thiệt mạng trong bạo loạn đường phố, trong đó có hàng chục nhân viên an ninh.

Chính quyền chủ động điều chỉnh?

Seyyed Nezamoldin Mousavi - phát ngôn viên Hội đồng đoàn chủ tịch Quốc hội, nói: “Cách tốt nhất để đối diện với bạo động là chú ý đến yêu cầu thực sự của người dân”.

Thông báo về việc bãi bỏ cảnh sát đạo đức xuất hiện đúng một ngày sau khi Tổng công tố Montazeri tuyên bố “cả Quốc hội và hệ thống tư pháp đang làm việc” về vấn đề này và xem xét liệu có cần thay đổi luật yêu cầu phụ nữ phải che đầu hay không.

Hôm 3/12 Tổng thống Raisi cho biết các nền tảng cộng hòa và Hồi giáo của Iran được bảo vệ vững chắc bằng hiến pháp nhưng “có những phương pháp thực thi hiến pháp một cách linh hoạt”.

Hồi tháng 9, đảng Liên minh Nhân dân Iran Hồi giáo - đảng cải lương chính tại quốc gia này, kêu gọi bãi bỏ luật về hijab. Hôm 3/12, đảng này cũng kêu gọi nước cộng hòa Hồi giáo công khai dẹp bỏ lực lượng cảnh sát đạo đức và “cho phép biểu tình ôn hòa”.

Tuy nhiên, một số người Iran trên mạng xã hội bày tỏ sự hoài nghi trước thông tin về giải thể cảnh sát đạo đức. Một số vị trong số đó e ngại vai trò của cảnh sát đạo đức sẽ được một đơn vị khác đảm nhận.

Thực tế, cũng không có xác nhận nào khác về hoạt động của cảnh sát đạo đức đã bị chấm dứt. Tổng Công tố Montazeri cũng không nói rõ cảnh sát đạo đức có bị xóa bỏ vô thời hạn hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một thành viên của Vệ binh cách mạng Iran bị ám sát trên đường đi làm
Một thành viên của Vệ binh cách mạng Iran bị ám sát trên đường đi làm

VOV.VN - Reza Dastani - một thành viên của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vừa bị ám sát tại Isfahan (Iran) vào hôm 28/11.

Một thành viên của Vệ binh cách mạng Iran bị ám sát trên đường đi làm

Một thành viên của Vệ binh cách mạng Iran bị ám sát trên đường đi làm

VOV.VN - Reza Dastani - một thành viên của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vừa bị ám sát tại Isfahan (Iran) vào hôm 28/11.

Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút
Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút

VOV.VN - Các cơ quan truyền thông Iran có mối liên hệ với Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo đang đe dọa tiến hành tấn công Israel bằng tên lửa siêu thanh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa 2 nước đối địch này.

Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút

Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút

VOV.VN - Các cơ quan truyền thông Iran có mối liên hệ với Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo đang đe dọa tiến hành tấn công Israel bằng tên lửa siêu thanh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa 2 nước đối địch này.

Xung đột Nga - Ukraine tác động mạnh vào tam giác Iran - Israel - Azerbaijan
Xung đột Nga - Ukraine tác động mạnh vào tam giác Iran - Israel - Azerbaijan

VOV.VN - Iran đã tận dụng xung đột giữa Nga và Ukraine để xoay chuyển tình thế liên quan đến Israel và tạo ra thách thức lớn đối với Azerbaijan.

Xung đột Nga - Ukraine tác động mạnh vào tam giác Iran - Israel - Azerbaijan

Xung đột Nga - Ukraine tác động mạnh vào tam giác Iran - Israel - Azerbaijan

VOV.VN - Iran đã tận dụng xung đột giữa Nga và Ukraine để xoay chuyển tình thế liên quan đến Israel và tạo ra thách thức lớn đối với Azerbaijan.

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?
Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

VOV.VN - Có bằng chứng cho thấy các chân rết của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan” (IS-K) bắt đầu lan rộng trên khắp Tây Á, Trung Á và Nam Á. IS-K vừa giống vừa khác Taliban.

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

Khủng bố Hồi giáo IS-K nguy hiểm thế nào, khác và giống Taliban ra sao?

VOV.VN - Có bằng chứng cho thấy các chân rết của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan” (IS-K) bắt đầu lan rộng trên khắp Tây Á, Trung Á và Nam Á. IS-K vừa giống vừa khác Taliban.

Niềm vui sướng tột độ của phụ nữ Saudi Arabia được chính thức lái ô tô
Niềm vui sướng tột độ của phụ nữ Saudi Arabia được chính thức lái ô tô

VOV.VN - Từ ngày 24/6, phụ nữ Saudi Arabia được lái xe ô tô một cách hoàn toàn hợp pháp. Họ rất vui sướng trước bước ngoặt lịch sử này.

Niềm vui sướng tột độ của phụ nữ Saudi Arabia được chính thức lái ô tô

Niềm vui sướng tột độ của phụ nữ Saudi Arabia được chính thức lái ô tô

VOV.VN - Từ ngày 24/6, phụ nữ Saudi Arabia được lái xe ô tô một cách hoàn toàn hợp pháp. Họ rất vui sướng trước bước ngoặt lịch sử này.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?