Làn sóng nữ sát thủ đánh bom liều chết ở Nga

VOV.VN - Chiến thuật sử dụng phụ nữ đánh bom tự sát trong các vụ khủng bố là một hiểm họa khó trị đối với nước Nga.

Các điều tra viên cho hay, hôm 21/10, một phụ nữ 31 tuổi đến từ Cộng hòa Dagestan của Liên bang Nga đã gây nổ quả bom mang bên mình bên trong 1 chiếc xe bus ở thành phố Volgograd, chỉ giây lát sau khi cô ta bước lên chiếc xe này. Hậu quả, có 6 người thiệt mạng.

Vụ đánh bom nói trên do nữ chiến binh có tên Naida Asiyalova gây ra, một lần nữa cho thấy “hiệu quả” chết người của những kẻ đánh bom tự sát là nữ giới – những kẻ đã tiến hành cả thảy 20 vụ tấn công, cướp đi sinh mạng của ít nhất 780 người trong toàn nước Nga kể từ tháng 6/2000, với mức độ tử vong trung bình là  60 người/năm. 

Asiyalova, nữ đánh bom tự sát trên xe bus ở Volgograd vào ngày 21/10/2013 (ảnh: news.com.au)

Thậm chí nếu không tính các ca tử vong trong 2 cuộc tấn công đẫm máu quy mô lớn với sự tham gia của các nữ chiến binh quấn bom trong vụ khủng hoảng con tin ở Nhà hát Dubrovka (2002) và vụ khống chế trường học ở Beslan (2004) thì các vụ tấn công tự sát do nữ giới tiến hành ở Nga đã giết chết hơn 24 người/năm hay gần 18 người/vụ. Nếu loại bỏ khoảng thời gian “yên ả” 6 năm giữa các vụ tấn công như thế này thì con số tử vong tăng lên mức trên 44 người/năm hoặc thậm chí hơn 110 người tính cả vụ Dubrovka và Beslan.

Đa phần các phân tích của cả Nga và phương Tây về các vụ khủng bố này đều giải thích hiện tượng phụ nữ tham gia đội ngũ sát thủ là do các chấn thương tâm lý mà các cá nhân phụ nữ phải hứng chịu sau các xung đột tàn bạo. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có khả năng những tên khủng bố này chỉ là “đỉnh của tảng băng trôi” trong mạng lưới khủng bố được tổ chức chặt chẽ.

Đối diện với làn sóng tấn công chết người kiểu này, giới chức Nga hoặc là “bó tay” hoặc là thu được “thắng lợi tạm thời”. Thực tế này làm gia tăng các mối quan ngại xen lẫn hy vọng trong bối cảnh nước Nga chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông ở thành phố Sochi, nằm cách khu vực bất ổn Bắc Kavkaz chỉ có vài trăm kilomet.

Một câu hỏi lớn mà Moscow đang phải tìm cách trả lời là khi sự kiện Sochi đến gần, các cơ quan an ninh của Nga đã sẵn sàng đến mức nào trong việc nhận diện và vô hiệu hóa các mạng lưới tổ chức khủng bố như vậy?

Làn sóng ‘góa phụ đen’ đầu tiên ở Chechnya

Những vụ phụ nữ tấn công liều chết (truyền thông quốc tế gọi họ là các góa phụ đen) xảy ra đầu tiên ở Chechnya (thuộc Nga) ngay sau khi quân đội Nga thực hiện chiến dịch thứ 2 nhằm “nhổ cỏ” phong trào ly khai ở nước cộng hòa này vào năm 1999. 

Nữ phần tử đánh bom liều chết tại ga tàu điện ngầm Lubyanka ở Moscow năm 2010 (ảnh: RIA)

Giai đoạn đầu, các cuộc tấn công khủng bố mang tính thế tục. Dần dần phong trào ly khai Chechnya mang khuynh hướng tôn giáo với sự xâm nhập của các chiến binh Hồi giáo, nhiều người trong số đó là chiến binh Arab vận dụng các sách lược đáng sợ kiểu như đánh bom liều chết.

Sau vụ bao vây trường học Beslan khiến 331 người chết (đa phần là trẻ em), giới chức an ninh Nga tập trung lực lượng tình báo và quân sự để “thanh lọc” các chiến binh Arab và phần tử Hồi giáo cực đoan trong hàng ngũ phiến quân Chechnya. Sau nhiều tháng chiến dịch, đa số các phần tử này đã bị tiêu diệt hoặc buộc phải rời bỏ khu vực Chechnya.

Kể từ đó, không còn “chị em” nào tham gia đánh bom tự sát ở Chechnya nữa. Điều này cũng đồng thời diễn ra trên toàn lãnh thổ Nga trong 6 năm tiếp theo.

Thực tế này cho thấy chiến dịch mạnh tay của chính phủ Nga có thể đã quét sạch nhiều “chuyên gia” đứng đằng sau các vụ tấn công liều chết, nhất là khi không có mấy lý do để người ta tin rằng nguồn gốc làm phát sinh các cuộc nổi loạn đã thực sự biến mất.

Không dám lên máy bay

Tuy nhiên bóng ma đánh bom tự sát đã xuất hiện trở lại ở Nga từ năm 2010. Lần này tất cả những kẻ tấn công (bao gồm cả trường hợp Asiyalova nói trên) đều đến từ Dagestan.

Dựa trên các cuộc điều tra, người ta nhận định cả kỹ năng và kiến thức dùng để thực hiện tấn công tự sát đều đã dịch chuyển sang Dagestan. 

Đặc nhiệm bơm 1 thứ khí gây mê bí mật vào Nhà hát Dubrovka để khống chế bọn khủng bố. Tuy họ tiêu diệt được 41 tên khủng bố, nhưng vẫn có tới 160 con tin thiệt mạng  (ảnh: rferl.org)

Một vấn đề nghiêm trọng là có nhiều dấu hiệu cho thấy những phụ nữ tự sát này không hành động đơn lẻ. Các cuộc tấn công của họ đều có hiệu ứng cao về mặt tuyên truyền và tựa như đều nằm trong một kế hoạch tổng thể lớn hơn.

Cụ thể, chiến thuật dùng phụ nữ để đánh bom liều chết đã thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông, còn nỗi khiếp sợ do các vụ đánh bom gây ra đôi lúc mạnh đến mức khiến một bộ phận du khách Nga không dám lên máy bay cùng với những phụ nữ trông giống những người Hồi giáo ngoan đạo.

Không những vậy, các vụ đánh bom này thường trùng hợp với nhau về mặt thời gian và có sự dính líu của các nhóm người hoặc nhiều nhóm tòng phạm – nghĩa là có sự phối hợp một cách hệ thống từ bên ngoài. Những trường hợp tiêu biểu là các vụ đánh bom đồng loạt hai phi cơ vào ngày 24/8/2004 và hai ga tàu điện ngầm ở Moscow vào năm 2010.

Một số vụ đánh bom gây “tiếng vang” khác cũng chỉ ra rằng nhiều khi những phụ nữ này không hoàn toàn có quyền kiểm soát hành động của chính mình. Chẳng hạn, báo chí đưa tin ở Beslan trùm khủng bố Ruslan Khuchbarov đã cho nổ tan xác 1 trong 2 nữ tòng phạm của mình ngay trong ngôi trường bị khống chế khi cô này phản đối việc bắt giữ hàng trăm trẻ em làm con tin.

Một tháng trước đó, hồi tháng 8/2004, một phụ nữ đánh bom tự sát đã cho nổ bom bên trong ga tàu điện ngầm Rizhskaya ở Moscow, khiến 10 người chết, bao gồm cả chiến binh Nikolai Kipkeyev đã đeo bám cô này. Trong vụ này, giới thực thi pháp luật Nga lưu truyền 1 giả thuyết cho rằng chiếc thắt lưng gắn thuốc nổ của nữ sát thủ là do 1 kẻ tòng phạm thứ 3 kích hoạt.

Không có ai trong số 19 nữ chiến binh tham gia vụ khủng bố nhà hát Dubrovka làm nổ bom gắn vào cơ thể họ, mặc dù một số con tin sống sót kể rằng họ thấy một vài nữ chiến binh hì hục tìm cách kích hoạt bom.

Khi mà bạo lực và bất mãn ở vùng Bắc Kavkaz vẫn cứ tiếp tục “sôi” thì trong tương lai, những kẻ chủ mưu khủng bố tiếp tục có sẵn một dàn phụ nữ để tuyển dụng. 

Binh lính Nga tham gia giải cứu con tin tại trường học Beslan năm 2004 (ảnh: Getty Images)

Đa số những nữ phần tử khủng bố đều là vợ không cưới của các chiến binh và thường ít có cơ may tái hòa nhập vào xã hội, đặc biệt là sau khi chồng của họ đã bị an ninh Nga tiêu diệt.

Khi mất chồng, nếu trở về gia đình, họ có thể chỉ đem lại tai ương cho người thân khi bản thân họ đã thành mục tiêu theo dõi của lực lượng an ninh. Không còn mấy lựa chọn, một bộ phận trong số họ đã lựa chọn hy sinh thân mình vì “sự nghiệp” ly khai.

Chính phủ Nga vẫn chậm chân?

Nếu điều này là đúng thì các quan chức Nga cần tập trung tiễu trừ các phần tử đóng vai trò chủ chốt trong việc đạo diễn các vụ tấn công liều chết như 1 công cụ khủng bố ở vùng Bắc Kavkaz.

Tuy nhiên, các chiến lược chống khủng bố của chính phủ thường là không công khai nên rất khó biết họ đang thực hiện những nỗ lực nào nhằm đạt được mục đích. Các đòn đánh mạnh tay hơn hiện mang lại những thành công ở các mức độ khác nhau.

Trong nhiều năm qua, nhiều chiến thuật mà nhà nước áp dụng tập trung vào các biện pháp trừng phạt gia đình kẻ phạm tội, như phá bỏ nhà cửa hay tước bỏ quyền của họ được đưa thi thể phiến quân về mai táng.

Tương tự, mới đây Tổng thống Vladimir Putin đã trình lên Duma Quốc gia dự luật buộc thân nhân các tên khủng bố phải chi trả cho các thiệt hại do các cuộc tấn công khủng bố gây ra.

Tuy nhiên trong trường hợp nữ khủng bố liều chết, có nhiều báo cáo cho biết những kẻ phạm tội đã cắt đứt liên hệ với gia đình trước khi thực thi “sứ mệnh”, khiến cho các biện pháp nói trên ít tác dụng hoặc chỉ rước thêm sự bất mãn nếu được đem ra thực thi. 

Lãnh đạo “cứng rắn” người Chechnya, ông Kadyrov  (ảnh: RIA)

Ở Chechnya, điện Kremlin thành công trong việc dập tắt các vụ đánh bom liều chết, một phần là vì họ đã bổ nhiệm Ramzan Kadyrov, 1 nhân vật tin cậy và hết sức cứng rắn mà nhiều người khiếp sợ, vào vị trí đứng đầu nước cộng hòa này. Kadyrov đã trấn áp không thương tiếc các tâm lý ly khai và thánh chiến.

Nhưng trường hợp Dagestan thì khó “nhằn” hơn.

Không như Chechnya, nước cộng hòa Dagestan không thuần khiết về sắc tộc cũng như không bị tàn phá bởi các năm tháng chiến tranh. Các mạng lưới bộ tộc phức tạp ở xứ này, thường dựa trên sắc tộc, đã dẫn tới 1 mô hình đặc trưng tạo sự cân bằng và kiềm chế lẫn nhau giữa các nhóm. Hệ quả là, Kremlin không thể trao quyền lực gần như tuyệt đối vào 1 cá nhân lãnh đạo (như đã làm với Kadyov ở Chechnya), vì điều này sẽ dẫn tới tình trạng bất mãn trên diện rộng và làm hình thành các phe nhóm chống đối trong bộ phận dân cư bị gạt sang bên lề.

Tệ hại hơn, các nhóm chiến binh Dagestan, với mục tiêu hoạt động rất đa dạng, từ trả thù cá nhân cho đến bảo kê hay chủ nghĩa Hồi giáo chính trị, thường đóng vai trò nhất định trong trong các cuộc đấu quyền lực ngấm ngầm tại nước này. Nhiều nhân vật chóp bu hợp tác với các băng đảng khi điều này phục vụ mục đích của họ.

Do cấu trúc quyền lực rất phức tạp như thế, các nhà chức trách Liên bang Nga gặp 1 thách thức lớn trong việc phá bỏ bộ máy tổ chức đứng đằng sau “đặc sản” đánh bom tự sát của vùng Dagestan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dagestan: Nữ đánh bom liều chết, 5 cảnh sát thiệt mạng
Dagestan: Nữ đánh bom liều chết, 5 cảnh sát thiệt mạng

Các nhà điều tra nghi ngờ nữ sát thủ có thể là vợ góa của lãnh đạo nhóm chiến binh đã thiệt mạng trong một hoạt động chống khủng bố gần đây

Dagestan: Nữ đánh bom liều chết, 5 cảnh sát thiệt mạng

Dagestan: Nữ đánh bom liều chết, 5 cảnh sát thiệt mạng

Các nhà điều tra nghi ngờ nữ sát thủ có thể là vợ góa của lãnh đạo nhóm chiến binh đã thiệt mạng trong một hoạt động chống khủng bố gần đây

Đánh bom liều chết ở  Chechnya, 8 người thiệt mạng
Đánh bom liều chết ở Chechnya, 8 người thiệt mạng

Vụ đánh bom xảy ra trong lễ ăn mừng kết thúc tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.

Đánh bom liều chết ở  Chechnya, 8 người thiệt mạng

Đánh bom liều chết ở Chechnya, 8 người thiệt mạng

Vụ đánh bom xảy ra trong lễ ăn mừng kết thúc tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.

Nga tiếp tục truy tìm nhóm phiến quân tại Chechnya
Nga tiếp tục truy tìm nhóm phiến quân tại Chechnya

Lực lượng an ninh Chechnya phát hiện căn cứ của nhóm phiến binh và siết chặt vòng vây, tuy nhiên nhóm phiến binh chống trả quyết liệt.

Nga tiếp tục truy tìm nhóm phiến quân tại Chechnya

Nga tiếp tục truy tìm nhóm phiến quân tại Chechnya

Lực lượng an ninh Chechnya phát hiện căn cứ của nhóm phiến binh và siết chặt vòng vây, tuy nhiên nhóm phiến binh chống trả quyết liệt.

Nga đập tan âm mưu ám sát Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov
Nga đập tan âm mưu ám sát Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov

Lực lượng an ninh đã bắn chết lái xe một chiếc xe container đang di chuyển về phía một công trường xây dựng tại thủ phủ Grozny.

Nga đập tan âm mưu ám sát Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov

Nga đập tan âm mưu ám sát Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov

Lực lượng an ninh đã bắn chết lái xe một chiếc xe container đang di chuyển về phía một công trường xây dựng tại thủ phủ Grozny.

Đánh bom tự sát tại Dagestan, 3 cảnh sát thiệt mạng
Đánh bom tự sát tại Dagestan, 3 cảnh sát thiệt mạng

(VOV) - Vụ nổ xảy ra tại một trạm kiểm soát cửa ngõ vào thủ phủ Dagestan.

Đánh bom tự sát tại Dagestan, 3 cảnh sát thiệt mạng

Đánh bom tự sát tại Dagestan, 3 cảnh sát thiệt mạng

(VOV) - Vụ nổ xảy ra tại một trạm kiểm soát cửa ngõ vào thủ phủ Dagestan.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị
Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.